CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Thứ nhất, rà soát lại tất cả các văn bản pháp luật hiện hành quy định về chỉ dẫn địa lý, để trên cơ sở đó, xem xét loại bỏ, sửa đổi, bổ sung các quy định cho hoàn thiện hơn, mà trước mắt là để phù hợp với các quy định và cam kết của Việt Nam khi tham gia vào Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Thứ hai, xây dựng và ban hành Nghị định hướng dẫn các quy định về quyền sở hữu công nghiệp, trong đó có khía cạnh chỉ dẫn địa lý.
Thứ ba, chỉ dẫn địa lý thuộc nhóm quyền sở hữu công nghiệp và là đối tượng chung của quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, để tiến tới hoàn thiện các quy định về vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý thì phải hoàn thiện khung pháp lý về vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ:
Một là, về pháp luật hành chính:
ã Quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chớnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ theo hướng giảm bớt đầu mối và tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo; quy định rõ ràng thẩm quyền của từng cơ quan và phạm vi cũng như cách thức phối hợp giữa những cơ quan này khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
ã Sửa đổi quy định về mức phạt vi phạm hành chớnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ theo hướng: tăng mức phạt tối đa; mức phạt phải cao hơn lợi nhuận mà người vi phạm có thể thu được từ hành vi vi phạm và tăng theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm như vi phạm có tổ chức, tái phạm, vi phạm liên quan đến các sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khoẻ của cộng đồng.
ã Ban hành những quy định cụ thể về thủ tục tố tụng hành chớnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
ã Mở rộng thẩm quyền giải quyết cỏc khiếu kiện hành chớnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ cho Toà án cho phù hợp với Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) và Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs).
ã Nhanh chúng ban hành văn bản phỏp luật hướng dẫn cụ thể hoạt động kiểm soát biên giới nhằm chống lại việc vi phạm quyền sở hưũ trí tuệ gắn liền với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới nước ta.
Hai là, về pháp luật hình sự:
ã Tăng mức chế tài hỡnh sự đối với những tội danh xõm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
ã Toà ỏn nhõn dõn tối cao cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về cỏc tội xâm quyền sở hữu công nghiệp. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động xét xử của các Toà án trong phạm vi cả nước. Bởi vì, đây là một lĩnh vực mới trong hoạt động xét xử của Toà án, các thẩm phán và cán bộ không có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm về lĩnh vực này.
ã Quy định rừ ràng về hai tội: Tội xõm phạm quyền sở hữu cụng nghiệp và Tội sản xuất và buôn bán hàng giả với yêu cầu phải phân biệt được hai tội này.
Trong đó, cần phân biệt hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Ba là, bổ sung quy định về giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ thông qua thương lượng, hoà giải.
Giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ thông qua thương lượng, hoà giải là biện pháp giải quyết tranh chấp không chính thức thông qua vai trò trung gian hoà giải của những người có kiến thức trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đó là luật sư và các chuyên gia sở hữu trí tuệ. Trên thế giới, biện pháp này được áp dụng khá phổ biến. Còn ở nước ta, mặc dù pháp luật chưa quy định nhưng
trong thực tế biện pháp này đã được áp dụng hiệu quả ở một số thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh và Hà nội. Việc áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp này ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay cần được khuyến khích.
Bởi vì, hiện nay, ở nước ta, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ của các cán bộ trong những cơ quan chuyên trách chưa tốt, trong khi đó những người có trình độ cao trong lĩnh vực này lại hoạt động chủ yếu ở khu vực ngoài quốc doanh như các công ty/văn phòng tư vấn sở hữu trí tuệ, công ty/văn phòng tư vấn luật và các đại diện sở hữu trí tuệ.
2.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thực tiễn bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Việc bảo hộ CDĐL trên thực tế gặp không ít khó khăn. Như vậy vấn đề được đặt ra làm làm thế nào để khắc phục và nâng cao hiệu quả bảo hộ CDĐL?
Thì tương ứng với những hạn chế đã nêu trên là những giải pháp cụ thể như sau:
Thứ nhất, để khắc phục tình trạng hàng giả, hàng nhái, chỉ dẫn địa lý bị đánh cắp ở nước ngoài thì cần tăng cường khâu quản lý, kiểm soát về chất lượng đối với các sản phẩm, dịch vụ mang chỉ dẫn địa lý. Có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan thẩm quyền từ quản lý thị trường, quản lý sản xuất, đến phòng chống các loại hàng giả, hàng nhái và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Thứ hai, nên xây dựng thêm cơ quan kiểm soát bên ngoài chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm giảm bớt gánh nặng cho cơ quan quản lý khi vừa là chủ thể quản lý, kiểm soát chất lượng đồng thời thực hiện cả những hoạt động như tổ chức tập thể dẫn đến tình trạng không phân biệt hoạt động kiểm soát nội bộ và kiểm soát ngoại vi chất lượng sản phẩm để từ đó góp phần nâng cao hiệu quả bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Thứ ba, huy động tối đa sức mạnh của các tổ chức, cá nhân liên quan đến bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Mặc dù chỉ dẫn địa lý thuộc sở hữu nhà nước, nhưng việc sử dụng và khai thác chỉ dẫn địa lý thuộc về các cá nhân và tổ chức liên quan của khu vực địa lý. Vì vậy, thành phần tham gia tổ chức tập thể cần có đại diện của không chỉ những cơ sở sản xuất, mà nên có đại diện
của cả các hộ kinh doanh để đảm bảo quyền lợi cho tất cả các tổ chức và cá nhân trong chuỗi hoạt động liên quan đến quản lý chỉ dẫn địa lý.
Thứ tư, để tháo gỡ khó khăn đối với chỉ dẫn địa lý cho thủy sản ngập nước, Chính quyền địa phương cần xem xét, quan tâm, có những chính sách nhằm hỗ trợ kinh phí, hỗ trợ trong việc mời các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực này, và đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan liên quan nhằm giúp công tác khảo sát, điều tra được tiến hành nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Thứ năm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc thực thi biện pháp hành chính, rút ngắn thời gian xét xử các vụ án dân sự liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ hay tập trung vào việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự liên quan đến sở hữu trí tuệ sẽ tạo ra niềm tin cho các chủ sở hữu quyền, bảo vệ tốt các quyền của họ sẽ giúp có động lực để các tổ chức, cá nhân tiếp tục nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ phục vụ hoạt động kinh doanh và qua đó đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Thứ sáu, đối với những khó khăn về việc thực thi bảo hộ quyền trên thực tế khi tham gia TRIPS:
Một là, tăng cường khâu quản lý, kiểm soát. Đồng thời, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin cho các đơn vị quản lý thuộc Cục Sở hữu trí tuệ để đảm bảo thường xuyên cập nhật thông tin về bảo hộ chỉ dẫn địa lý, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho mỗi sản phẩm, dịch vụ gắn với chỉ dẫn địa lý.
Hai là, Việt Nam có thể đưa ra kiến nghị khó khăn về việc tuân thủ các thời hạn do pháp luật đặt ra trong việc thẩm định bảo hộ các đối tượng sở hữu công với các quốc gia tham gia Hiệp định TRIPS.
Ba là, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm cung cấp kiến thức và nâng cao hiểu biết về pháp luật về CDĐL cho các cá nhân, tổ chức như: tăng cường các chương trình phổ biến pháp luật như
chương trình“pháp luật và cuộc sống” vẫn được phát sóng thường xuyên trên VTV, các chương trình Hỏi – đáp pháp luật, xây dựng trang web pháp luật nhằm hỗ trợ trực tuyến các thủ tục đăng kí, sử dụng các kênh thông tin báo chí như một công cụ hữu ích nhằm phổ biến pháp luật,… Bên cạnh đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phát huy hơn nữa vai trò của mình, có những chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các địa phương trong việc tiến hành đăng ký chỉ dẫn địa lý ra nước ngoài.
Thứ bảy, đối với những khó khăn về Bảo hộ chỉ dẫn địa lý khi Việt Nam tham gia TPP:
Một là, ban hành các quy định pháp luật mới chặt chẽ hơn về đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, về thủ tục công nhận chỉ dẫn địa lý và các quy định về mối quan hệ giữa chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu đã được bảo hộ để phù hợp với các quy định được ghi nhận trong hiệp định TPP và Điều ước về Luật nhãn hiệu mà Việt Nam tham gia.
Hai là, về phía các doanh nghiệp Việt Nam, khi muốn gia nhập vào sân chơi TPP thì phải vượt qua được những rào cản về các quy định do các nước tham gia hiệp định đề xuất. Cần tập trung tổ chức sản xuất, thúc đẩy hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, đưa sản phẩm ra thị trường để người tiêu dùng có thể tiếp cận đối với chỉ dẫn địa lý. Phải duy trì được chất lượng đặc thù của sản phẩm, gắn với các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo sự đồng thuận của cộng đồng để duy trì sự ổn định và sự khác biệt của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Có kế hoạch tuyên truyền những quy định của TPP cho các doanh nghiệp Việt Nam bổ sung những hiểu biết và có thời gian, kiến thức sẵn sàng ứng phó với các tình huống khi TPP chính thức có hiệu lực áp dụng để các doanh nghiệp có biện pháp tự bảo vệ mình.
Ba là, hiện nay tất cả các vi phạm sở hữu trí tuệ tại Việt Nam vẫn đang được xử lý bằng cách xử phạt hành chính, nhưng khi tham gia TPP thì phải ban hành thêm các quy định về xử lý hình sự đối với các vi phạm có mức độ và tính chất nghiêm trọng để khi có tranh chấp phát sinh thì sẽ có cơ quan giải quyết kịp thời, đúng đắn, không tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp nước ngoài
lợi dụng để thực hiện các hành vi gian lận về bảo hộ chỉ dẫn địa lí. Đồng thời, cần nhanh chóng đào tạo đội ngũ giám định viên và thẩm phán tòa án dân sự đủ kiến thức, kinh nghiệm giải quyết các vụ tranh chấp giữa các doanh nghiệp về sở hữu trí tuệ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Nội dung của chương 2 đã khái quát về thực trạng Bảo hộ chỉ dẫn ở Việt Nam. Trong quá trình thực thi các quy định của pháp luật như đã trình bày ở chương 1, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, song cũng vấp phải không ít những khó khăn, vướng mắc. Từ đó, kiến nghị những giải pháp cụ thể cho từng vấn đề nhằm mục đích nâng cao hiệu quả bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam.