Phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu “ phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại xây dựng và dịch vụ GREEN HOUSE giai đoạn 2012 2014 (Trang 29 - 34)

BAN GIÁM ĐỐCBAN GIÁM ĐỐC

2.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh

Bảng 4: Các chỉ tiêu về hoạt động của công ty qua 3 năm 2012-2014 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh(+/-)

2013/2012 2014/2013 1, Doanh thu thuần

(1000đ)

1.680,413 5.510,073 5.782,236 3.829,660 272,163 2, Giá vốn hàng bán

(1000đ)

1.287,057 4.493,728 4.837,168 3.206,671 343,440 3, Các khoản phải thu

ngắn hạn (1000đ) 157,957 357,769 567,265 199,812 209,496 4, Hàng tồn kho

(1000đ)

943,376 1.524,483 1.108,892 581,107 -415,591 5, TSCĐ (1000đ) 245,998 431,805 333,614 185,807 -98,191 6, Vốn chủ sở hữu

(1000đ)

1.406,648 1.603,324 1.865,259 196.676 261,935 7, Vốn lưu động

(1000đ) 2.323,357 2.814,554 2.936,437 491,197 121,883 8, Vòng quay khoản

phải thu (vòng) 10,64 15,40 10,19 4,76 -5,21

9, Vòng quay hàng tồn

kho (lần) 1,36 2,94 4,36 1,58 1,42

10, Kỳ thu tiền bình

quân (ngày) 33,83 23,37 35,31 -10,46 11,94

11, Hiệu suất sử dụng TSCĐ (lần)

6,83 12,76 17,33 5,93 4,57

12, Hiệu suất sử dụng

VCSH (lần) 1,19 3,43 3,09 2,24 -0,34

13, Vòng quay vốn lưu

động (vòng) 0,72 1,95 1,96 1,23 0,01

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Xem xét về vòng quay khoản phải thu của công ty cổ phần thương mại xây dựng và dịch vụ Green House qua bảng 4 ta thấy:

Vòng quay các khoản phải thu trong năm 2012 là 10,64 vòng, có nghĩa là tốc độ chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu trong năm là 10,64 vòng. Con số này trong năm 2013 là 15,40 vòng tăng 4,76 vòng so với năm 2012. Năm 2014 đạt 10,19 vòng tương đương giảm 5,21 vòng so với năm 2013. Nhìn chung con số này biến động không theo chu kỳ nhưng như vậy là đã phản ánh được khả năng thu nợ của công ty trong năm đạt được kết quả khá là khả quan.

Vòng quay hàng tồn kho có sự tăng lên qua các năm cụ thể năm 2012 là 1,36 lần, năm 2013 là 2,94 lần tăng 1,58 lần so với năm 2012; năm 2014 là 4,36 lần tăng 1,42 lần so với năm 2013. Hệ số này càng lớn chứng tỏ công ty đang bán hàng rất tốt và hiệu quả kinh doanh của công ty càng cao. Qua phân tích cho thấy vòng quay hàng tồn kho giữ ở mức cao một phần do giá vốn hàng bán tăng qua các năm mà do nguyên nhân sâu xa là do giá nguyên liệu tăng cao. Như vậy công ty cần tìm kiếm những nhà cung cấp rẻ hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng.

Kỳ thu tiền bình quân thay đổi không đều qua các năm. Qua bảng 4 ta thấy kỳ thu tiền bình quân của công ty năm 2012 là 33,83 ngày, năm 2013 giảm xuống còn 23 ngày nhưng năm 2014 lại tăng lên 35 ngày. Thời gian kỳ thu tiền bình quân năm sau càng lớn cho thấy doanh nghiệp tăng ngày càng nhiều vốn phải thu bị tồn đọng không mang lại lợi nhuận. Qua đó ta thấy công ty cần có những chính sách thu nợ hợp lý hơn.

Vòng quay vốn lưu động tăng rất nhanh từ năm 2012 đến năm 2013. Năm 2012 đạt 0,72 vòng đến năm 2013 tăng lên đến 1,95 vòng. Do doanh thu thuần tăng mạnh vào năm 2013 trong khi đó tổng tài sản lại tăng nhẹ. Điều này cho thấy trong năm 2013 công ty đã sử dụng hợp lý tổng tài sản. Đến năm 2014 thì vòng quay vốn lưu động tiếp tục tăng nhẹ đạt 1,96 vòng. Qua đó công ty cần có những biện pháp để huy động sử dụng tối đa nguồn lực tài sản của công ty để hiệu quả hơn, tránh tình trạng gây ra lãng phí không đáng có xảy ra, làm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty.

Qua phân tích số liệu trên ta thấy công ty trong thời gian qua hoạt động khá tốt, hầu như các chỉ số tăng dần trong năm 2013 và có xu hướng giảm nhẹ vào năm 2014. Vậy nên công ty cần kiểm tra xem xét lại các kế hoạch kinh doanh để từ đó tìm ra những tồn tại , hạn chế và tìm giải pháp khắc phục nó đồng thời phát huy các điểm mạnh, lợi thế của công ty.

2.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng lao động của công ty

Bảng 5: Hiệu quả sử dụng lao động của công ty qua 3 năm 2012-2014

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

2013/2012 2014/2013

1.Tổng doanh thu

1000đ 1.680,413 5.510,073 5.782,236 227,88 4.94

2.Tổng lợi nhuận

1000đ -51,385 196,675 161,935 482,7 -17,7

3.Tổng lao động

Người 70 68 65 -2,86 -4,41

4.Doanh thu/

lao động

1000đ 24,006 81,030 88,957 237,54 9,78

5.Lợi nhuận/

lao động

1000đ -7,34 2,892 2,491 - -13,86

6. Tỉ trọng tiền lương/ tổng chi phí

% 26,07 13,60 12,53 -12,47 -1,07

(Nguồn số liệu: Tính toán số liệu thống kê)) Nhìn vào bảng 5 ta thấy được hiệu quả sử dụng lao động của công ty. Tổng số ngời lao động của công ty giảm dần qua các năm, điều này cho thấy quy mô của công ty càng ngày càng thu hẹp. Doanh thu trên một lao động tăng dần qua các năm cụ thể, năm 2012 đạt 24,006 nghìn đồng thì sang năm 2013 tiếp tục tăng lên 81,03 nghìn đồng tương đương tăng 237,54% so với năm 2102. Năm 2014 một người lao động tạo ra 88,957 nghìn đồng tăng 9,87% so với năm 2013. Ta thấy doanh thu trên lao động tăng dần qua các năm nhưng lợi nhuận tạo ra trên một lao động lại biến động không đều. Năm 2013 lợi nhuận tạo ra từ 1 lao động tăng nhưng đến năm 2014 lại giảm, điều này cho thấy công ty đang sử dụng nguồn lực lao động chưa đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó chi phí tiền lương của lao động có xu hướng giảm dần qua các năm so với tổng chi phí. Năm 2012 tỉ trọng tiền lương so với tổng chi phí chiếm 26,07%, năm 2013 giảm xuống còn 13,6% tương đương giảm 12,47% so với năm 2012 và năm 2014 tiếp tục giảm xuống còn 12,53% tức giảm 1,07% so với năm 2013.

2.2.2.3 Các kênh tiêu thụ phân phối sản phẩm của công ty

Bảng 6: Cơ cấu khách hàng của công ty giai đoạn 2012-2014

ĐVT: %

Khách hàng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Bán buôn 60 59,46 59,37

Khách hàng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Bán lẻ 40 40,54 40,63

Tổng 100 100 100

( Nguồn số liệu: Phòng kế toán công ty) Qua bảng 6 chúng ta thấy được rằng sản phẩm của công ty được tiêu thụ qua phương thức bán buôn chiểm tỉ trọng cao hơn phương thức bán lẻ. Theo phương thức bán lẻ đến tay người tiêu dùng thông qua các cửa hàng, đại lý bán lẻ, các cơ quan doanh nghiệp.

Theo phương thức này sản phẩm có thể đến tay người tiêu dùng nhanh hơn nhưng số lượng sản phẩm mỗi lần bán ra không nhiều. Ta có thể thấy được lượng sản phẩm tiêu thu được qua phương thức này đần dần tăng lên. Năm 2012 lượng sản phẩm tiêu thụ chiếm 40% tổng lượng tiêu thụ qua 2 phương thức, năm 2013 lượng tiêu thụ chiếm 40,54% tăng 0,54% so với năm 2012 và năm 2014 tiêu thụ chiếm 40,63% tương đương tăng 0,09% so với năm 2013.

Phương thức bán buôn chủ yếu phân phối sản phẩm thông qua các nhà phân phối- kênh phân phối truyền thống và lớn nhất của công ty. Qua phương thức tiêu thụ này sản phấm đến tay người tiêu dùng với thị trường rộng lớn hơn và với nhu cầu đa dạng phong phú hơn. Năm 2012 lượng tiêu thụ chiếm 60%, năm 2013 chiếm 59,46% giảm 0,54% so với năm 2012 và năm 2014 giảm xuống còn 59,37% tương đương giảm 0,09% so với năm 2013. Như vậy lượng tiêu thụ theo phương thức này có giảm xuống nhưng không lớn. Theo phương thức bán buôn mặc dù sản phẩm sẽ được tiêu thụ nhiều hơn nhưng không phải lúc nào các nhà phân phối cũng làm tốt công việc của mình.

Mỗi phương thức có một đặc điểm riêng, đóng góp cho hoạt động tiêu thụ của công ty theo những ưu điểm riêng của nó. Qua bảng cơ cấu chúng ta cũng biết rằng công ty đã nắm được tầm quan trọng của mỗi phương thức trong việc tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy,

công ty nên tiếp tục duy trì và mở rộng hơn nữa hệ thống kênh phân phối để sản phẩm có thể đến tay người tiêu dùng mọi lúc, mọi nơi nhằm mục tiêu bao phủ kín thị trường.

Một phần của tài liệu “ phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại xây dựng và dịch vụ GREEN HOUSE giai đoạn 2012 2014 (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w