Đề xuất một số giải pháp về bồi thường thiệt hại tinh thần

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại tinh thần theo quy định của pháp luật lý luận và thực tiễn (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT BỒI THƯỜNG THIỆT

2.2. Đề xuất một số giải pháp về bồi thường thiệt hại tinh thần

Mức độ lỗi của người gây thiệt hại không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà còn có ý nghĩa quyết định mức bồi thường thiệt hại, vì vậy các hình thức lỗi được nêu ra trong Bộ luật dân sự chưa đủ để đánh giá thiệt hại để qua đó ấn định mức bồi thường trong trường hợp nhiều người gây thiệt hại. Trường hợp do lỗi hỗn hợp hay trong trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cần phải có sự phân biệt chi tiết các hình thức lỗi vô ý.

2.2.2 Về mức bồi thường tối thiểu bù đắp tổn thất tin thần

Khoản 2 của các Điều 590, Điều 591, Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định tổn thất về tinh thần, nhưng mới chỉ quy định mức bồi thường tối đa không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định đối với thiệt hại do sức khỏe bị

xâm phạm, không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định đối với thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm và không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định đối với thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Như vậy điều luật chỉ quy định mức tối đa mà không quy định mức tối thiểu là bao nhiêu, cho nên khi quyết định mức bồi thường cho từng vụ án là rất khó khăn, một vụ án khi quyết định mức bồi thường khởi điểm là bao nhiêu? 100.000 đồng, 200.000 đồng, 300.000 đồng, 400.000 đồng… dẫn đến nhiều vụ án có mức bồi thường chênh lệch nhau rất xa. Các thẩm phán cũng chỉ ước lượng một mức tiền nào đó mà thôi. Do đó, theo chúng tôi thì cần ban hành văn bản quy phạm pháp luât quy định mức bồi thường thiệt hại tối thiểu bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm từ 2 lần mức lương cơ sở đến không quá 50 lần mức lương cơ sở. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm từ 10 lần mức lương cơ sở đến không quá 100 lần mức lương cơ sở. Mức bù đắp tổn thất tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm từ 1 lần mức lương cơ sở đến không quá 10 lần mức lương cơ sở.

2.2.3 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân

Theo quy định tại khoản 3 Điều 586 Bộ luật dân sự 2015 thì: “Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.” Vậy lấy tài sản ở đâu để bồi thường cho người bị thiệt hại, ai là người phải bồi thường cho người bị thiệt hại hay coi đây sẽ là rủi ro mà người bị hại phải gánh chịu?

Khoản 3 của Điều này cần được quy định rõ hơn để người bị thiệt hại không phải chịu thiệt thòi.

2.2.4 Cần ban hành văn bản xác định đối tượng chịu thiệt hại tinh thần thêm chi tiết

Để tránh những vướng mắc trong vấn đề bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại tinh thần trong lĩnh vực tố tụng xin đưa ra vài ý kiến như sau: Người bị thiệt hại tinh thần thường không biết phải đòi bồi thường quyền lợi ở đâu? Cũng như không phải cũng hiểu rõ quyền lợi của bản thân khi bị xâm phạm tinh thần.

Cần có những văn bản hướng dẫn cho những người bị thiệt hại tinh thần biết quyền được bồi thường của mình cùng các thủ tục cần thiết để người bị xâm hại tinh thần mau chóng được bồi thường, tạo điều kiện cho họ được thực hiện yêu cầu của mình đúng với các quy định của pháp luật. Tránh trường hợp áp đặt, ép buộc hoặc không muốn tạo điều kiện cho người bị thiệt hại tinh thần đưa ra yêu cầu được bồi thường thiệt hại. Giải quyết dứt điểm, không dây dưa kéo dài khiến người bị thiệt hại tinh thần bị thiệt hại nhiều hơn về tinh thần, họ không chỉ được trả tự do về mặt tinh thần mà còn phải được trả về đúng vị trí của họ trước đây.

2.2.5 Cần ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết bồi thường thiệt hại tinh thần

Các quyền nhân thân trong luật hiện nay chỉ mang tính nguyên tắc, chưa có những quy định rõ ràng cụ thể trong từng trường hợp, việc pháp luật quy định chung chung cho tất cả các trường hợp trong vài điều luật khiến tòa án gặp nhiều khó khăn hơn khi không biết phải áp dụng luật như thế nào là thỏa đáng. Để khắc phục tình trạng này nên có những điều luật cụ thể hơn trong các văn bản pháp luật, có văn bản hướng dẫn thi hành các trường hợp phát sinh trong thực tế mà nhà làm luật chưa kịp điều chỉnh. Cụ thể hóa các điều luật về vấn đề nhân thân để các chủ thể có thể biết được giới hạn về các quyền của mình để không ai có thể lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật để lợi dụng trục lợi riêng. Nên quy định thế nào là tinh thần và quan trọng là phải quy định rõ mức bồi thường thiệt hại cho từng trường hợp xâm phạm cụ thể. Việc xác định rõ mức bồi thường trong từng trường hợp sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn trong quá trình xét xử, tạo nên sự công bằng hơn khi mà hiện nay trên thực tế thì mỗi nơi lại đưa ra một cách bồi thường khác nhau.

2.2.6. Cần có các quy định cụ thể thế nào là bồi thường thiệt hại về tinh thần

Việc quy định này ko chỉ làm cho các bên tranh chấp hiểu rõ hơn về quyền lợi của mình khi bị xâm phạm, mà cũng là căn cứ để nguời gây ra thiệt hại hiểu rõ bản chất và hành vi của mình. Khi người bị xâm phạm hiểu rõ được về quyền lợi của mình thì họ có thể nhờ tới sự trợ giúp đắc lực của pháp luật, tránh trường hợp không hiểu luật, cam chịu sự xâm phạm đó, để rồi hậu quả càng nặng hơn. Bên cạnh đó, khi người gây thiệt hại đã ý thức được bản chất, hậu quả hành vi cũng như cơ sở pháp lý trừng trị hành vi đó thì họ sẽ ý thức được hành vi của mình, hạn chế hơn về việc gây tổn hại về tinh thần cho người khác.

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại tinh thần theo quy định của pháp luật lý luận và thực tiễn (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w