BAN GIÁM ĐỐCBAN GIÁM ĐỐC
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG VÀ
DỊCH VỤ GREEN HOUSE 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP
Trong thời gian sắp tới, các chuyên gia kinh tế dự báo nền kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ còn gặp nhiều khó khăn và những biến động phức tạp trong tương lai. Trước tình hình đó công ty Cổ Phần Thương Mại Xây Dựng Và Dịch Vụ Green House đã đề ra những kế hoạch, chiến lược để kịp thời thích ứng và vượt qua những khó khăn sắp tới, cụ thể:
Công ty sẽ tiếp tục nắm bắt nhu cầu của khách hàng cũng như những biến động dù nhỏ nhất của thị trường. Từ những thông tin, dữ liệu có được sẽ là cơ hội để công ty triển khai và thực hiện tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ngoài việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm thì việc đa đạng hóa sản phẩm, mẫu mã để đáp ứng các đối tượng khách hàng cũng là điều mà công ty chú trọng.
Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, máy móc tiên tiến hiện đại vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều này sẽ góp phần giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sản lượng, đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn cho người lao động, bảo vệ môi trường.
Lập kế hoach tuyển dụng lao động và đầu tư phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Đồng thời tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tốt hơn.
Sắp xếp, điều chỉnh lại lao động các bộ phận tinh gọn, hiệu quả phù hợp theo mô hình mới, cố gắng đưa năng suất lao động tăng lên từ bằng đến cao hơn năm 2014 với mức lương cao hơn.
Tăng cường sự đoàn kết nhất trí cao của tập thể cán bộ công nhân viên, phát huy tinh thần dân chủ, sức sang tạo, trí tuệ của người lao động, tạo nên sức mạnh thống nhất từ Ban Giám Đốc công ty đến người lao động cùng nhau đưa doanh nghiệp phát triển đi lên.
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
Trong cơ chế thị trường hiện nay để có thể tồn tại và phát triển được đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả và ngày cang tăng mức lợi nhuận của mình. Qua phân tích, em xin đưa ra một số giải pháp sau:
3.2.1. Các biện pháp nâng cao doanh thu
Qua phân tích doanh thu, ta thấy doanh thu công ty chủ yếu là từ hoạt động kinh doanh, vì vậy giải pháp này chỉ tập trung nâng cao doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty. Muốn tăng doanh thu thì phải tăng sản lượng tiêu thụ nhằm tăng khách hàng giao dịch. Công ty nên nghiên cứu và hiểu rõ nhu cầu của khách hàng nhằm đa dạng hóa các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Các phương pháp chủ yếu là:
3.2.1.1. Đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ luôn là tiêu chí quan trọng hàng đầu đối với khách hàng trong việc chọn mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Khi chất lượng sản phẩm, dịch vụ cao, đạt tiêu chuẩn, người tiêu dùng sẽ tín nhiệm, từ đó thương hiệu và uy tín của công ty sẽ được nâng cao, giúp cho hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển. Vì vậy trong thời gian tới, công ty cần đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm bằng các biện pháp sau:
- Tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng, đầu tư, nâng cấp phòng kiểm tra các phòng ban.
- Đầu tư, nâng cấp, bổ sung các trang thiết bị, máy móc hiện đại, có độ chính xác cao.
- Sản phẩm, dịch vụ có chất lượng, bán đúng hàng, đúng chất lượng, đúng giá mới nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường và thu hút được nhiều khách
hàng, tăng khối lượng sản phấm bán ra thị trường nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
3.2.1.2. Nâng cao chất lượng nguồn lao động
Đội ngũ lao động là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sản xuất của một doanh nghiệp. Đây là nguồn lực cần thiết nhằm biến những nguồn lực vô tri khác thành sản phẩm có chất lượng. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, lao động có tác động đến mọi quá trình từ khâu thu mua nguyên vật liệu, đến khâu sản xuất, cuối cùng là khâu tiêu thụ. Do đó công ty cần phát huy sức mạnh của đội ngũ lao động, cũng như tạo mọi điều kiện để họ có cơ hội thăng tiến và phát triển. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty cần:
- Nâng cao tiêu chuẩn tuyển chọn lao động, đảm bảo chất lượng lao động tuyển thêm.
- Khuyến khích người lao động không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, thích ứng và phù hợp với các máy móc có công nghệ hiện đại.
- Có chính sách lương thưởng công bằng, động viên, quan tâm và hỗ trợ kịp thời đối với công nhân viên và người lao động trong công ty.
- Bên cạnh việc nâng cao tay nghề cho người lao động, công ty cũng nên tổ chức những buổi giao lưu, tạo cơ hội để người lao động hiểu rõ hơn bộ máy quản lý, đồng thời cũng là cơ hội để người lao động hiểu rõ hơn quản lý, cũng như người quản lý hiểu rõ người lao động.
- Trích lập ngân quỹ phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động…
Công ty cần có chính sách quản lý giờ làm việc hợp lý gắn chặt với lợi ích của công ty. Cần có chế độ thưởng phạt hợp lý đối với nhân viên hoàn thành tốt công việc hay không chấp hành đúng với chế độ của công ty.
3.2.1.3. Đẩy mạnh các chính sách thu hút khách hàng và tìm hiểu đối thủ cạnh tranh Tăng cường nghiên cứu mở rộng thị trường, đẩy mạnh công tác Marketing để nhiều người biết tới công ty. Từ đó thu hút được nhiều khách hàng hợp tác với công ty.
Thực hiện chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, các chương trình giảm giá để thu hút khách hàng.
Giữ mối quan hệ hợp tác với các khách hàng truyền thống nhằm có được nguồn thu cố định.
Công ty nên thường xuyên kiểm tra các thiết bị, sửa chữa và đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại đảm bảo hàng hóa đúng chất lượng, đúng số lượng cho khách hàng.
Thường xuyên tổng hợp ý kiến, kiến nghị của khách hàng về công tác phục vụ của nhân viên bán hàng tại công ty.
Dự đoán biến động của thị trường nhằm có giải pháp hợp lý và kịp thời đối phó với sự biến động của giá cả.
Thường xuyên nghiên cứu và tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh, trên cơ sở biết được điểm mạnh, điểm yếu của họ cũng như chính công ty của mình nhằm có giải pháp thích hợp nâng cao sức cạnh tranh.
Ngoài ra việc quản lý đồng vốn chặt chẽ, nâng cao trình độ sử dụng cơ sở vật chất kĩ thuật, có nghệ thuật sử dụng đồng vốn để tăng doanh thu, lợi nhuận, tăng hiệu quả sử dụng vốn ở doanh nghiệp.
3.2.2. Các biện pháp giảm thiểu chi phí
Tăng năng suất kinh doanh và tận dụng năng suât kho chứa, đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ một cách tốt nhất để làm giảm chi phí.
Lập dự toán chi phí ngắn hạn trên cơ sở kế hoạch tài chính để nắm bắt kịp thời tình hình biến động của chi phí.
Thường xuyên phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chi phí, những mặt mạnh, điểm yếu cũng như những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến việc thực hiện chi phí cho từng khâu,từng bộ phận nhằm giảm chi phí ở công ty.
Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp cũng như chi phí vận chuyển bốc dỡ, giao nhận vận tải, bảo hiểm, chi phí tiền lương cho công nhân và quản lý, chi phí làm các thủ tục trong mua bán… Công ty cần tăng cường kiểm soát, quản lý chặt chẽ, thực hiện tiết kiệm có hiệu quả các chi phí khác như chi phí tiếp khách, chi phí điện, nước, điện thoai, văn phòng phẩm…, xây dựng định mức sử dụng ngắn hạn giúp công tác quản lý chi phí cụ thể hơn. Thực hiện công khai chi phí đến từng bộ phận lien quan để đề ra biện pháp cụ thể tiết kiệm chi phí. Ngoài ra công ty nên xây dựng quy chế thưởng phạt về sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản của doanh nghiệp nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ, công nhân viên.
Để quản lý chi phí quản lý kinh doanh một cách hiệu quả, ta cần định mức từng loại chi phí quản ly bằng bao nhiêu phần trăm so với doanh thu, tức là quy định một đồng doanh thu chỉ được bao nhiêu đồng chi phí quản lý doanh nghiệp.