CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
2. Các chất không cháy
a. Các kim loại sắt Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút
Vỏ hộp, dây điện, hàng rào, dao, nắp, lọ..
b. Các kim loại phi sắt Các vật liệu không bị nam châm hút
Vỏ nhôm, giấy bao gói, đồ đựng..
c. Thủy tinh Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ thủy tinh
Chai lọ, đồ đựng bằng thủy tinh, bóng đèn..
d. Đá và sành sứ Bất cứ các vật liệu không cháy ngoài kim loại và thủy tinh
Vỏ chai, ốc, xương, gạch, đá, gốm...
3. Các chất hỗn hợp Tất cả các vật liệu khác không phân loại trong bảng này. Loại này có thể chia thành 2 phần:
kích thước lớn hơn 5mm và loại nhỏ hơn 5mm.
Đá cuội, cát, đất, tóc...
(Nguồn: Giáo trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt.TS. Nguyễn Trung Việt, TS.
Trần Thị Mỹ Diệu)
2.2.2. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Thị xã Hương Trà 2.2.2.1. Công tác thu gom và xử lý rác thải
Hiện nay toàn thị xã có 13/16 xã có tổ, đội thu gom rác thải tại các chợ và khu dân cư. Tổng lượng rác thải thu gom trên địa bàn các xã, phường hiện nay khoảng:
12.216 kg/ngày đêm. Trong đó:
Thu gom tại các hộ dân cư: 8.666 kg/ngày đêm.
Thu gom tại chợ và các tổ chức khác: 3.550 kg/ngày đêm.
Tỷ lệ thu gom rác thải tại các xã, phường hiện nay mới đạt 33,55%(riêng phường tứ hạ, tỷ lệ thu gom đạt trên 80%).
Bảng 4. Tổng khối lượng rác được thu gom, vận chuyển, xử lý tại các xã, phường dự ước đến 31/12/2014
STT Xã, phường Dân số (người)
Tổng lượng rác phát sinh (tấn/năm)
Khối lượng rác
thực tế được thu gom (tấn)
Tỷ lệ rác được thu gom, xử lý
thực tế (%)
I. Mô hình 1 54.034 6.958 5.747 83,0
1 Hương Văn 8.286 1.059 973 92,0
2 Hương Xuân 7.869 1.005 613 61,0
3 Hương Chữ 9.503 1.214 1.032 85,0
4 Hương An 5.773 738 354 48,0
5 Hương Vinh 13.112 1.675 1.558 93,0
6 Hương Hồ 9.491 1.268 1.217 96,0
II. Mô hình 2 45.292 4.133 2.585 62,5
7 Hương Toàn 13.029 1.189 654 55,0
8 Hương Phong 9.996 912 757 83,0
9 Hải Dương 6.500 593 368 62,0
10 Hương Thọ 4.917 449 170 38,0
11 Bình Thành 4.111 375 218 58,0
12 Bình Điền 3.842 351 182 51,9
13 Hương Bình 2.897 264 236 89,1
III. Mô hình 3 14.980 1.914 1.744 91,1
14 Tứ Hạ 8.795 1.124 1.112 99,0
15 Hương Vân 6.185 790 790 80,0
Tổng cộng 114.306 13.005 13.005 77,5
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường, thị xã Hương Trà, 2014)
Bảng 5. Tổng khối lượng rác được thu gom, vận chuyển, xử lý phân theo địa bàn năm 2014
ST
T Địa bàn Dân số (người)
Tổng lượng rác phát sinh
(tấn/năm)
Khối lượng rác thực tế được thu gom (tấn)
Tỷ lệ rác được thu gom, xử lý thực tế(%)
1 Đô thị 55.902 7.197 5.934 82
2 Nông thôn 58.404 5.808 4.142 71
Tổng 114.306 13.005 10.076 77,5
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường, thị xã Hương Trà, 2014) 2.2.2.2. Công tác quy hoạch, xây dựng bãi rác
Căn cứ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2010, các xã, phường có quy hoạch quỹ đất để xây dựng bãi rác. Đối với các xã vùng đồng bằng và đầm phá quy hoạch xây dựng bãi trung chuyển để xử lý rác, đối với các xã vùng đồi núi quy hoạch bãi chôn lấp rác.
Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn kinh phí và quỹ đất, đến nay, hầu hết các xã, phường chưa chủ động đầu tư xây dựng bãi rác hoặc bãi trung chuyển theo đúng quy hoạch để thực hiện công tác thu gom, xử lý rác thải tại địa phương mình quản lý.
Hiện nay, trên địa bàn thị xã mới được đầu tư xây dựng một bãi chôn lấp rác của phường Tứ Hạ tại chân núi Thế Đại thuộc phường Hương Vân với quy mô 10.000m2 để giải quyết việc thu gom rác thải tại phường Tứ Hạ và một số phường phụ cận. Các xã, phường như Hương Phong, Hương Toàn, Hương Văn, Hải Dương đã được dự án Trung tâm nước sạch và nông thôn đầu tư xây dựng 4 bãi trung chuyển tạm thời để tập
trung xử lý rác tại các trung tâm chợ, với quy mô diện tích sử dụng là 100m2/bãi nhưng hoạt động không hiệu quả do bãi rác nằm ở vùng ngập lũ nên không đảm bảo môi trường.
2.2.2.3. Mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải
Căn cứ tình hình, đặc điểm của từng vùng, từng địa phương; trên cơ sở đè án thu gom, xử lý rác thải của các xã, phường đã xây dựng. UBND thị xã triển khai phương án thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải giai đoạn 2012-2015 trên địa bàn thị xã theo mô hình sau:
a. Mô hình 1:
Việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải được ký kết hợp đồng với công ty TNHH Nhà nước Môi trường và Công trình đô thị Huế đảm nhận. UBND các phường, xã chịu trách nhiệm thu phí VSMT theo quy định; quản lý, giám sát công tác thu gom rác thải thuộc địa bàn mình quản lý, phối hợp với Công ty TNHH Nhà nước Môi trường và Công trình Đô thị Huế xác nhận khối lượng rác thu gom, vận chuyển dể làm căn cứ nghiệm thu thanh toán.
b. Mô hình 2:
Việc thu gom rác được giao cho UBND các phường, xã đảm nhận và đưa rác vào các âu thuyền tại vị trí tập kết để Công ty TNHH Nhà nước Môi trường và Công trình Đô thị Huế vận chuyển và xử lý. UBND các phường, xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý công tác thu gom rác thải thuộc địa bàn quản lý, giám sát, phối hợp với Công ty Môi trường Đô thị Huế xác nhận khối lượng rác thực tế vận chuyển để làm căn cứ nghiệm thu thanh toán.
c. Mô hình 3:
Việc thu gom rác được giao cho UBND các phường, xã đảm nhận (phường Tứ Hạ và phường Hương Vân). Công tác vận chuyển rác giao UBND phường Tứ Hạ đảm nhận và đưa về chôn lấp tại bãi rác của thị xã ở chân núi Thế Đại phường Hương Vân.
Một số mô hình dự án thu gom rác thải đã được đầu tư trên địa bàn các xã, phường:
- Dự án thu gom, xử lý rác thải tại thôn Bồn Trì, phường Hương An do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đầu tư xây dựng.
- Dự án thu gom, xử lý rác thải tại chợ Hương Chữ để làm phân vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp tại phường Hương Chữ do Hội nông dân Việt Nam huyện xây dựng.
- Dự án thu gom xử lý rác thải tại địa bàn 3 xã(Hương Chữ, Hải Dương, Hương Phong) do tổ chức Bắc Âu tài trợ.
2.2.2.4. Thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn a. Thuận lợi
- Hệ thống các văn bản quy định về quản lý chất thải rắn ngày càng thực tế và cụ thể.
- Có sự phối hợp tích cực giữa các cơ quan ngành liên quan.
- Đội ngũ công nhân thu gom rác dồi dào.
- Các hộ gia đình chấp hành đúng quy định về nơi đổ rác.
b. Khó khăn
- Lực lượng quản lý có chuyên môn nghiệp vụ quá ít.
- Các khoản thưởng và hỗ trợ cho công nhân còn hạn chế.
- Chưa có hệ thống quản lý chất thải chung cho toàn thị xã.
- Thiếu sự đầu tư cho công tác quản lý chất thải.
- Việc thu gom rác thải mới chỉ dừng lại ở việc đổ rác từ các dụng cụ chứa rác của các hộ gia đình, chưa chú ý đến việc quét dọn đường làng, ngõ xóm.
- Rác thải của hộ gia đình đều để lẫn lộn với nhau, không tiến hành phân loại.
2.3. Thực trạng xử lý rác thải ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế Ở Hương Trà, cùng với quá trình đô thị hoá, lượng chất thải rắn, rác thải sinh hoạt phát sinh tại các khu dân cư, cụm công nghiệp và cả ở vùng nông thôn đang ngày càng gia tăng và phức tạp. Điển hình là một số phương pháp xử lý rác đã xuất hiện trên địa bàn thị xã như:
Tái sử dụng: Hình thức này được các hộ gia đình triển khai bằng cách giữ lại các hộp giấy, vỏ lon bia, chai lọ, đồ nhựa, kim loại để làm vật dụng đựng, che chắn hoặc
bán lại cho người đi thu mua ve chai. Bên cạnh đó người dân cũng tận dụng thực phẩm dư thừa trong sinh hoạt hằng ngày vào chăn nuôi.
Tự tiêu huỷ: Phương pháp tự tiêu huỷ ở đây chính là đốt rác. Đây là giai đoạn oxy hoá nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy trong không khí. Trong đó, các rác độc hại được chuyển hoá thành khí và các chất thải rắn khác không cháy. Việc xử lý rác bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là làm giảm tới mức nhỏ nhất chất thải cho klhaau xử lý cuối cùng. Đây là phương pháp xử lý rác tốn kém nhất so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh thì chi phí để đốt 1 tấn rác cao hơn khoảng 10 lần.
Các loại rác được đốt gồm các cành cây gồ ghề, không tiện cho thu gom, các túi nilon, giấy, chai nhựa, các bì thuốc trừ sâu, lá cây... Các loại rác như giấy, lá cây khi đốt sẽ tiêu huỷ hoàn toàn và tạo chất mùn làm cho đất tươi xốp, tăng độ phì nhiêu.
Các hộ gia đình khi đốt rác thường chọn những bãi đất trống, vùng đất trũng trong vườn hoặc gần bờ đường. Không có hộ gia đình nào có hố đốt rác cố định được xây dựng. Một số khác thì rác được đốt để sử dụng cho việc nấu nướng trong chăn nuôi hoặc nấu ăn cho gia đình. Lượng rác được sử dụng cho mục đích này chủ yếu là cành cây, cỏ...
Chôn lấp: Hình thức chôn lấp được áp dụng chủ yếu là các gia đình có vườn rộng. Nhiều hộ gia đình chỉ chôn rác như các thân cây cỏ, lá cây, xác động vật. Họ chôn ở các hố do mình đào lấy rồi trồng cây lên hố đó. Hình thức này có lợi cho môi trường và cho cả việc trồng cây.
Sử dụng dịch vụ thu gom: Những hộ gia đình tham gia công tác thu gom sẽ đựng rác ở dụng cụ của mình như túi nilon, sọt rác, thùng nhựa...rồi mang đến nơi đổ rác theo quy định để nhân viên thu gom đến lấy để tiếp tục quá trình xử lý bằng cách chôn lấp. Nếu là thùng rác hay sọt rác thì sẽ được nhân viên thu gom để lại còn đối với dụng cụ là túi bọc nilon thì nhân viên sẽ thu gom luôn.
Đổ rác bừa bãi: Đây được coi là cách xử lý nhanh gọn nhất và được không ít hộ gia đình lựa chọn. Bởi vì không cần tốn tiền bạc và công sức để xử lý rác mà chỉ cần vứt ở những nơi công cộng còn mặc kệ ai thu dọn không cần quan tâm.
2.4. Ảnh hưởng của các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt đến môi trường ở thị xã Hương Trà
Xử lý rác là khâu cuối cùng trong công tác quản lý rác, công việc này mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu các tác động do chất thải rắn sinh hoạt gây ra cho con người và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.
Chính khâu này sẽ quyết định đến kết quả của công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương.
Mặc dù đã có nhiều phương pháp xử lý rác nhưng nếu không thực hiện đúng theo quy trình xử lý thì sẽ có tác động ngược trở lại cho môi trường và cuộc sống của mỗi chúng ta. Bên cạnh những ưu điểm riêng thì mỗi hình thức xử lý rác vẫn tồn tại những hạn chế.
Đối với hình thức tự tiêu huỷ bằng cách đốt thì các loại rác như túi nilon, bao bì, chai nhựa gây ô nhiễm môi trường do khói độc bốc lên dễ sinh khí điôxin, gây mùi khó chịu ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Ngoài ra, lượng rác này sau khi đốt còn chưa phân huỷ hết, để lại trong đất có thể gây ô nhiễm nước, đất...
Về hoạt động chôn lấp vẫn có một số vướng mắc vì khi rác được chôn lấp sẽ bao gồm cả rác phi hữu cơ khó phân huỷ. Theo phân tích của các nhà khoa học, sau khi sử dụng, rác thải nilon phải mất từ 500 đến 1000 năm mới tự phân huỷ.
Mặc dù tỷ lệ thu gom rác trên toàn thị xã đạt 80% nhưng tại các khu dân cư tập trung, vùng nông thôn, nhất là 2 xã Hải Dương và Hương Phong vẫn còn tồn tại ô nhiễm do chất thải rắn, nước và cả không khí. Bởi vì rác thải sinh hoạt chưa được thu gom và xử lý triệt để. Việc ý thức tự giác và hành động về giữ gìn bảo vệ môi trường công cộng chưa thực sự trở thành thói quen trong cách nghĩ, cách làm của đại bộ phận dân cư. Do đó dự án giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu do tổ chức Caritas của Úc tài trợ thông qua trung tâm phát triển nông thôn bền vững đã hỗ trợ đoàn thanh niên Hương Trà các hoạt động truyền thông và xử lý bảo vệ môi trường.
Vấn đề người dân đổ rác bừa bãi đã trở nên nghiêm trọng khi hàng trăm hộ dân ở các xã Thai Dương Hạ Trung, Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương, thị xã Hương Trà phải “sống chung” với nạn ô nhiễm môi trường từ bãi rác tự phát ở đầm Bầu Hai.
Người dân ở khu định cư 2 sống gần đầm Bầu Hai cho biết, trước đây đầm Bầu Hai rất trong, sạch. Thời gian từ năm 2013 đến nay, một số hộ dân không có nơi đổ rác sinh hoạt nên xả rác trực tiếp xuống đầm, bên cạnh đầm lại có chợ trung tâm của xã nên lượng rác thải xuống đầm hàng ngày rất lớn.
Bên cạnh đó, nhiều bãi rác tự phát của người dân hình thành xung quanh khu vực đầm không được xử lý khiến rác chồng rác, gây ô nhiễm nghiêm trọng khu vực đầm Bầu Hai. Bà Đào Thị Loan, 1 người dân sống ở khu định cư 2 thôn Thai Dương Hạ Trung bức xúc: “kể từ khi bãi rác tự phát hình thành gây ô nhiễm đầm, gia đình tôi và các hộ dân khác khốn khổ vì mùi hôi thối từ bãi rác bốc lên; trời mát còn đỡ, cứ nắng lên mà gặp gió mạnh thì mùi hôi bay vào nhà không chịu nổi”.
Để tránh mùi hôi từ bãi rác, các hộ dân xung quanh đầm phải đóng cửa lại.
Người dân cũng đốt những đống rác khô còn nằm trên bờ đầm nhưng không ăn thua, vì lượng rác nằm dưới đầm quá lớn, đặc biệt là bao bì nilon.
Nhiều người dân sống quanh đầm đã mắc bệnh về tiêu hoá do ruồi xanh ở bãi rác bay vào nhà, đậu vào thức ăn. Anh Trần Trung, hộ dân nuôi cá lồng trên đầm Bầu Hai cho biết thêm, thời gian gần đây, nhiều lồng cá mú trên đầm của gia đình anh và các hộ dân khác đã bị chết hàng loạt do ô nhiễm làm cho cá ngạt nước. Đẻ tránh tình trangjcas lồng chết do nước bị ô nhiễm, nhiều hộ dân phải di dời lồng cá ra khỏi khu vực đầm Bầu Hai để đưa đến khu vực khác.
CHƯƠNG 3