CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN
1.3 Đánh giá kết quả đạt được trong công việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
Cơ chế một cửa, một cửa liên thông là bước đột phá trong cải cách hành chính và góp phần không nhỏ trong việc phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước trong quá trình hội nhập. Nhận thức rõ điều này nên thời gian qua, tỉnh đã chú trọng đến công tác cải cách hành chính và nâng cao hiệu quả của cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Qua 5 năm, giai đoạn 2011- 2015 công tác cải cách hành chính (CCHC) trong toàn tỉnh được đẩy mạnh, cơ chế một cửa, một cửa liên thông triển khai thực hiện tốt tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính. Việc công khai các TTHC theo quy định tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đã được các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc. Nhờ vậy, việc giải quyết các TTHC đã tiến hành nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức của các cá nhân, tổ chức đi làm TTHC.
Ngày 05/01/2016, UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 04/QĐ- UBND công bố kết quả đánh giá, xếp loại công tác cải cách hành chính của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Kết quả đánh giá, xếp loại CCHC các sở, ban, ngành cấp tỉnh:
1. Sở Nội vụ 2. Sở Tư pháp
3. Sở Khoa học và Công nghệ 4. Sở Công thương
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư 6. Văn phòng UBND tỉnh
7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 8. Sở Xây dựng
9. Sở giáo dục và Đào tạo 10. Thanh tra tỉnh
11. Sở Giao thông vận tải
12. Sở Thông tin và Truyền thông 13. Sở Y tế
14. Sở Tài chính
15. BQL các khu công nghiệp 16. Sở Ngoại vụ
17. BQL KKT Chân Mây - Lăng Cô 18. Sở Tài nguyên - Môi trường
19. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội 20. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 21. Ban Dân tộc
Kết quả đánh giá, xếp loại CCHC UBND cấp huyện:
1. UBND huyện Phú Lộc 2. UBND huyện A Lưới 3. UBND huyện Phú Vang
4.UBND thị xã Hương Thủy 5. UBND huyện Nam Đông 6. UBND huyện Quảng Điền 7. UBND thị xã Hương Trà 8. UBND huyện Phong Điền
(UBND thành phố Huế không xếp loại)
Cơ chế "một cửa" đã triển khai ở 152/152 xã, phường, thị trấn; 28/28 sở, ban, ngành cấp tỉnh, 9/9 huyện, thành phố Huế. Thực tiễn cho thấy, cơ chế
"một cửa" đã phát huy hiệu quả thiết thực: nâng cao tinh thần trách nhiệm và hạn chế tình trạng tiêu cực, nhũng nhiễu của đội ngũ cán bộ, công chức thừa hành nhiệm vụ; rút ngắn thời gian giải quyết công việc của tổ chức và công dân. Cơ chế "một cửa" đã đi vào cuộc sống, tạo động lực cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh.
Tháng 4/2015, tỉnh Thừa Thiên Huế thành lập đoàn công tác và thí điểm đánh giá mức độ hài lòng trong thực hiện cơ chế một cửa ở các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Kết quả cho thấy, tại 7 sở, huyện, thị, thành phố mức độ hài lòng của người dân khá cao, thấp nhất cũng đạt 88,9% (Sở Tài nguyên và Môi trường), cao nhất là thị xã Hương Trà (98,8%). Với 28 công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của 7 đơn vị trên, người thấp nhất cũng đạt mức độ hài lòng 75%, có người đạt 100%, đa phần đạt trên 90%.
Tính đến đầu năm 2015, 100% cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và UBND cấp huyện có bản công bố ISO, có 48 cơ quan, đơn vị xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001-2008.
Tại báo cáo số 239/BC-UBND ngày 04/12/2015 nêu rõ, trong năm 2015 toàn tỉnh đã hoàn thành hầu hết các nội dung, nhiệm vụ trong Kế hoạch cải cách hành chính năm.Thực hiện tốt mục tiêu tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo đội ngủ cán bộ, công chức, viên chức có đủ năng lực, trình độ và chuyên nghiệp.Có thể kể đên một số thành tựu sau:
- Đã rà soát trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục thủ tục hành chính đưa vào thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. UBND tỉnh đã phê duyệt 16/21
sở, ban, ngành( tương ứng với 698/ 1.186 thủ tục hành chính(TTHC) thực hiện cơ chế một cửa và 185/ 1.186 TTHC thực hiện cơ chế một cửa liên thông). Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1.598/ 1.730 TTHC thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
- Đến nay toàn tỉnh có 1.730 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã (trong đó, UBND tỉnh: 153 thủ tục, cấp sở: 1.118 thủ tục, cấp huyện: 289 thủ tục, cấp xã: 170 thủ tục). Theo đó, các TTHC đã được nâng lên thành dịch vụ công trực tuyến mức độ một, hai, ba, bốn và được cung cấp trên Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế với 22 dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ một và 1.708 dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ hai, 68 dịch vụ công trực tuyến mức độ ba và 23 dịch vụ công trực tuyến mức độ bốn. Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã cập nhật, đề nghị Cục Kiểm soát TTHC, Bộ Tư pháp công bố công khai 410 TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia.
- Hiện nay 100% các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã đã được triển khai hệ thống thư điện tử và 100% cán bộ, công chức được cấp hộp thư điện tử để trao đổi, cung cấp thông tin phục vụ công việc.100% các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và UBND cấp huyện sử dụng mạng nội bộ để trao đổi công việc, triển khai ứng dụng phần mềm quản lí văn bản.
Có thể nhận thấy kết quả bước đầu của cải cách thủ tục hành chính thông qua thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" là đã giảm việc đi lại của người dân, doanh nghiệp, giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, số hồ sơ hành chính giải quyết đúng hẹn đạt tỷ lệ cao, công khai, minh bạch, bình đẳng, tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư, tổ chức và doanh nghiệp trên các lĩnh vực cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, dự án đầu tư xây dựng cơ bản, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...
Triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa", các ngành, các cấp chính quyền đã thực sự vào cuộc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp và công dân.
Thực hiện cơ chế "một cửa" đã cơ bản thay đổi bộ mặt của cơ quan hành chính các cấp, nâng cao chất lượng hiện đại hóa công sở hành chính theo chủ trương của Chính phủ. Ở nhiều tỉnh, thành phố, bộ phận "một cửa" đã được hiện đại hóa với việc ứng dụng công nghệ thông tin, người dân, cán bộ có thể kiểm tra được quá trình giải quyết thủ tục tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cách thuận tiện, đơn giản qua hệ thống máy vi tính, phần mềm tra cứu thủ tục và thời gian giải quyết hồ sơ.