CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
2.2. Thực trạng thực hiện quy định pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn
2.2.1. Ưu điểm
Pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể về bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng thời không ngừng hoàn thiện các quy định đó qua các giai đoạn, đã góp phần tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi để bảo hộ các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Nhờ đó mà tính đến hết năm 2013, ở Việt Nam có khoảng 40 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý7
6 Xem danh sách các chỉ dẫn địa lý đã được đăng bạ tại mục Phụ lục 7 Xem danh sách các chỉ dẫn địa lý đã được đăng bạ tại mục Phụ lục
Ưu thế nổi bật của Việt Nam trong vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý không thể không nhắc đến yếu tố tự nhiên và yếu tố con người:
Thứ nhất, về yếu tố tự nhiên, Việt Nam có lợi thế của một nước nông nghiệp nhiệt đới với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, lượng mưa trung bình hằng năm lớn, cùng sự phân hóa đa dạng của địa hình và tự nhiên như8:
*Phần lãnh thổ phía Bắc (Từ dãy núi Bạch Mã trở ra) - Có kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh.
- Nhiệt độ trung bình năm 22-240C.
- Phân thành hai mùa là mùa đông và mùa hạ.
- Cảnh quan phổ biến là đới rừng gió mùa nhiệt đới.
- Thành phần sinh vật có các loại nhiệt đới chiếm ưu thế.
*Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã vào)
- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm.
- Nhiệt độ trung bình năm trên 250C.
- Phân thành hai mùa là mưa và khô.
- Cảnh quan phổ biến đới rừng gió mùa cận xích đạo.
- Thành phần sinh vật mang đặc trưng xích đạo và nhiệt đới với nhiều loài.
Chính điều này đã góp phần tạo nên hệ động thực vật vô cùng phong phú mang đặc trưng riêng của nhiều vùng miền trên cả nước. Đây chính là điều kiện cần thiết và quan trọng nhất để các sản phẩm được xem xét bảo hộ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý.
Thứ hai, về yếu tố con người, người dân lao động Việt Nam vẫn luôn được biết đến là cần cù, thông minh, ham học hỏi, tiếp thu nhanh, và có óc sáng tạo. Vì vậy, rất nhiều kỹ năng, kỹ xảo, bao gồm cả quy trình sản xuất truyền thống của địa phương đã được người dân vận dụng vào quá trình sản xuất, góp phần không nhỏ vào việc tạo ra các sản phẩm mang đậm dấu ấn đặc
8 http://cadasa.vn/khoi-lop-12/thien-nhien-phan-hoa-da-dang.aspx
trưng riêng có của địa phương. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng để sản phẩm được xem xét bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
2.2.2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm, thì việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:
Thứ nhất, trên thực tế các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thường được giao bảo tồn, phát triển và sử dụng cho một tổ chức, cơ quan ở địa phương. Các chỉ dẫn địa lý được khai thác và giám sát lỏng lẻo khiến cho nạn giả nhái các chỉ dẫn địa lý diễn ra ở nhiều nơi. Cũng đã có những bài học về các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam bị đánh cắp ở nước ngoài. Sự việc “Cà phê Buôn Ma Thuột” bị đăng ký và dùng tại thị trường Trung Quốc vào năm 2011 là một ví dụ. Sau sự việc đó, các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk và Trung ương đã rất vất vả để đưa chỉ dẫn địa lý này về đúng “chỗ” của nó.
Thứ hai, chưa có cơ quan kiểm soát bên ngoài chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Cơ quan quản lý nhà nước vừa là Chủ thể quản lý, kiểm soát chất lượng đồng thời thực hiện cả những hoạt động như tổ chức tập thể dẫn đến tình trạng không phân biệt hoạt động kiểm soát nội bộ và kiểm soát ngoại vi chất lượng sản phẩm.
Thứ ba, một trong những khó khăn trong việc bảo hộ ở Việt Nam hiện nay là tập hợp được những nhà sản xuất lại với nhau. Không ít nhà sản xuất hay nông dân do không hiểu hết giá trị của bảo hộ mang lại nên đã không hợp tác tích cực, thậm chí còn cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến việc hình thành các sản phẩm mang đăc trưng riêng của một vùng.
Thứ tư, chỉ dẫn địa lý cho thủy sản ngập nước gặp nhiều khó khăn. Vì chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm thủy sản khác với các sản phẩm nông nghiệp.
Đối với sản phẩm trên cạn, công tác khảo sát, điều tra đơn giản, đỡ mất công sức hơn các sản phẩm thủy sản sống ở vùng ngập nước. Thủy sản, đặc biệt là các sản phẩm sống ở vùng thủy triều lên xuống rất khắc nghiệt khi triển khai các hoạt động xây dựng chỉ dẫn địa lý. Bởi, cần phải xác định được vùng phân bố của nó, vị trí phân bố của nó để xây dựng được bản đồ về xác định vị
trí địa lý. Việc xác định này rất khó khăn trong khi nó vô cùng cần thiết và quan trọng.
Thứ năm, thủ tục hành chính trong việc thực thi các biện pháp hành chính còn phức tạp, tốn nhiều thời gian.
Thứ sáu, việc thực thi bảo hộ quyền trên thực tế trong quá trình thực hiện TRIPS gặp nhiều khó khăn:
Một là, một trong những nguyên tắc trong việc thực thi quyền chính là phải có đơn yêu cầu của chủ sở hữu quyền thì các cơ quan chức năng mới có cơ sở để thực hiện việc áp dụng các biện pháp hành chính. Mặc dù pháp luật có quy định những lĩnh vực mà cơ quan chức năng có thẩm quyền có thể chủ động áp dụng các biện pháp hình sự và hành chính trong quá trình hoạt động (trong trường hợp hàng hóa liên quan đến các lĩnh vực quan trong như dược phẩm, thực phẩm chức năng, các sản phẩm nông nghiệp, lương thực thực phẩm, phương tiện giao thông, vật liệu xây dựng). Tuy nhiên, việc chủ động xử lý của các cơ quan chức năng cũng có nhiều hạn chế do khó khăn trong việc xác định chủ thể quyền của các đối tượng bị xâm phạm.
Hai là, một trong những khó khăn nữa cần phải nhắc đến chính là việc tuân thủ các thời hạn do pháp luật đặt ra trong việc thẩm định bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp. Việc tuân thủ các thời hạn này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo hộ của chủ sở hữu quyền, giúp tiết kiệm thời gian và kinh phí cho việc đăng ký bảo hộ, cũng như đẩy nhanh việc hiện thực hóa các kế hoạch kinh doanh của các chủ thể quyền trên thực tế.
Tuy nhiên, theo Cục sở hữu trí tuệ, phần lớn sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý là sản phẩm thô, một số sản phẩm giá trị không cao… Trong khi, hiện việc đăng ký bảo hộ chủ yếu là các cơ quan quản lý nhà nước, không phải là các người sản xuất, nên chưa phát huy được hiệu quả bảo hộ.
Ba là, ngoài ra, một số địa phương tiến hành đăng ký chỉ dẫn địa lý ra nước ngoài nhưng chưa thành công do không hiểu rõ về các quy định, yêu cầu của nước ngoài. Đến nay, cả nước chỉ có mỗi nước mắm Phú Quốc được bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở châu Âu. Một số chỉ dẫn địa lý đang trong quá trình chuẩn bị đăng ký ra nước ngoài với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Thực tế, một số địa danh của Việt Nam bị DN nước ngoài đăng ký tại nước ngoài (nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột), gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ bảy, những khó khăn vướng mắc về Bảo hộ chỉ dẫn địa lý khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP):
Một là, Hiệp định TPP yêu cầu Việt Nam gia nhập Điều ước về Luật Nhãn hiệu. TPP quy định việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lí có thể thông qua hệ thống đăng ký nhãn hiệu hoặc thông qua quy trình đăng ký riêng nhưng hệ thống này phải xây dựng các quy định về thủ tục phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ và thủ tục chấm dứt hoặc huỷ bỏ hiệu lực của văn bản bằng bảo hộ, phải được bảo hộ như nhãn hiệu, thậm chí là nhãn hiệu cá thể. Tuy nhiên, nếu như có ai đó đã đăng ký chỉ dẫn địa lý dưới dạng nhãn hiệu thì người đó sẽ có quyền chống lại các chỉ dẫn địa lý khác. Điển hình như khi Việt Nam bị mất nhãn hiệu “Cà phê Buôn Mê Thuột” vào tay một doanh nghiệp Trung Quốc, khi chiếu theo nguyên tắc này thì Việt Nam sẽ không đòi lại được.
Hai là, các mô hình quản lý chỉ dẫn địa lý còn gặp khó khăn, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tham gia thị trường chưa nhiều, chỉ dẫn địa lý chưa hình thành một dấu hiệu nhận diện, nhận biết và mang lại tin tưởng cho người tiêu dùng. Như vậy, các vi phạm về nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế... sẽ là thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi Việt Nam thì ngày càng hội nhập kí kết để san bằng mọi rào cản giúp đưa hàng hóa Việt Nam ra thị trường thế giới dễ dàng hơn. Thì ngược lại các doanh nghiệp Việt Nam còn khá thờ ơ, rất ít doanh nghiệp quan tâm đến TPP nói về điều gì. Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lí ở nước ngoài cũng rất
hạn chế, vì vậy khi tham gia vào sân chơi TPP các doanh nghiệp Việt Nam sẽ rất dễ bị lợi dụng sơ hở để bị mất vào tay doanh nghiệp nước ngoài khác. Đây chính là những điểm bất lợi của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp. Họ sẽ buộc phải để các quốc gia còn lại dẫn dắt cuộc chơi trong giao lưu thương mại liên quan đến nông sản, ít nhất là trong nội bộ các quốc gia thành viên TPP.
Ba là, hệ thống thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay còn khá yếu kém, chưa xây dựng được các chế tài, đội ngũ giám định và cách xử lý, giải quyết tranh chấp... Khi tham gia Hiệp định TPP, nếu doanh nghiệp chưa chuẩn bị sẵn sàng và có một hệ thống thực thi quyền sở hữu trí tuệ đầy đủ sẽ khiến doanh nghiệp Việt Nam chịu thiệt thòi. Hiện nay, các mặc hàng nông sản ở Việt Nam còn hạn chế về việc được pháp luật bảo hộ, do đó hàng giả kém chất lượng vẫn cứ trôi nổi mà không có một cơ quan nào giám định để xử phạt. Như: “nước mắm Phú Quốc” đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhưng trên thị trường vẫn tràn ngập các chai nước mắm Phú Quốc khác làm thương hại đến uy tín của “ Nước mắm Phú Quốc”. Nhiều trường hợp tranh chấp giữa các doanh nghiệp xảy ra mà không có tòa án chuyên ngành để thụ lý và giải quyết. Các tòa án dân sự lại không có các thẩm phán về sở hữu trí tuệ, cho nên ở Việt Nam vẫn chưa xử được các vụ tranh chấp, hầu hết là do các cơ quan quản lý thụ lý và giải quyết, doanh nghiệp buộc phải chấp nhận kết luận hành chính. Vì vậy, khi tham gia vào TPP thì tính chất vi phạm về sở hữu trí tuệ nói chung và vi phạm về bảo hộ chỉ dẫn địa lí nói riêng sẽ tăng lên thì liệu cơ quan tài phán ở Việt Nam có sẵn sàng để xử lí hay lại phải chịu các chế tài của TPP thì không chỉ có các doanh nghiệp Việt Nam bị thiệt thòi mà còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế.