CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN UNG THƯ

Một phần của tài liệu Giáo trình ung thư học đại cương (Trang 33 - 36)

CHẨN ĐOÁN BỆNH UNG THƯ

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN UNG THƯ

1.1. Triệu chứng cơ năng

- Họ thường xuyên, khó thở, khái huyết - Ỉa ra máu

- Thay đổi thói quen đại, tiểu tiện - Xuất hiện bất thường âm đạo - Nói khó, nuốt khó

- Đau đầu, ù tai 1.2. Triệu chứng toàn thân

- Suy nhược, chán ăn, gầy sút, thiếu máu - Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân 1.3. Triệu chứng thực thể

- Xuất hiện u cục: cứng, phát triển, không rõ ranh giới - Vết loét dai dẳng, khó liền

- Nổi hạch bất thường, cứng

- Thay đổi tính chất hoặc kích thước của nốt ruồi

Ở nước ta người bệnh thường đến khám ở giai đoạn muộn, dễ dàng chẩn đoán với những triệu chứng rõ rệt ung thư :

- Đau: Do khối u chèn ép, bít tắc hoặc do u tàn phá các mô, thần kinh kèm theo viêm nhiễm gây ra các cơn đau kinh khủng

- Triệu chứng di căn: tràn dịch màng phổi, cổ chướng, gan to, gãy xương bệnh lý - Hội chứng cận ung thư: là một nhóm các triệu chứng lâm sàng và sinh học hoạt động mang tính chất nội tiết của một số ung thư.

HỘI CHỨNG HORMON LOẠI UNG THƯ GHI CHÚ

Hội chứng Cushing

ACTH hoặc CRF (Corticotropin- Releasing Factor)

Thường gặp K tụy, K tuyến ức, K phế quản tế

bào nhỏ

Đây là hội chứng cận ung thư hay gặp

Hội chứng Schwartz- Bartter

HAD(Hormon AntiDiuretique)

Thường gặp: K phổi tế bào nhỏ

Hiếm gặp: K tụy, K tuyến ức, K hạch

Lâm sàng: Phù nhiễm độc da

Sinh học: Hạ natri máu

Canxi huyết cao PTH(Patrat hormone)

Thường gặp K phổi dạng biểu bì, K thận.hiếm gặp:

K tiêu hóa và phụ khoa

Tuy nhiên những di căn xương giải thích đại đa số canxi huyết

cao ác tính.

Thyroxin huyết cao TSH K tiêu hóa, K phụ khoa, K phế quản

Phì đại đầu chi STH K phế quản

Bảng 1: Những hội chứng cận ung thư chính.

2. Chẩn đoán nội soi

- Nội soi là phương pháp thăm khám các hốc tự nhiên và một số nội tạng của cơ thể nhờ những phương tiện quang học (máy nội soi). Mỗi cơ quan có máy nội soi riêng và ngày càng hoàn thiện nhờ sự tiến bộ của kỹ nghệ quang học.

- Nội soi đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, K thực quản, K hạ họng thanh quản, K phế quản, K bàng quang ...

- Nội soi cho phép tiến hành một số thủ thuật như sinh thiết để chẩn đoán vi thể, cắt polyp, điều trị một số tổn thương, bơm thuốc cản quang để chụp Xquang như chụp ngược dòng, chụp phế quản...

3. Chẩn đoán Xquang

- Xquang là phương pháp quan trọng trong các kỹ thuật làm hiện hình. Rất nhiều kỹ thuật điện quang từ cổ điển đến hiện đại được ứng dụng trong chẩn đoán ung thư.

- Xquang phổi được chỉ định để chẩn đoán K phế quản và phát hiện những di căn phổi.

- Xquang để chẩn đoán K xương, di căn xương.

- Chụp vú mang lại nhiều lợi ích cho khám phát hiện ung thư vú. Chụp vú có thể phát hiện được những ung thư ở giai đoạn rất sớm với dấu hiệu vôi hóa rất nhỏ

(Microcalcification)

- Chụp có thuốc cản quang: Chụp khung đại tràng được chỉ định khi nghi ngờ K đại tràng, chụp hàng loạt phim dạ dày để khám xét dạ dày, hành tá tràng. Phương pháp chụp đối quang kép cho phép phát hiện được những tổn thương nhỏ của dạ dày, đại trực tràng.

- Chụp mạch máu: bao gồm chụp động mạch, tĩnh mạch.được ứng dụng chẩn đoán một số ung thư như K thận. Đôi khi chụp động mạch còn để phối hợp điều trị như hóa chất động mạch.

- Chụp bạch mạch được chỉ định để chẩn đoán u lympho ác tính (lymphomalin) để phát hiện hạch di căn sâu.

- Chụp cắt lớp vi tính (CT-Scan) là một phương pháp mới, hiện đại với kỹ thuật điện quang được hoàn thiện. Scanner cho phép nghiên cứu toàn bộ cơ thể và phát hiện được những khối u nhỏ, khoảng 1 cm đường kính ở sâu như u não, u trung thất, u tụy, u sau phúc mạc, u khung chậu ... Khi chụp cắt lớp vi tính, người bệnh tương đối thoải mái, ít chịu độc hại, tuy vậy máy Scanner rất đắt tiền.

4. Chẩn đoán siêu âm

- Chẩn đoán siêu âm đã có nhiều tiến bộ trong những năm gần đây và được ứng dụng ngày càng nhiều trong chẩn đoán ung thư. Siêu âm có giá trị để phát hiện những khối u gan, u buồng trứng, u thận. Siêu âm cho biết được tính chất của khối u (u đặc, u nang ...). Siêu âm còn giúp hướng dẫn sinh thiết khối u qua da đạt hiệu quả cao, ít làm tổn thương tổ chức xung quanh.

- Những thiết bị siêu âm nội hốc cho phép đánh giá được sự xâm lấn của u như u đại trực tràng.

- Chẩn đoán siêu âm kinh tế, không độc hại, tuy nhiên phụ thuộc nhiều vào người đọc.

5. Chẩn đoán đồng vị phóng xạ

- Kỹ thuật thăm dò một số cơ quan bằng những chất đồng vị phóng xạ đã mang lại một số lợi ích trong chẩn đoán ung thư.

- Chụp xạ hình đồ giáp trạng với Iốt 131 được chỉ định để chẩn đoán K giáp trạng.

- Chụp nhấp nháy xương để phát hiện di căn xương. Chụp nhấp nhấy bằng phóng xạ miễn dịch là kỹ thuật sử dụng những kháng thể đơn dòng được gắn đồng vị phóng xạ có tác dụng như một đầu dò để phát hiện ra những khối u đặc hiệu hoặc những ổ di căn nhỏ li ti trong cơ thể. Phương pháp này mới được nghiên cứu và hy vọng sẽ mang lại nhiều hứa hẹn.

6. Chụp cộng hưởng từ trường hạt nhân IRM

IRM là một phương pháp làm hiện hình mới nhất, được xem như là một cuộc cách mạng về kỹ thuật chẩn đoán IRM phụ thuộc vào từ học của nhân tế bào và nhất là độ tập trung ion hyđro. Nghĩa là phụ thuộc vào cấu tạo hóa học của các mô đó có thể phân biệt được những tổn thương tùy theo mức độ cộng hưởng từ trường của hạt nhân.

IRM cho những hình ảnh tốt hơn so với Scanner mà không gây độc hại cho người bệnh, IRM còn cho phép nghiên cứu các khối u về phương diện sinh học và hóa học. Tuy nhiên, hiện nay máy này rất đắt tiền và mới chỉ được sử dụng phổ biến ở các nước có nền kinh tế phát triển.

7. Chẩn đoán sinh học

- Chẩn đoán sinh học là những xét nghiệm để tìm ra những chất chỉ điểm sinh học của khối u. Đây là những phân tử được tổng hợp từ tổ chức ung thư, đến nay phương

pháp sinh học vẫn còn ít giá trị chẩn đoán vì ít đặc hiệu và thường chỉ phát hiện ở những giai đoạn muộn của bệnh.

- Các phương pháp sinh học có giá trị đánh giá tiên lượng bệnh và theo dõi hiệu quả điều trị. Bệnh được đánh giá là tốt nếu tỉ lệ chất sinh học chỉ điểm giảm và mất. Bệnh tái phát nếu tỉ lệ này lại tăng lên.

+ CEA (Carcinome -Embryonnaire Antigene) là một loại kháng nguyên ung thư bào thai, tăng cao trong ung thư đại, trực tràng).

+ αFP (alpha - fetoprotein) là một loại protein bào thai, có giá trị để chẩn đoán K gan

+ HCG là một loại hormon ở phụ nữ có thai - HCG tăng cao trong K rau thai, K tinh hoàn loại tế bào mầm

+ PSA (Prostatic Speccific Antigen) đặc hiệu với K tiền liệt tuyến.

+ Ca 15.3 ứng dụng trong chẩn đoán ung thư vú.

8. Chẩn đoán xác định chẩn đoán vi thể:

8.1. Chẩn đoán tế bào học

Bao gồm nhiều phương pháp xét nghiệm tìm tế bào ác tính từ những tế bào bong của cơ thể như xét nghiệm phiến đồ âm đạo (paptest) có giá trị để khám phát hiện ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm, xét nghiệm tìm tế bào K từ chọc hút các khối u như chẩn đoán ung thư vú hoặc chọc hút các hạch để chẩn đoán hạch ác tính, hoặc xét nghiệm tìm các tế bào K trong các dịch như dịch màng phổi, dịch màng bụng, đờm ...Phương pháp chẩn đoán tế bào học có nhiều ưu điểm như nhanh, đơn giản, kinh tế và rất có giá trị trong khám phát hiện. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một tỷ lệ dương tính hoặc âm tính giả.

8.2. Chẩn đoán tổ chức học

Là phương pháp quyết định nhất để khẳng định bệnh ung thư. Chẩn đoán bệnh lý giải phẫu không những phát hiện tổn thương bất thường của tế bào như phương pháp chẩn đoán tế bào học, mà còn tìm ra những thay đổi về cấu trúc của mô, nhất là tính chất xâm lấn qua đó khẳng định được tổ chức ác tính. Có nhiều phương pháp sinh thiết để chẩn đoán tổ chức học như bấm sinh thiết, sinh thiết bằng kim, sinh thiết qua nội soi, mổ sinh thiết. Mẫu bệnh phẩm sinh thiết còn có thể giúp một số xét nghiệm khác như: khảo sát các gen gây K, xác định hoạt động sinh học của tế bào K, khảo sát yếu tố thụ cảm nội tiết của K vú, khảo sát miễn dịch học của các tế bào lymphomalin. Phương pháp sinh thiết tức thì (cắt lạnh) cho kết quả nhanh 15 đến 30 phút rất cần thiết cho các phẫu thuật viên vì vậy ngoài việc xác định K, bệnh lý giải phẫu còn có thể đánh giá mức lan rộng vi thể của K. Chẩn đoán tổ chức học còn cho biết thể bệnh lý giải phẫu, một trong những yếu tố đánh giá tiên lượng bệnh.

Một phần của tài liệu Giáo trình ung thư học đại cương (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w