PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN XÃ DIỄN LỘC HUYỆN DIỄN CHÂU
TỈNH NGHỆ AN
2.1. Đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
Diễn Lộc là xã đồng bằng nằm phía Nam huyện Diễn Châu, có lợi thế về phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa. Có ranh giới giáp với các xã như:
Phía Đông giáp xã Diễn An, Diễn Thịnh.
Phía Tây giáp xã Diễn Thọ, Diễn Phú.
Phía Nam giáp xã Diễn An Phía Bắc giáp xã Diễn Tân.
Là xã đồng bằng, dân cư tập trung thành những thôn xóm được bao bọc bởi những cánh đồng lúa tạo nên một không gian rất thơ mộng.
Tổng diện tích đất tự nhiên: 706,10 ha.
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Diễn Lộc là xã đồng bằng có độ cao trung bình từ 2.6 đến 222 m, địa hình tương đối bằng phẳng với 3 dạng địa hình chính:
Địa hình vàn cao: Phân bố chủ yếu ở khu vực phía Đông xã, có độ cao trung bình của địa hình từ 2-3 m. Dạng địa hình này thuận lợi cho phát triển cây màu, cây công nghiệp hàng năm và phát triển hạ tầng, các khu dân cư.
Địa hình vàn thấp: Phân bố nhiều ở phía nam tuyến đường sắt bắc nam. Độ cao địa trung bình từ 1-1,5 m. Đây khu vực có khả năng tưới tiêu khá chủ động thuận lợi cho trồng lúa nước.
Địa hình thấp - thấp trũng: Chủ yếu phân bố dọc khu vực tiếp giáp với xã Diễn Tân. Do địa hình thấp trũng nên thường xuyên bị úng ngập vào mùa mưa
Đây là khu vực thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản và nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với trồng lúa.
2.1.1.3. Khí hậu
Diễn Lộc là xã nông nghiệp thuộc huyện Diễn Châu và chịu ảnh hưởng chung của khí hậu nhiệt đới miền Trung.
Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ trung bình từ 23,40C. Nhiệt độ cao nhất 39-400C, thấp nhất 60C. Mùa hè chịu ảnh hưởng trực tiếp gió Nam Lào.
Lượng mưa bình quân 1690 mm/năm.
2.1.1.4. Thuỷ văn
Nguồn nước trong đất ở độ sâu so với mặt nước biển 7-8 m, đủ khả năng cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong mùa khô hạn.
Về thuỷ văn: Có kênh Nhà Lê chảy qua địa bàn xã cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Hệ thống tưới chính là sông N10 và hệ thống kênh mương nội đồng. Nhìn chung hệ thống kênh tưới cơ bản đã được bê tông hoá, phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1. Đất đai thổ nhưỡng
Chủ yếu là nhóm đất thịt và đất cát pha đất giàu dinh dưỡng để phát triển nông nghiệp.
Theo số liệu thống kê, kiểm kê đất đai tính đến ngày 31/12/2015 của xã Diễn Lộc như sau:
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 706,10 ha. Trong đó:
Diện tích đất nông nghiệp 458,50 ha, chiếm 64,93% diện tích tự nhiên.
Diện tích đất phi nông nghiệp 240,69 ha, chiếm 34,09% diện tích tự nhiên.
Diện tích đất bằng chưa sử dụng 6,91 ha, chiếm 0,98% diện tích tự nhiên của toàn xã.
Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất của xã Diễn Lộc từ 2013 – 2015.
STT Chỉ tiêu Mã 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014
SL CC(%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC(%)
1 A.Tổng diện tích đất
tự nhiên 706,10 100 706,10 100 706,10 100 0 100 0 100
2 1. Đất nông nghiệp
NNP 472,38 66,90 465,88 65,98 458,50 64,93 -6,5 98,62 -7.38 98.42
3 1.1. Đất lúa nước
DLN 291,80 41,33 286,86 40,63 281,37 39,85 -4,94 98,31 -5.49 98.09
4
1.2. Đất trồng cây hằng năm
HNC 96,62 13,68 96,35 13,65 95,21 13,48 -0,27 99,72 -1.14 98.82
5
1.3. Đất trồng cây lâu năm
CLN 4,21 0,60 2,92 0,41 2,17 0,31 -1,29 69,36 -0.75 74.32
6 1.4. Đất rừng sản
xuất RSX 78,30 11,09 78,30 11,09 78,30 11,09 0 100 0 100
7
1.5. Đất nuôi trồng
thủy sản NTS 1,45 0,20 1,45 0,20 1,45 0,20 0 100 0 100
8 2. Đất phi nông
nghiệp PNN 226,72 32,11 233,25 33,03 240,69 34,09 6.53 102,88 7.44 103.19
9 2.1. Đất phát triển
hạ tầng DHT 153,87 21,80 155,32 21,99 158,02 22,38 1,45 100,94 2.7 101.74
10 2.2. Đất ở OTC 72.85 10.31 77.93 11,04 82.67 11,71 5,08 106,97 4.74 106.08
11 3. Đất chưa sử dụng CSD 7,00 0,99 6,97 0,99 6,91 0,98 -0,03 99,57 -0.06 99.14
12
3.1. Đất bằng chưa
sử dụng BCS 3,27 0,46 3,24 0,46 3,18 0,45 -0,03 99,08 -0.06 98.15
13
3.2. Đất đồi núi
chưa sử dụng DCS 3,73 0,53 3,73 0,53 3,73 0,53 0 100 0 100
ĐVT: ha Nguồn: phòng quản lý đất đai xã Diễn Lộc ( 2013– 2015)
đó, đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất. Diện tích đất nông nghiệp năm 2013 là 472,38 ha đến năm 2015 có 458,50 ha, giảm 13,88 ha do trong thời gian này, xã tiến hành thực hiện chương trình nông thôn mới, nên diện tích đất nông nghiệp bị chuyển qua đất phi nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm rõ rệt. Năm 2013 đất nông nghiệp chiếm 66,90% đến năm 2015 giảm xuống còn 64,93%. Nhìn chung đất nông ngiệp giảm. Đất lúa nước, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hằng năm có xu hướng giảm. Riêng diện tích đất rừng đất nuôi trồng thủy sản và đất đồi núi chưa sử dụng vẫn giữ nguyên từ năm 2013 đến năm 2015.
Trong khi đất nông nghiệp giảm thì một phần là được chu chuyển qua đất phi nông nghiệp, cho nên các diện tích đất phát triển cơ sở hạ tầng và đất ở ngày càng tăng.
2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động
Vấn đề dân số và lao động có vai trò rất quan trọng, nó mang lại sự quyết định đến sự phát triển đời sống của người dân nơi đây về các lĩnh vực. Theo thống kê năm 2015, xã Diễn Lộc có 6943 nhân khẩu với 1647 hộ với số lao động là 5678.
Trong đó, lao động nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm phần lớn 4300 lao động, còn lại là lao động trong lĩnh vực thủy sản, lao động trong CN-TCN-XDCB, và lao động trong các lĩnh vực khác.
Nhìn chung, thì BQ khẩu/hộ giảm từ 4,22 năm 2013 xuống 4,21 năm 2015.
Trong khi đó, BQ lao động/ hộ và BQ lao động nông nghiệp/hộ tăng. Đặc biệt BQ lao động nông ngiêp/hộ tăng từ 2,50 vào năm 2013 đến năm 2105 tăng lên 2,61. Vì vậy, đây còn là một câu hỏi lớn cho các nhà quản lý khi xã Diễn Lộc đang từng bước đi lên bằng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giảm bớt nông nghiệp.
Nói tóm lại, dân số của xã khá đông, nguồn lao động dồi dào, nhưng do trình độ khoa học kỷ thuật, trình độ tay nghề chưa cao nên còn một lượng lớn lao động nhàn rỗi. Do vậy, chính quyền địa phương, các ban ngành cần chú trọng hơn nữa về bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao tay nghề, tạo công ăn việc làm cho các lao động để góp phần nâng cao mức sống của người dân trên địa bàn toàn xã.
TT ĐVT 2013 2014 2015
So sánh
2014/2013 2015/2014 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
I. Tổng nhân khẩu Người 6840 6921 6943 81 101,18 22 100,32
II. Tổng số hộ Hộ 1618 1623 1647 5 100,31 24 101,48
III. Lao động Người 5214 5324 5678 110 102,11 354 106,65
1. Lao động nông nghiệp và lâm nghiệp Người 4050 4280 4300 230 105,68 20 100,47
2. Lao động trong lĩnh vực thủy sản Người 326 401 320 75 123,01 -81 79,80
4. Lao động trong CN-TCN-XDCB Người 619 515 620 -104 83,19 105 120,39
5. Lao đông trong lĩnh vực khác Người 219 128 438 -91 58,45 310 342,19
IV. Một số chỉ tiêu bình quân
1. BQ khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,22 4,26 4,21 0,04 100,95 -0,05 98,83
2. BQ lao động /hộ Lao động/hộ 3,22 3,28 3,45 0,06 101,86 0,17 105,18
3. BQ lao động nông nghiệp/hộ LĐNN/hộ 2,50 2,64 2,61 0,14 105,6 -0,03 98,86
Nguồn: ban thống kê xã Diễn Lộc (2013 -2015)
2.2. Xuất khẩu lao động của xã Diễn Lộc và các vấn đề liên quan
2.2.1. Thị trường xuất khẩu lao động
2.2.1.1. Thị trường truyền thống
Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì hiện nay có khoảng 1,5 triệu lao động của nước ta đang làm việc tại các thị trường lao động ở nước ngoài như: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, … Những người đi xuất khẩu lao động đã phần nào cải thiện được cuộc sống của gia đình họ và góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo của đất nước. Riêng đối với xã Diễn Lộc thì hầu hết các lao động tập trung vào các thị trường như: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc… Hằng năm số lao động chọn các thị trường trên để đi xuất khẩu lao động chiếm đến 78% tổng số lao động đi xuất khẩu. Số lao động đi xuất khẩu tại các thị trường truyền thống thường là những người có người thân đưa đi, có gia đình có đến 2 đến 3 người cùng đi xuất khẩu lao động.
Thị trường lao động Đài Loan - một thị trường được xem là hấp dẫn với lao động Việt Nam. Nhưng thị trường này đòi hỏi cao về lao động thông qua việc tuyển chọn, họ chỉ tiếp nhận những lao động có nghề, phải biết hoặc thông thạo tiếng nước họ. Dựa theo số liệu điều tra thì mức lương hiện tại của lao động nước ta làm việc tại thị trường này khoảng từ 400 USD/người/tháng đến 1300 USD/người/tháng.
Tiếp đến là thị trường Nhật Bản từ trước đến nay được xem là một điểm khá thu hút đối với lao động Việt Nam. Với mức thu nhập từ 700 USD/người/tháng đến 1500 USD/người/tháng. Tuy nhiên, ở thị trường này đòi hỏi các lao động phải xuất trình mọi thủ tục đảm bảo sức khỏe cũng như trình độ và đặc biệt là thông thạo tiếng Nhật. Nhưng Nhật Bản hầu hết tiếp nhận lao động là nam giới.
Ngoài ra, Hàn Quốc cũng là một điểm dừng chân tốt cho lao động Việt Nam.
Đến nay đã có hơn 53.000 tu nghiệp sinh Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc.
Đặc biệt, có khoảng hơn 3.000 lao động đang làm việc theo Luật lao động mới của Hàn Quốc. Hiện nay, số lao động nữ của xã tập trung tại thị trường này là rất cao.
Mặc dù những thị trường truyền thống này thu hút khá nhiều lao động của xã Diễn Lộc, nhưng tại đây họ gặp không ít khó khăn như: tay nghề yếu kém, ý thức kỷ luật chưa cao, trình độ ngoại ngữ chưa được tốt. Chính vì những nguyên nhân
đó mà các thị trường tiềm năng trên là những nơi thu hút phần lớn lao động Việt Nam nói chung và lao động xã Diễn Lộc nói riêng.
2.2.1.2. Thị trường mới
Ngoài những thị trường truyền thống trên thì cũng có một số thị trường khác mặc dù số lao động tới làm việc còn ít nhưng số tiền mà các lao động mang về cũng đủ để trang trải cuộc sống, nâng cao mức thu nhập cho gia đình họ.
Chính vì thế, Nhà nước ta phải có các chính sách để thắt chặt và tạo thêm các mối quan hệ với nước bạn để củng cố niềm tin và trong tương lai đưa lao động nước mình qua để làm việc và học tập.
Tại Anh và Hy Lạp, bước đầu đã có lao động Việt Nam làm việc, tuy số lượng không nhiều, nhưng thu nhập của lao động Việt Nam tại các nước này tương đối cao. Ở các thị trường đã có, phần lớn lao động Việt Nam được đánh giá khá tốt về khả năng làm việc, chăm chỉ và ham học hỏi, ý thức kỷ luật tốt. Nhìn chung, thu nhập của người lao động ổn định. Đặc biệt, lao động làm việc trong các nhà máy sản xuất công nghiệp, các công ty liên doanh có mức lương khá cao. Thời gian gần đây có thêm hai thị trường xuất khẩu lao động mới, đó là Australia và Ireland.
Mức lương tại đây cũng hấp dẫn, nên lao động ở đây rất ổn định. Thời gian qua, một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam cũng đã đàm phán với một số doanh nghiệp Australia để có thể đưa số lao động "thí điểm" đầu tiên sang làm việc tại các lĩnh vực: xây dựng, trang trại, dịch vụ và khách sạn... Ngoài ra, Singapore, Malaixia, Inđônêxia, Băng-la-đét...cũng thu hút người lao động bởi mức lương hấp dẫn. Ở xã Diễn Lộc, số lao động ở đi làm tại các thị trường này là rất ít, thậm chí có những nước chỉ có 1 đến 2 người đi.
Qua những phân tích ở trên, chúng ta đã thấy được rằng : Trong bối cảnh toàn cầu hoá, di cư lao động quốc tế dưới hình thức xuất khẩu lao động gia tăng mạnh và đã góp phần tích cực vào chiến lược giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tạo sự ổn định và phát triển đất nước. Riêng xã Diễn Lộc, số tiền mà lao động của xã mang về hàng năm là khá lớn, chiếm tỷ lệ cao trong các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội ở nơi đây. Một thế mạnh của lao động tại xã là số lao động của xã khi đi
xuất khẩu lao động thì rất ít người bị trả về do không đáp ứng yêu cầu hoặc là do vi phạm bị trục xuất về nước.
2.2.2. Thực trạng xuất khẩu lao động ở xã Diễn Lộc
2.2.2.1. Số lượng lao động xuất khẩu của xã
Bảng 2.3 Số lượng lao động xuất khẩu của xã Diễn Lộc so với toàn huyện Diễn Châu ( 2010 – 2015)
Đơn vị tính: Người
Năm Xã Diễn Lộc
Huyện Diễn Châu
Xã Diễn Lộc/
Huyện Diễn Châu CC(%)
2010 96 4290 2,24
2011 104 4406 2,36
2012 117 5142 2,28
2013 125 5532 2,26
2014 137 6250 2,19
2015 239 6471 3,69
Nguồn: Phòng văn hóa-xã hội xã Diễn Lộc(2010 - 2015) Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy, số lao động của xã đi xuất khẩu lao động tuy chiếm tỷ lệ chưa cao so với toàn huyện Diễn Châu, nhưng thu nhập mà người dân mang về đủ để trang trải cuộc sống và đầu tư vốn làm ăn. Số lao động đi xuất khẩu của xã Diễn Lộc hằng năm tăng lên so với toàn huyện. Năm 2010 xã Diễn Lộc có 96 người đi xuất khẩu trong tổng số 4290 người của toàn huyện. Nhưng đến năm 2015, xã có đến 239 người trong khi huyện Diễn Châu có 6471 người tham gia xuất khẩu lao động. Mặc dù số lao động của xã tăng từ năm 2010 đến 2015 nhưng tỷ trọng so với toàn huyện Diễn Châu tăng đến năm 2011 và bắt đầu có xu hướng giảm từ năm 2012 đến năm 2014. Nguyên nhân của vấn đề này là do trong khoảng thời gian gần đây xảy ra một số vụ lừa đảo, nên người lao động cũng hoang mang và trong khi số lao động đi xuất khẩu của toàn huyện Diễn Châu tăng cao thì số
động của xã tăng 102 người từ năm 2014 đến 2015 nên cơ cấu của xã so với toàn huyện Diễn Châu tăng từ 2,19 vào năm 2014 và đạt đến 3,69 vào năm 2015. Theo điều tra thì xã Diễn Lộc ngày càng có số lượng lao động di xuất khẩu ra nước ngoài đông, đây cũng là một mặt đáng mừng của xã. Vì xã Diễn Lộc là một xã thuần nông, kinh tế nghèo nàn, xuất khẩu lao động làm tăng thu nhập, làm giàu cho quê hương. Do đó, chính quyền địa phương ngày càng chú trọng và quan tâm hơn nữa tới xuất khẩu lao động để lao động của xã mình được đi ra nước ngoài ngày càng nhiều hơn nữa.
2.2.3. Ngành nghề của lao động xuất khẩu
Đối với các thị trường truyền thống thì hầu hết các lao động nam cuả xã đi xuất khẩu thường làm các nghề như: làm công nhân trong các công ty, xây dựng, lắp ráp điện tử….còn lao động nữ thường làm như trồng rau, cắt cỏ, làm công nhân trong các nhà máy dệt may, giúp việc cho các hộ gia đình…
Bảng 2.4 Ngành nghề của lao động xuất khẩu ở xã Diễn Lộc
ĐVT: người
Nhóm ngành nghề Số lượng Cơ cấu(%)
Nông nghiệp 79 33,05
Công nghiệp dịch vụ 87 36,40
Xây dựng 37 15,48
Phục vụ cá nhân và xã hội 15 6,28
Ngành nghề khác 21 8,79
Tổng 239 100
Nguồn: Phòng văn hóa-xã hội xã Diễn Lộc năm 2015.
Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy, năm 2015 xã Diễn Lộc có 239 người tham gia xuất khẩu lao động thì tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ cao nhất 36,40% phục vụ cá nhân xã hội là thấp nhất chỉ 6,28%.
2.3. Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến các hộ gia đình
2.3.1. Tình hình chung của nhóm hộ điều tra
Trong tổng số những hộ đi XKLĐ của xã Diễn Lộc, tôi tiến hành điều tra 30 hộ thuộc 3 xóm của xã có người đi XKLĐ, dựa vào thực tế có được, tôi tiến hành chia làm ba phương án để nghiên cứu:
- Phương án 1: Số năm lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Phương án 2: Số hộ có người đi XKLĐ.
- Phương án 3: Các lao động đi những thị trường nào.
Bảng 2.5 Tình hình chung của nhóm hộ điều tra
ĐVT: hộ
Số năm Thị trường
Số người
trong hộ đi XKLĐ
Nhật Bản Đài Loan Hàn
Quốc Khác Tổng
Dưới 1 năm
1 người 1 1 0 0 2
2 người 0 1 1 1 3
3 người trở lên 0 0 0 0 0
1-3 năm
1 người 2 3 1 1 7
2 người 2 2 1 1 6
3 người trở lên 3 2 0 0 5
Trên 3 năm
1 người 0 1 1 0 2
2 người 1 0 1 0 2
3 người trở lên 1 1 0 1 3
Nguồn: Số liệu điều tra hộ gia đình năm 2015.
Dựa vào bảng 2.5 ta thấy, số lao động đi XKLĐ từ 1 đến 3 năm là cao nhất, sau đó là số người đi trên 3 năm. Nhìn chung, với 3 thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan có số lao động đi XKLĐ đông nhất, bởi những thị trường này đang ngày càng phát triển về mọi mặt, việc làm nhiều, thu nhập khá cao. Cụ thể Nhật Bản có 10 hộ, Đài Loan 11 hộ, Hàn Quốc 5 hộ, còn lại là ở các thị trường khác như Malaisia, Singgapo, Băng-la-đét… Trong 30 hộ tôi tiến hành điều tra thì hầu hết mỗi gia đình có 1 đến 2 người đi XKLĐ là nhiều, mà những hộ này thường tập trung ở nhóm hộ đi từ 1 đến 3 năm, nhóm đi dưới 1 năm có số lượng người đi thấp hơn. Còn lại số hộ có 3 người đi là rất ít, chủ yếu là tập trung ở những hộ đi được trên 3 năm, bởi nhóm hộ này phần lớn đều có người đi trước rồi làm ăn được và về đưa anh em đi theo.
Đứng trước thực trạng này, Nhà nước các ban ngành chức năng cần tìm kiếm những thị trường tốt để ngày càng có nhiều lao động nước mình qua làm việc tại nước ngoài, nhằm tăng thu nhập nâng cao mức sống người dân.
2.3.2. Hình thức tham gia xuất khẩu lao động của các hộ điều tra Bảng 2.6 Hình thức tham gia xuất khẩu lao động của các hộ điều tra
ĐVT: hộ Độ tuổi Các cơ quan,
Nhà nước Công ty môi giới Người quen Cò mồi
SL Tỷ lệ(%) SL Tỷ lệ(%) SL Tỷ lệ(%) SL Tỷ lệ(%)
<20 0 0 1 3,3 0 0 1 3.3
20-25 2 6,7 6 20 1 3,3 2 6.7
26-30 4 13,3 8 26,7 3 10 0 0
31-40 0 0 1 3,3 1 3,3 0 0
>40 0 0 0 0 0 0 0 0
Tổng 6 20 16 53,3 5 16,7 3 10
Nguồn: số liệu điều tra hộ năm 2015.
Nhìn vào bảng 2.6 số lao động được cơ quan Nhà nước đưa đi là 6 hộ, chỉ mới 20%, trong khi đó, số lao động được đi thông qua các công ty môi giới thì chiếm hơn nữa tổng số, đến 53,3%. Số lao động có người thân giới thiệu đưa đi cũng cao gần bằng với số lao động đi theo sự hỗ trợ của Nhà nước, chiếm 16,7%. Bên cạnh đó, một vấn đề nữa đặt ra đó là vẫn còn tồn tại 3 hộ trong tổng 30 hộ đi theo cò mồi, tỷ lệ này chiếm 10%. Từ những thức tế trên, một câu hỏi đặt ra đó là Nhà nước các ban ngành, địa phương phải làm gì để số lao động của xã được đi xuất khẩu bằng sự hỗ trợ của chính phủ Nhà nước tăng lên. Vì tỷ lệ này còn quá thấp, chưa thể đáp ứng được các mục tiêu phát triển.
Trong 4 nhóm độ tuổi thì, nhóm từ 26-30 tuổi có số lao động tham gia xuất khẩu đông nhất. Vì đây được xem là lực lượng lao động hùng hậu và tiềm năng nhất. Bởi độ tuổi này là độ tuổi có sức khỏe tốt, một số sau khi tốt nghiệp các trường đào tạo ra, sau một thời gian không có việc và phải tự tìm việc làm. Hơn nữa, ở độ tuổi này hầu như là đã có gia đình, các túng cái nghèo của cuộc sống dẫn đến họ phải đi xuất khẩu với mong muốn về nước thay đổi cuộc sống. Đặc biệt số lao động đi theo cò