Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới kĩ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên
Sự hình thành và phát triển KN giải quyết THCVĐ trong hoạt động học tập của SV bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và có thể kể đến một số yếu tố sau đây.
2.5.1. Nhóm các yếu tố chủ quan
Yếu tố chủ quan là những yếu tố thuộc về đặc điểm cá nhân của SV, có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với KN giải quyết THCVĐ trong hoạt động học tập của SV, có thể kể đến một số yếu tố cơ bản sau:
2.5.1.1.Vốn tri thức, kinh nghiệm của sinh viên: để hình thành KN chủ thể cần có những tri thức, kinh nghiệm về KN đó. Nếu chủ thể thực hiện thành thạo hành vi nào đó mà không hiểu, không giải được vì sao mình làm việc đó thì chỉ là thói quen hoặc kĩ xảo. Bên cạnh đó, một tình huống trở lên có vấn đề, có mâu thuẫn khi chủ thể ý thức rõ ràng những kiến thức, KN, kỹ xảo nào đã có trong kinh nghiệm dù không đủ để giải quyết sự mâu thuẫn nhưng là cơ sở để SV có thể tìm tòi và thực hiện các phương án giải quyết THCVĐ. Vì vốn kiến thức bao gồm kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực, ngành nghề mình đã chọn, hiểu biết của sinh viên về những yêu cầu về phương pháp, thái độ, động cơ học tập cũng như những hiểu biết về các THCVĐ phổ biến nảy sinh trong học tập, quy trình giải quyết THCVĐ là điều kiện hết sức cần thiết làm nền tảng để hình thành và phát triển KN giải quyết THCVĐ [123, tr50], [131].
2.5.1.2.Thái độ học tập học tập: Với KN nói chung, thái độ là mặt bên trong quyết định chất lượng của KN. Một hành động dù làm thành thạo, đạt hiệu quả cao nhưng làm không có biểu cảm chỉ dập khuôn máy móc không có sự biểu cảm thì mới chỉ dừng lại ở mức độ kĩ xảo [136]. Đặc biệt với KN giải quyết THCVĐ, yếu tố này rất quan trọng bởi khi THCVĐ xuất hiện nếu chủ thể không có niềm tin, hứng thú giải quyết thì không thể hình thành KN giải quyết THCVĐ. Hơn nữa, sau khi giải quyết THCVĐ nếu SV không có sự biểu cảm chắc chắn họ sẽ không rút kinh nghiệm cho bản thân từ đó quá trình giải quyết THCVĐ không thể trở thành kĩ năng. Bên cạnh đó, học tập ở bậc đại học là học tập để trở thành một chuyên gia trong tương lai, do đó còn liên quan đến thái độ với nghề nghiệp mà SV đã chọn. Khi SV được cần tiếp cận với nhiều tri thức chuyên ngành trong quá trình học tập. Và khi có nhiều kiến thức, KN, kỹ xảo nghề nghiệp, SV sẽ hiểu rõ yêu cầu của hoạt động học tập nên quá trình giải quyết THCVĐ sẽ thuận lợi hơn [96.tr 89], [10, tr97].
Thái độ học tập còn được thể hiện ra bên ngoài bằng sự ý chí và chú ý khi tham gia hoạt động học tập. Trong đó ý chí được hiểu là năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải nỗ lực khắc phục khó khăn. Trong các THCVĐ luôn chứa đựng một vấn đề mâu thuẫn hoặc khó khăn nhận thức mà đòi hỏi SV phải có ý chí để vượt qua. Bên cạnh đó, để hình thành KN nói chung và KN giải quyết THCVĐ nói riêng, người SV phải tham gia rèn luyện, luyện tập nên phải có sự tham gia của ý chí. Như vậy, KN giải quyết THCVĐ chỉ xuất hiện trên nền
của sự chú ý đó chính là cơ sở để phân loại giữa hành động giải quyết THCVĐ mang tính KN và hành động giải quyết THCVĐ mang tính kĩ xảo do bắt chước hoặc lặp lại.
2.5.1.3.Khí chất của sinh viên: Khí chất là thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ, nhịp độ, tốc độ của hoạt động tâm lý thể hiện sắc thái hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân. KN giải quyết THCVĐ trong hoạt động học tập trước hết phải là một hành vi được luyện tập đến mức độ đúng đắn, thuần thục và linh hoạt do đó để hình thành kỹ năng này phụ thuộc vào khí chất của từng người.
2.5.1.4.Khả năng tư duy: THCVĐ là TH chứa đựng mâu thuẫn trong nhận thức của SV và thường được diễn đạt bằng những câu hỏi, bài toán hay nhiệm vụ nhưng chủ thể chưa biết giải quyết, chưa đủ phương tiện để giải quyết nên còn gặp khó khăn, trở ngại [15, tr14], [104, tr20-31], [40,tr 26], [98, tr 32]. Khi thực hiện nhiệm vụ, bài toán đó yêu cầu SV phải sử dụng rất nhiều các thao tác của tư duy như phân tích, khái quát, trừu tượng, phân tích, tổng hợp…để nhận biết nội dung của nhiệm vụ. Vì vậy SV nào có khả năng tư duy tốt quá trình giải quyết THCVĐ sẽ diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn
2.5.1.5.Động cơ, mục đích học tập: Động cơ là cái thúc đẩy con người hoạt động để đạt tới mục đích của hoạt động[98;tr39]. Nói cách khác, để thực hiện hoạt động học tập đạt kết quả cao, sinh viên cần xác định động cơ và mục tiêu học tập đúng đắn. KN giải quyết THCVĐ trong hoạt động học tập trước hết là một hoạt động học tập, một KN học tập nên mức độ thực hiện KN này đều bị ảnh hưởng bởi động cơ và mục đích học tập của sinh viên. Động cơ học tập của sinh viên được xem xét ở hai khía cạnh:
- Khía cạnh nội dung của động cơ là cái mà chủ thể muốn vươn tới, muốn đạt được. Trong hoạt động học tập, nội dung của động cơ học tập có thể là tài liệu chuyên môn cần đọc, số lượng tri thức cần tích lũy để trở thành chuyên gia giỏi trong lĩnh vực nghề nghiệp đang theo học, số lượng năng lực cần tích lũy để dễ dàng xin được việc sau khi ra trường…
- Khía cạnh lực của động cơ phản ánh độ mạnh của hoạt động học tập khi chiếm lĩnh đối tượng. Như vậy, khi xem xét động cơ học tập của sinh viên không chỉ quan tâm đối tượng nào khiến sinh viên thực hiện hoạt động học tập mà còn quan tâm thời gian tồn tại trong khoảng thời gian ngắn hay trong suốt những năm
học, mức độ thúc đẩy mạnh mẽ, cầm chừng hay nửa vời, yếu ớt.
Động cơ học tập của sinh viên có thể xuất hiện hai loại động cơ, động cơ trong và động cơ ngoài hay có tác giả gọi là động cơ hoàn thiện tri thức và động cơ xã hội. Động cơ trong là động cơ xuất phát từ chính mục đích học tập, từ việc tiếp thu kiến thức tạo ra. Đối tượng chiếm lĩnh của động cơ trong là bản thân tri thức và phương pháp giành tri thức đó. Động cơ này được hình thành và tăng cường chính trong quá trình tiếp thu tri thức, trong quá trình học tập [80, tr 70]. Biểu hiện của động cơ hoàn thiện tri thức ở người học là lòng khao khát mở rộng tri thức, mong muốn có nhiều hiểu biết, say mê với bản thân quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập….hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ này thường không chứa đựng xung đột bên trong. Thực tế, khi chiếm lĩnh đối tượng chủ thể khó tránh khỏi những khó khăn đòi hỏi phải có sự tích cực, nỗ lực tuy nhiên sự khó khăn đó xuất phát từ bên ngoài chứ không phải trong chủ thể. Vì vậy chủ thể của hoạt động học tập được thúc đẩy bởi loại động cơ này thường không có căng thẳng tâm lý. [39,tr 68].
Bên cạnh động cơ bên trong, hoạt động học còn do động cơ bên ngoài thúc đẩy, quy định. Động cơ bên ngoài cũng có vai trò tạo ra tính tích cực của người học nhưng đối tượng lôi cuốn là một cái khác những cái mà chỉ có thể đạt được trong điều kiện người học chiếm lĩnh đối tượng là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Những động cơ bên ngoài thường thấy như tránh sự trừng phạt, thi đua, áp lực, hài lòng của bố mẹ, khâm phục của bạn bè…..Đây chính là mối quan hệ xã hội của người học và chúng trở thành đối tượng của hoạt động học tập do đó người ta gọi loại động cơ này là động cơ xã hội. Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ quan hệ xã hội thường có những lực chống đối nhau (như kết quả học tập không đáp ứng mong đợi về vị thế của cá nhân trong xã hội sau này), vì thế đôi khi nó gắn liền với sự căng thẳng tâm lý, đòi hỏi sự đấu tranh từ phía chủ thể. [39, tr 69]. Thông thường cả hai hình thức này của động cơ học tập cùng được hình thành ở người học và tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh thì động cơ nào được hình thành mạnh mẽ hơn, chúng nổi lên hàng đầu, chiếm ưu thế.
2.5.2. Nhóm các yếu tố khách quan
KN giải quyết THCVĐ trong hoạt động học tập của sinh viên không diễn ra một cách độc lập mà luôn nằm trong mối quan hệ giữa nội dung, phương tiện học tập, phương pháp giảng dạy của giáo viên. Do đó có thể đưa ra một số yếu tố khách quan có
thể tác động đến KN này như sau:
2.5.2.1.Nội dung môn học: Nội dung môn học quy định một hệ thống những tri thức, KN, kỹ xảo có liên quan đến ngành, nghề nhất định mà SV phải nắm vững trong suốt quá trình đào tạo, do đó mỗi môn học sẽ có những yêu cầu riêng, có những THCVĐ riêng.
2.5.2.2.Phương pháp giảng dạy của giảng viên: Phương pháp giảng dạy được giảng viên nếu chỉ tập trung vào sự truyền thụ nên chủ yếu sử dụng các phương pháp lấy người dạy làm trung tâm, giảng viên là người đưa ra thông tin, lời giải hoàn thiện, thậm chí là con đường đi đến lời giải. Ngược lại, những giảng viên tập trung vào phương pháp dạy học tích cực dựa trên quan điểm lấy người học làm trung tâm giảng viên sẽ đưa ra các yêu cầu, nhiệm vụ học tập nhằm giúp SV tự phát hiện tri thức bằng cách đặt họ vào những tình huống có chứa đựng sự mâu thuẫn giữa những gì đã biết và chưa biết buộc người học phải, thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, xác định vấn đề cũng như tìm ra những giải pháp để tìm ra lời giải và sau khi sự mâu thuẫn đó được giải quyết người học sẽ có được kiến thức, KN, kỹ xảo mới.
2.5.2.3.Bầu không khí tâm lý: Bầu không khí tâm lý được hiểu là trạng thái tâm lý chính trong tập thể, là kết quả của sự tương tác giữa các thành viên trong tập thể đó.
Bầu không khí trong lớp học bao gồm mối quan hệ giữa SV và giảng viên, SV và bạn học được biểu lộ ra bên ngoài bằng sự chấp nhận, tôn trọng, đoàn kết…Nếu SV sống trong một bầu không khí học tập thuận lợi thì SV tin tưởng, có niềm tin mình có đủ khả năng để giải quyết mâu thuẫn chứa đựng trong THCVĐ từ đó sẽ hứng thú và tích cực tham gia vào quá trình giải quyết THCVĐ .
Tiểu kết chương 2
KN giải quyết THCVĐ trong hoạt động học tập của SV là sự vận dụng những tri thức, kinh nghiệm của sinh viên để nhận diện, phân tích THCVĐ, đề xuất, sắp xếp và lựa chọn phương án tối ưu giải quyết THCVĐ nảy sinh trong hoạt động học tập của sinh viên.
KN giải quyết THCVĐ trong hoạt động học tập của SV được biểu hiện qua các KN thành phần gồm: kỹ năng nhận diện tình huống có vấn đề, kỹ năng phân tích tình huống có vấn, kỹ năng đề xuất và sắp xếp các phương án giải quyết các tình huống có vấn đề, kỹ năng lựa chọn phương án tối ưu và giải quyết tình huống có vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên.
KN giải quyết THCVĐ trong hoạt động học tập của SV được đánh giá dựa trên 3 tiêu chí: tính chính xác, tính thuần thục, tính linh hoạt. Từ đó KN giải quyết tình huống có vấn đề được chia làm 5 mức độ: Yếu, Kém, Trung Bình, Khá, Tốt
KN giải quyết THCVĐ trong hoạt động học tập của SV chịu ảnh hưởng phức hợp bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó có thể kể đến những yếu tố quan trọng như vốn trí thức, kinh nghiệm của sinh viên về hoạt động học tập, THCVĐ, quy trình giải quyết THCVĐ, khả năng tư duy, thái độ học tập, động cơ, mục đích học tập, khí chất của sinh viên, phương pháp giảng dạy của giáo viên và nội dung các môn học sinh viên, bầu không khí lớp học đang tham gia.