SỰ CỐ THƯỜNG GẶP

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công ty TNHH một thành viên sài gòn petro – nhà máy lọc dầu cát lái (Trang 31 - 35)

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

3.3 SỰ CỐ THƯỜNG GẶP

3.3.1 Các sự cố về điện:

a. Nguyên nhân:

Sự cố này xảy ra thường do mất mát nguồn từ lưới điện, mất pha, điện lưới nguồn quá thấp,....

Tất cả các lý do trên đều do việc cung cấp điện đến các thiết bị điện của cụm chưng luyện bị gián đoạn, ảnh hưởng đến hoạt động của cụm. Khi đó máy phát điện dự phòng sẽ hoạt động và cấp điện trở lại cho toàn nhà máy.

b. Xử lý:

Người vận hành cụm C-07 phải kết hợp cùng các cụm có liên quan để sớm đưa hệ vào ổn định theo hướng tránh làm mất mát nhiệt lượng từ cột chưng luyện. Cụ thể:

- Trình tự khởi động bơm thích hợp nhất: P-22/23, P-08/09, P-01/02, P-15/16, P-11/12.

- Giảm công suất hệ còn một nửa so với lúc hoạt động ổn định (phải đảm bảo công suất tối thiểu của bơm) để tránh mất nhiều năng lượng của cột chưng luyện cũng như của hệ thống và tránh quá tải bơm P-08/09.

- Giảm lưu lượng của dòng hồi lưu tương ứng với mức nhập liệu đồng thời giảm tương ứng các dòng lấy ra để duy trì sản phẩm theo chất lượng lâu nhất có thể.

- Chuyển tất cả các dòng sản phẩm chưng luyện ra slop. Đối với các dòng sản phẩm trắng cũng có thể không chuyển về slop tùy theo quy định của người quản lý trực tiếp.

- Sau khi lò gia nhiệt đốt trở lại, vẫn duy trì dòng nhập liệu 50% so với lúc ổn định (phải đảm bảo lưu lượng tối thiểu của bơm) để nhằm giảm thiểu thời gian cấp nhiệt lượng cho hệ thống, tránh quá tải ở lò gia nhiệt, tránh hao hụt do đuốc cháy và sớm đưa hệ vào ổn định trở lại.

Khi các nhiệt độ dòng bottom ra lò, nhiệt độ NA2 vào E-05, nhiệt độ đáy cột đã đủ như hệ lúc ổn định, cho chuyển các sản phẩm về bồn chứa tương ứng. Những trường hợp khác, người quản lý trực tiếp sẽ quyết định thời điểm lấy các dòng sản phẩm.

- Sau khi lấy các dòng sản phẩm, cho nâng từ từ dòng nhập liệu đến giá trị cũ như trước sự cố sao cho không ảnh hưởng đến sự tách pha ở vùng đáy cột và do đó liên quan đến chất lượng cuả sản phẩm bottom.

- Trong trường hợp mất điện lưới và máy phát bị sự cố, lúc này toàn bộ các thiết bị điện của bộ phận công nghệ đều ngưng hoạt động kể cả các máy nén khí, để tránh dãn nở nhiệt trên các tuyến ống cần mở vài vòng van tắt của các van tự động thường đóng như FCV-301, PCV-701.

Đóng van cô lập của PCV-140 để giữ áp hệ. Chuyển ra slop các dòng sản phẩm, tăng cường việc kiểm tra, nạp nitrogen cho cột chưng luyện, khi cần thiết duy trì 1 áp suất dương của hệ khi đã có điện trở lại, tiến hành đưa hệ vào chế độ ổn định theo các trình tự của “sự cố về điện”.

3.3.2 Các sự cố của máy nén khí:

a) Nguyên nhân:

Do máy nén khí bị sự cố, khi đó việc cung cấp khí nén cho các thiết bị tự động sẽ bị ảnh hưởng. Lúc này phản ứng của hệ sẽ là:

− Toàn bộ thiết bị tự động ngừng hoạt động.

− Các van thường mở sẽ mở 100% bao gồm: FCV-701, FCV-150, PCV-140B.

− Các van thường đóng sẽ đóng hoàn toàn bao gồm: FCV-301, FCV-183, LCV-702, LCV-140, PCV-140A, PCV-701, lò gia nhiệt E-10 sẽ tắt khi mất dòng khí nén.

b) Xử lý:

Trong thời gian chờ cấp khí nén trở lại, các thao tác vận hành gồm:

− Chuyển các dòng sản phẩm ra slop.

− Chuyển các thiết bị tự động sang chế độ manual đồng thời mở các van tắt của các van tự động để tiến hành tuần hoàn làm nguội hệ. Khi hệ đã nguội thì dừng hệ để chuẩn bị cấp khí nén trở lại.

− Đóng các van cô lập của các van tự động để phòng chúng làm việc trở lại khi có khí nén.

− Nạp nitrogen cho hệ khi áp hệ âm (áp suất bình V-14 <0).

− Khi đã cấp khí nén lại bình thường cần xả khí tại các bộ điều áp (regulator)

hỏng cho những thiết bị này. Tiến hành khởi động hệ theo thủ tục vận hành hệ thông thường.

3.3.3 Các sự cố khác :

Sự cố Nguyên nhân Biện pháp khắc phục

Mất áp bơm P08/09

- Do lọt khí vào buồng bơm khi joint lọc đầu hút bị bể.

- Do hóa hơi trong buồng bơm do:

nguyên liệu lẫn nước, áp suất đầu hút quá thấp, lọc đầu hút bơm dơ.

- Chuyển chạy bơm dự phòng và tiến hành thay joint hư.

- Điều chỉnh lại chế độ hồi lưu và kết hợp nâng dần nhiệt độ E-10.

- Ngừng bơm, xả nước đầu hút vào buồng bơm.

Tuần hoàn hệ ở công suất nhỏ nhất, giữ nhiệt lò E-10 ở khoảng 150-200oC để tiến hành khử nước .

- Chạy bơm dự phòng, tiến hành xúc lọc bơm.

- Nâng thêm áp suất đầu hút.

- Cần duy trì áp suất dương trong cột C-07.

Mất áp bơm P-01/02

- Do nghẹt lọc đầu hút.

- Do joint đầu hút bị bể.

- Do mực bồn nguyên liệu thấp, có nước.

- Chuyển chạy bơm dự phòng và thay joint hư.

- Tiến hành xúc lọc bơm.

- Giảm bớt công suất đồng thời khép bớt van xuất của bồn nguyên liệu.

- Giảm bớt nhiệt độ lò E-10, cô lập dòng sản phẩm ra bồn, tăng thêm hồi lưu và duy trì dòng bottom qua ống lò để làm nguội cột chưng luyện và ống lò E-10, duy trì áp suất dương trong cột C-07, đồng thời cho xử lý bơm để sớm đưa vào hoạt động trở lại.

Mất áp bơm P-15/16A/B

- Do lọt khí vào buồng bơm khi joint lọc đầu hút bị bể, dơ lọc.

- Do hóa hơi trong buồng bơm, nguyên liệu có lẫn nước.

- Chuyển chạy bơm dự phòng và tiến hành thay joint hư, xúc lọc.

- Điều chỉnh lại chế độ hồi lưu (NA1, NA2).

- Khép bớt van nước làm mát của trao đổi nhiệt E-13.

- Nâng thêm áp suất bình V-14.

- Cần giảm thiểu nhập liệu và béc lò E-10, cho xả nước trong V-14 để tăng cường sức chứa NA1, cho xả ra phuy và về hầm slop nếu lượng NA1 nhiều, xử lý bơm để nhanh chóng đưa vào hoạt động.

Mất áp bơm P-11/12

- Do lọt khí vào buồng bơm khi joint lọc đầu hút bị bể, dơ lọc.

- Do hóa hơi trong buồng bơm, nguyên liệu có lẫn nước.

- Do mực đĩa thấp.

- Chuyển chạy bơm dự phòng và tiến hành thay joint hư.

- Điều chỉnh lại chế độ hồi lưu.

- Ngừng bơm, xả nước.

- Chạy bơm dự phòng, tiến hành xúc lọc bơm.

- Nâng thêm nhiệt độ lò E-10.

Dơ các đĩa chưng luyện

- Do nguyên liệu chứa nhiều cặn, tạp chất,…các chất này tích tụ tại các đĩa chưng luyện làm giảm chức năng của các đĩa này. Hậu quả làm cho quá trình tiếp xúc pha lỏng-hơi, trao đổi nhiệt, trao đổi chất diễn ra kém dễ dẫn đến hiện tượng sốc nhiệt làm đen sản phẩm NA.

- Ngừng hệ và tiến hành tháo các đĩa chưng luyện để tiến hành vệ sinh .

Nghẹt các trao đổi nhiệt

- Sự cố này thường xảy ra ở các thiết bị trao đổi nhiệt có nhiệt độ cao, áp suất cao như E-06A/B, có sản phẩm có khả năng gây ăn mòn như E-13, E-05A/B, E-31.

- Cần theo dõi hoạt động của các thiết bị trao đổi nhiệt này thường xuyên, phát hiện kịp thời để ngừng hệ, tiến hành vệ sinh (theo dõi chênh lệch nhiệt độ, chênh lệch áp vào, áp ra).

Nghẹt tuyến làm mát các bơm nhiệt độ cao

Làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của bơm. Chạy bơm dự phòng, ngừng bơm tiến hành vệ sinh (theo dõi chênh lệch dòng nước làm mát vào và ra).

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công ty TNHH một thành viên sài gòn petro – nhà máy lọc dầu cát lái (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w