Phương pháp làm mềm

Một phần của tài liệu CÁC DẠNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT HOÁ VÔ CƠ (Trang 33 - 36)

DẠNG 4 PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG CÓ HAI CHẤT OXI HOÁ VÀ MỘT CHẤT KHỬ

D. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ

4. Phương pháp làm mềm

CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT HOÁ VÔ CƠ THƯỜNG GẶP

DạNG 12: n-ớc cứng

34 a. Phương pháp kết tủa.

- Đối với mọi loại nước cứng ta dùng Na2CO3 hoặc Na3PO4 để làm mềm nước M2+ + CO32- → MCO3↓

2M2+ + 2PO43- → M3(PO4)2↓

- Đối với nước cứng tạm thời, ngoài phương pháp dùng Na2CO3, Na3PO4 ta có thể dùng thêm NaOH hoặc Ca(OH)2 vừa đủ, hoặc là đun nóng.

+ Dùng NaOH vừa đủ.

Ca(HCO3)2 + 2NaOH → CaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O Mg(HCO3)2 + 2NaOH → MgCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O + Dùng Ca(OH)2 vừa đủ

Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3↓ + 2H2O

Mg(HCO3)2 + Ca(OH)2 → MgCO3↓ + CaCO3↓ + 2H2O

+ Đun sôi nước, để phân hủy Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 tạo thành muối cacbonat không tan. Để lắng gạn bỏ kể tủa được nước mềm.

Ca(HCO3)2 to

CaCO3 + CO2↑ + H2O Mg(HCO3)2

to

MgCO3 + CO2↑ + H2O ---o0o--- Câu 1. Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây

A. Gây ngộ độc nước uống

B. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo

C. Làm hỏng các dung dịch pha chế. Làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm D. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước Câu 2. Câu nào sau đây về nước cứng là không đúng

A. Nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+

B. Nước không chứa hoặc chứa ít ion Ca2+ , Mg2+ là nước mềm

C. Nước cứng có chứa 1 trong 2 ion Cl- và SO42- hoặc cả 2 là nước cứng tạm thời

D. Nước cứng có chứa đồng thời anion HCO3- và SO42- hoặc Cl- là nước cứng toàn phần

Câu 3. Một mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl-, SO42-. Chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là

A. NaHCO3. B. Na2CO3. C. HCl. D. H2SO4. Câu 4. Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là

A. Na2CO3 và HCl. B. Na2CO3 và Na3PO4. C. Na2CO3 và Ca(OH)2. D. NaCl và Ca(OH)2.

Câu 5. Một cốc nước có chứa các ion: Na+ 0,02 mol, Mg2+0,02 mol, Ca2+ 0,04 mol), Cl− 0,02 mol), HCO3− 0,10 mol) và SO42− 0,01 mol). Đun sôi cốc nước trên cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nước còn lại trong cốc

A. là nước mềm. B. có tính cứng vĩnh cửu.

C. có tính cứng toàn phần. D. có tính cứng tạm thời.

Câu 6. Dãy gồm các chất đều có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước là:

A. HCl, NaOH, Na2CO3. B. KCl, Ca(OH)2, Na2CO3. C. NaOH, Na3PO4, Na2CO3. D. HCl, Ca(OH)2, Na2CO3.

Câu 7 Một phương trình phản ứng hoá học giải thích việc dùng dd Na2CO3 làm mềm nước cứng vĩnh cửu là A. Na2CO3 + CaCl2 CaCO3 + 2NaCl.

B. Na2CO3 + Ca(HCO3)2 CaCO3 + 2NaHCO3.

C. Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + H2O + CO2.

D. Na2CO3 + Ca(OH)2 CaCO3 + 2NaOH.

Câu 8 Trong phương pháp trao đổi ion để làm mềm nước cứng người ta dùng

A. Zeolít. B. Na2CO3. C. Na3PO4. D. Ca(OH)2.

35 Câu 9. Trong 1 cốc nước chứa 0,01 mol Na+ ; 0,02 mol Ca2+ ; 0,01 mol Mg2+ ; 0,05 mol HCO3- ; 0,02 mol Cl-. Hãy chọn các chất có thể dùng làm mềm nước trong cốc

A. HCl, Na2CO3, Na2SO4 B. Na2CO3 , Na3PO4

C. Ca(OH)2, HCl, Na2SO4 D. Ca(OH)2, Na2CO3

Câu 10. Trong 1 cốc nước chứa 0,01 mol Na+ ; 0,02 mol Ca2+ ; 0,01 mol Mg2+ ; 0,05 mol HCO3- ; 0,02 mol Cl-.Hỏi nước trong cốc thuộc loại nước cứng gì

A. Nước cứng tạm thời B. nước cứng vĩnh cửu C. nước không cứng D. nước cứng toàn phần Câu 11: Trong các pháp biểu sau về độ cứng của nước.

1. Khi đun sôi ta có thể loại được độ cứng tạm thời của nước.

2. Có thể dùng Na2CO3 để loại cả độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu của nước.

3. Có thể dùng HCl để loại độ cứng của nước.

4. Có thể dùng Ca(OH)2 với lượng vừa đủ để loại độ cứng của nước.

Chọn pháp biểu đúng:

A. Chỉ có 2. B. (1), (2) và (4). C. (1) và (2). D. Chỉ có 4.

Câu 12: Có 4 cốc mất nhãn đựng riêng biệt các chất sau: Nước nguyên chất, nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh cửu, nước cứng toàn phần. Hoá chất dùng để nhận biết các cốc trên là.

A. NaHCO3. B. MgCO3. C. Na2CO3. D. Ca(OH)2.

Câu 13. Cho các phản ứng mô tả các phương pháp khác nhau để làm mềm nước cứng ( dùng M2+ thay cho Ca2+ và Mg2+ )

(1) M2+ + 2HCO3- → MCO3 + CO2 + H2O (2) M2+ + HCO3- + OH- → MCO3 + H2O (3) M2+ + CO32- → MCO3 (4) 3M2+ + 2PO43- → M3(PO4)2

Phương pháp nào có thể áp dụng với nước có độ cứng tạm thời ?

A. (1) B. (2) C. (1) và (2) D. (1) ,(2) , (3) , và (4)

Câu 14. Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan những hợp chất nào sau đây?

A. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. B. Ca(HCO3)2, MgCl2.

C. CaSO4, MgCl2. D. Mg(HCO3)2, CaCl2. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Ăn mòn kim loại: là sự phá hủy kim loại do tác dụng của các chất trong môi trường - Ăn mòn kim loại có 2 dạng chính: ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa.

2. Ăn mòn hóa học: là quá trình oxi hóa khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.

- Ăn mòn hóa học thường xảy ra ở những bộ phận của thiết bị lò đốt hoặc những thiết bị thường xuyên phải tiếp xúc vớ hơi nước và khí oxi…

Kinh nghiệm: nhận biết ăn mòn hóa học, ta thấy ăn mòn kim loại mà không thấy xuất hiện cặp kim loại hay cặp KL-C thì đó là ăn mòn kim loại.

3. Ăn mòn điện hóa: là quá trình oxi hóa khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên đong electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.

- Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa: phải thỏa mãn đồng thời 3 điều sau + Các điện cực phải khác nhau về bản chất

+ Các định cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn + Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li

CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT HOÁ VÔ CƠ THƯỜNG GẶP

DạNG 13: ăn mòn kim loại

36 - Ăn mòn điện hóa thường xảy ra khi cặp kim loại ( hoặc hợp kim) để ngoài không khí ẩm, hoặc nhúng trong dung dịch axit, dung dịch muối, trong nước không nguyên chất…

Một phần của tài liệu CÁC DẠNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT HOÁ VÔ CƠ (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)