3.1. Giải pháp tổng thể
Kinh nghiệm từ nhiều nước cho thấy, có thể giảm đáng kể lượng phát sinh chất thải bằng cách nâng cao nhận thức và tạo các cơ chế khuyến khích về kinh tế và các cơ chế khen thưởng khác. Nếu giảm được 10% lượng phát sinh chất thải thì có thể sẽ tiết kiệm được hơn 330 tỉ đồng mỗi năm cho việc tiêu hủy.
Ngay từ bây giờ, Việt Nam cần tạo ra nhiều chính sách kinh tế để khuyến khích hơn nữa cho mọi đối tượng xã hội giảm lượng chất thải phát sinh . Trong đó, tập trung sửa đổi những thủ tục hành chính nhiêu khê liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất phát triển xanh hơn, sạch hơn, cần có chính sách hỗ trợ thông tin có tính ưu tiên kích cầu cho sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất sạch hơn.
Về phía người dân, nên kết hợp chính sách khen thưởng và xử phạt trong trường hợp họ thực hiện tốt hoặc không thực hiện biện pháp phân loại chất thải tại nguồn.
Theo Ths. Dương Xuân Điệp – Trưởng Phòng Khoa học Môi trường, Viện Khoa học Quản lý Môi trường, trước tiên, cần hoàn thiện về mặt thể chế, chính sách và tăng cường hiệu lực tổ chức giám sát, cưỡng chế. Cụ thể, cần rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường 2005 theo hướng quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chức năng tham gia công tác quản lý chất thải rắn từ cấp Trung ương đến địa phương. Đồng thời, sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn hoặc ban hành một nghị định mới về quản lý chất thải ngay sau khi Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi được thông qua.
Mặt khác, việc quy hoạch và lựa chọn các công nghệ xử lý chất thải rắn phải phù hợp với điều kiện địa phương. Theo đó, cần tiến tới quy hoạch khu quản lý và xử lý chất thải rắn trên phạm vi cả nước, đồng thời áp dụng các công nghệ xử lý tiên tiến, an toàn, phù hợp.
Song song với các giải pháp trên, cần tăng cường giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải bằng cách giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải bằng cách giảm thiểu tối đa nguyên liệu đầu vào; tăng cường áp dụng sản xuất sạch hơn; tăng cường quản lý nội vi, kiểm soát quá trình, cải tiến trang thiết bị để tránh thất thoát nguyên vật liệu; đầu tư đổi mới công nghệ; hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại trong từng giai đoạn sản xuất.
3.2. Giải pháp cụ thể
- Thực hiện công tác giáo dục và tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về xử lý, thu gom rác thải.
- Triển khai mô hình phân loại rác tại nguồn và ủ rác thành phân hữu cơ tại nhà.
- Thành lập tổ hợp tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt đúng nơi quy định của địa phương.
- Sở Tài Nguyên Môi Trường kết hợp với các cơ quan, tổ chức mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về môi trường cho cán bộ địa phương.
- Lồng ghép tiêu chí bảo vê môi trường vào các tiêu chí để đánh giá khen thưởng, xử phạt.
- Gắn sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh xã hội.
- Tái sử dụng một số phế thải thừa phục vụ cho con người góp phần hạn chế lượng rác thải ra môi trường.
- Đa dạng hóa việc đầu tư các cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị để phục vụ tốt công tác thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn các xã, phường.
- Phát huy vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, các hộ dân và các tổ chức kinh tế trong công tác xã hội hóa về bảo vệ môi trường.
- Nâng cao năng lực hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo hướng chuyên nghiệp đủ năng lực để hoạt động bảo vệ môi trường.
PHẦN III