CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT BỒI THƯỜNG THIỆT
2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật bồi thường thiệt hại về tinh thần
Theo Điều 170 của Bộ luật dân sự 2015 thì: chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại.
Tại Điều 158 Bộ luật dân sự 2015 thì ta hiểu quyền sở hữu sẽ bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, điều kiện khởi kiện vụ án dân sự bao gồm các điều kiện về chủ thể, thời hiệu, thẩm quyền của Toà án, vụ án chưa được xem xét giải quyết tại Toà án (trừ một số trường hợp do pháp luật quy định) và một số điều kiện về mặt hình thức khác (theo Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015). Trong đó, tư cách người khởi kiện là một điều kiện quan trọng.
Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự mà tiến hành khởi kiện sẽ bị Toà án trả lại đơn khởi kiện. Không có quyền khởi kiện được hiểu là không có quyền và lợi ích hợp pháp giả thiết bị xâm phạm, không có tư cách đại diện cho người bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc không phụ trách lĩnh vực bị xâm phạm về quyền và lợi ích công cộng.
Năng lực hành vi tố tụng dân sự, ngoài những trường hợp đặc biệt được quy định trong luật cũng trùng với năng lực hành vi dân sự. Đó là người từ đủ 18 tuổi trở lên, không thuộc các trường hợp mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Quy định tại Điều 270 Bộ luật dân sự 2015, chủ sở hữu và chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền khởi kiện nên hiểu như thế nào? Đó là những người chỉ có quyền với ý nghĩa là năng lực pháp luật dân sự hay đó là những người có quyền thực tế thực hiện hành vi khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự?
Nếu họ là những người được thực tế thực hiện hành vi khởi kiện, quy định của luật dân sự và quy định của luật tố tụng dân sự sẽ có điểm chưa hài hoà, đồng nhất. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, năng lực hành vi tố tụng dân sự không quyết định tư cách nguyên đơn, bị đơn nhưng lại quyết định tư cách của người khởi kiện. Như vậy, nếu gặp trường hợp chủ sở hữu tài sản là người chưa có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, dù có thoả mãn các điều kiện có thể áp dụng phương thức kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại, họ vẫn không thể tiến hành kiện trên thực tế.
Do đó, theo quan điểm của chúng tôi, “quyền khởi kiện” quy định tại Điều 270 Bộ luật dân sự nên hiểu đó là năng lực pháp luật dân sự và năng lực pháp luật tố tụng dân sự của chủ sở hữu và những người khác. Có nghĩa là những người này theo quy định pháp luật có quyền và nghĩa vụ dân sự, có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại. Việc thực hiện hành vi khởi kiện, yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trên thực tế phải căn cứ vào mức độ năng lực hành vi dân sự của của các đương sự trong những trường hợp cụ thể.
2.1.2. Mức thiệt hại và căn cứ bồi thường thiệt hại tinh thần
Trong bất cứ vấn đề nào cũng luôn tồn tại nhiều vướng mắc, các quy định của pháp luật cũng vậy không nằm trong trường hợp ngoại lệ. Theo Bộ luật dân sự 2015 Điều 34 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
“1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên, trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.”
Khi mỗi cá nhân bị xúc phạm đến tinh thần thì cá nhân có quyền yêu cầu được pháp luật bảo vệ bằng các biện pháp thích hợp để khôi phục lại tinh thần của bản thân cá nhân đó. Một người có thể bị xúc phạm dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng dù với bất kỳ hình thức nào thì việc xúc phạm đó phải mang tính chất cố ý mới có thể chế tài.
Ở tại Điều 34 của Bộ luật chỉ đề cập đến vấn đề thông tin gây ảnh hưởng xấu tới chủ thể khác, thế còn những vấn đề khác thì sẽ giải quyết như thế nào?
Mặc dù vẫn biết một vài câu nói tổn thương, một vài hành động gây nên sự khó chịu chưa thể cấu thành về việc xúc phạm tinh thần được. Thế nhưng nếu là những câu chửi bới mang theo sự thô tục, những hành động sỗ sàng, thiếu văn hóa giữa đông người làm ảnh hưởng tới danh dự, và nhân phẩm uy tín của người khác thì lại cần phải chịu trách nhiệm. Thế nên trên thực tế việc xác định thiệt hại cũng như bồi thường thiệt hại do tinh thần bị xâm phạm là vô cùng khó khăn.Trong thực tế rất khó chứng minh việc tinh thần bị xâm phạm. Việc xác định có hành vi vi phạm hay không rất khó vì nó mang tính chủ quan của từng người xác định, gây nên nhiều khó khăn trong vấn đề giải quyết.
Cụ thể là có một vụ việc tại Quảng Bình : anh T và chị H vốn có mâu thuẫn từ trước do hàng xóm ăn ở không hợp, vào ngày 20 tháng 5 năm 2014 thì con anh T và con chị H đánh nhau ( chỉ là chuyện con nít thường tình) do tức tối nhà anh T
nên chị H đã chuẩn bị một xô nước đã giặt qua đồ và quyết định đợi ở ngã 3 vào chợ, khi anh T đi xe qua thì chị chạy ra và tạt cả xô nước vào gia đình anh T. Vào ngày 26 của tháng Anh T đã đem sự việc này tố cáo lên công an Huyện, anh T cho rằng chị H đã làm nhục vợ chồng anh giữa chợ anh yêu cầu được bồi thường thiệt hại do tinh thần bị xâm phạm, tuy nhiên Trưởng công an huyện lại quyết định không khởi tố vụ án làm nhục người khác này do trong quá trình kiểm tra xác minh không tìm thấy hành vi cấu thành tội phạm. Trong pháp luật lại không quy định cụ thể thế nào là hành vi vi phạm tinh thần của người khác và cũng không có tiêu chí nào để có thể xác định rõ ràng cả, chủ yếu là dựa trên ý kiến chủ quan của người giải quyết vụ việc.
2.1.3. Thực tiễn xét xử của ngành Tòa án nhân dân đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại tinh thần
Như đã phân tích, theo quy định của pháp luật dân sự thì việc người gây thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền bù đắp về tinh thần cho người bị thiệt hại.
Thiệt hại bao gồm những đau đớn về mặt thân thể, tinh thần, những tổn thương về mặt thẩm mỹ…
Nhiều trường hợp người bị thiệt hại là người chưa thành niên, là con trai duy nhất trong gia đình, nhiều người chết để lại con nhỏ, cha mẹ già yếu… nhiều gia đình bị mất hai hay ba người thân trong cùng một vụ án… hậu quả của những trường hợp này là vô cùng nghiêm trọng. Nó gây ra những mất mát, đau thương về tình cảm, tinh thần to lớn không có gì bù đắp được cho vợ chồng, con cái, cha mẹ, anh chị em của người bị thiệt hại. Khó có thể xác định được sự đau đớn của họ khi nhìn thấy người thân của mình bị giết một cách dã man, bị đập nát, cơ thể bị cắt ra
từng mảnh hoặc cha mẹ mất khả năng sinh đẻ lại chỉ có một đứa con duy nhất bị chết, những đứa trẻ thơ dại khi bị mất ba mẹ, mất đi người thân là nguồn gốc của sự đau buồn, phiền muộn và còn kéo dài theo nhiều tác động tiêu cực khác nhau như: khó khăn về đời sống, ảnh hưởng đến học tập, lao động, sức khỏe, công tác của những người còn sống.
Thực tế xem xét qua hoạt động xét xử thấy rằng người bị thiệt hại thường phải gánh chịu mức độ tổn hại sức khỏe với tỷ lệ thương tật khác nhau, phải cấp cứu điều trị, phẫu thuật, phải chịu nhiều đau đớn về thân thể. Nhiều trường hợp người bị thiệt hại bị mất một phần thân thể, bị bệnh thần kinh do não bị tổn thương, bị tàn tạ biến dạng… Theo đó, người bị thiệt hại hầu như bị tàn phế, không có khả năng tham gia hoạt động xã hội, vui chơi giải trí, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nhiều người bị thiệt hại là trẻ em, phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật…
Những tổn hại nêu trên đều gây ra những đau đớn, buồn chán, phiền muộn, lo lắng, ức chế, thay đổi bản chất, suy giảm niềm tin vào cuộc sống, đó chính là những tổn thất về tinh than mà người bị thiệt hại phải gánh chịu.
Qua nghiên cứu các bản án của các Tòa án địa phương cho thấy vấn đề bồi thường thiệt hại về tinh thần là vấn đề phức tạp trong việc xác định mức bồi thường cũng như diện được bồi thường. Nhiều vụ án xảy ra, người gây thiệt hại cho người bị thiệt hại để lại hậu quả nghiêm trọng không có gì hàn gắn được, để lại những đau thương mất mát về người và của nhưng khi xét xử có Tòa án đã áp dụng bồi thường một khoản tiền về tinh thần cho người bị thiệt hại và gia đình người bị thiệt hại, có Tòa án không áp dụng, nếu có cũng chỉ là một mức tiền không đáng kể, điều này đương nhiên sẽ không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự.
Ví dụ: Bản án số 160/2013/HSS ngày 31/5/2013 của Tòa án nhân dân tỉnh NA xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hải phạm tội “giết người”.
Nội dung vụ án: Nguyễn Văn Hải và chị Hoàng Thị Oanh có quan hệ yêu đương và chị Oanh có thai, chị Oanh hẹn gặp Hải và đề nghị cưới nhưng Hải tìm cách từ chối, chị Oanh chửi Hải, Hải nảy sinh ý định giết Oanh. Hải tìm cách dùng khăn choàng cổ của mình cuốn quoanh cổ chị Oanh rồi xiết mạnh, chị Oanh thả lỏng người( không có phản ứng gì), sau đó Hải còn đẩy chị Oanh ngã đập đầu vào ghi đông xe máy và hai lần đập đầu vào thành cầu, lúc đó có ánh đèn xe máy, sợ bị phát hiện, Hải liền bỏ chạy về nhà cởi áo quần rồi đi ngủ. Chị Oanh được mọi người đưa đi cấp cứu và điều trị, sau đó sức khỏe đã phục hồi. Gia đình bị cáo đã bồi thường: 4.190.000 đồng. Tại phiên tòa, chị Oanh yêu cầu bồi thường thêm các khoản gồm: tiền nạo thai, tiền phục hồi sức khỏe, tiền công lao động bị mất… tổng cộng là 9.500.000 đồng (cấp sơ thẩm không tính có người bị thiệt hại tiền tổn thất về tinh thần mà trong bản án lại nhận định rằng tổng cộng các khoản chi phí trước đây chưa được bồi thường tổng cộng là 11.846.000 đồng. Khoản tiền này không biết ở đâu? Trong bản án không có dòng nào nói tới, rất chung chung). Chúng tôi cho rằng, trong vụ án này, người bị thiệt hại phải được bồi thường tiền tổn thất tinh thần bởi vì chị Oanh là phụ nữ trẻ, đang có thai nên sự việc xảy ra đối với chị là nỗi đau và mất mát quá lớn, sự việc xảy ra đối với người mình đang yêu, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt và tương lai của chị Oanh. Tòa sơ thẩm đã thiếu sót trong việc xác định thiệt hại trong vụ án này, do đó đưa ra mức bồi thường như vậy là chưa thỏa đáng.
Có vụ án khi xét xử Tòa án không quyết định mức bồi thường thiệt hại về tinh thần. Sau khi xét xử sơ thẩm, người bị hại, người đại diện cho người bị hại kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm xem xét mức bồi thường, cấp phúc thẩm đã
quyết định buộc người gây thiệt hại phải bồi thường thêm khoản tiền tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.
Ví dụ: bản án số 1334/2014/HSPT ngày 10/3/2014 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử bị cáo Nguyễn Xuân Bảo về tội “giết người”. Cấp sơ thẩm không buộc bị cáo bồi thường tổn thất tinh thần cho đại diện người bị hại, sau khi xét xử sơ thẩm đại diện người bị hại kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm buộc bị cáo phải bồi thường số tiền này. Cấp phúc thẩm đã sửa bản án sơ thẩm buộc bị cáo phải bồi thường tổn thất vê tinh thần cho người đại diện người bị hại 10.000.000 đồng.
Qua ví dụ trên chúng ta thấy rằng, thiệt hại về tinh thần là thiệt hại mang tính tài sản, không thể cân, đo, đong, đếm được, không thể tính được giá trị thành tiền. Bởi vậy, không thể nêu ra nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại về tinh thần như đối với thiệt hại về vật chất được. Yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về tinh thần tạo thành một yêu cầu độc lập bên cạnh yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất.
Có những trường hợp, kết hợp cả 2 loại thiệt hại đó, nhưng có trường hợp không có bồi thường thiệt hại về vật chất mà chỉ có bồi thường thiệt hại về tinh thần.
Việc bồi thường thiệt hại về tinh thần có mục đích là bồi thường thiệt hại cho người bị hại: người bị thiệt hại bằng việc nhận một khoản tiền, có cơ hội lập lại sự thoải mái, dễ chịu, trạng thái cân bằng nhẹ nhàng thay cho sự đau đớn, bức xúc về tinh thần mà người đó phải chịu đựng do hành vi xâm phạm. Chắc chắn khoản tiền bồi thường không xóa đi được sự đau đớn, nhưng bù lại cho người bị thiệt hại ít nhiều niềm an ủi.
Một ví dụ khác đang nữa là: Chiều ngày 05 tháng 05 năm 2016, sau một tuần nghị án, vụ án PGS.TS Phan Dũng kiện đòi trường đại học Khoa học tự nhiên
(ĐH KHTN) thành phố Hồ CHí Minh xin lỗi, bồi thường... 1.000 đồng do bị xúc phạm danh dự đã được Tòa án nhân dân, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh tuyên án.
Theo đó, Hội đồng xét xử đã tuyên bác toàn bộ yêu cầu của ông Dũng, đồng thời, chấp nhận nội dung phản tố của trường ĐH KHTN, buộc ông Dũng phải xin lỗi nhà trường và yêu cầu một số tờ báo phải cải chính, gỡ bài trên các trang báo mạng đã đăng.
Trước đó, ngày 29 tháng 04, Tòa án nhân dân, quận 5 đã đưa ra xét xử công khai vụ kiện của ông Dũng yêu cầu trường ĐH KHTN phải xin lỗi, cải chính thông tin và bồi thường 1.000 đồng do xúc phạm danh dự nhân phẩm của ông, phủ nhận toàn bộ mọi công lao đóng góp của ông đối với trường suốt gần 40 năm công tác.
Theo nhận định của Hội đồng xét xử, các văn bản của trường ĐH KHTN mà ông Dũng cho rằng có nội dung xúc phạm danh dự, phủ nhận công lao của ông Dũng chỉ là các văn bản nội bộ nhằm đánh giá cán bộ của nhà trường. Nhà trường không phát tán các văn bản này ra ngoài nên việc ông Dũng khẳng định nhà trường cũng như Hiệu trưởng và Trưởng phòng Tổ chức hành chính xúc phạm danh dự ông Dũng là không có cơ sở.
Kiện đòi bồi thường danh dự 1.000 đồng: Tòa buộc nguyên đơn phải xin lỗi nhà trường. Bên cạnh đó, cũng cho Tòa án nhân dân, quận 5 rằng mặc dù ông Dũng đã đưa ra mức bồi thường 1.000 đồng nhưng ông Dũng không chứng minh được những thiệt hại xảy ra trên thực tế. Từ nhận định này, Hội đồng xét xử đã tuyên bác toàn bộ nội dung đơn khởi kiện của ông Dũng. Ngoài việc bác toàn bộ nội dung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, Hội đồng xét xử cũng cho rằng trong thời gian vụ việc đang được giải quyết, ông Dũng đã có hành vi cung cấp thông tin cho một số tờ báo. Những tờ báo này đã đăng thông tin dẫn đến ảnh hưởng uy tín của nhà trường, danh dự của hiệu trưởng. Từ đó, Tòa án nhân dân, quận 5 đã chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn, buộc ông Dũng phải công khai xin lỗi nhà