CHẨN ĐOÁN BỆNH UNG THƯ
IV. CHẨN ĐOÁN SỚM UNG THƯ
Ung thư là loại bệnh mạn tính, trải qua nhiều giai đoạn phát triển: khởi phát, tăng trưởng thúc đẩy, chuyển tiếp, lan tràn, di căn.
Ở các giai đoạn ban đầu, vì kích thước quá nhỏ và luôn có những biến đổi về mặt dịch thể (chưa có các men, các chất do u tiết ra), nên trên lâm sàng cũng như trên xét nghiệm chưa thể phát hiện được u.
Ở giai đoạn muộn hơn: giai đoạn tiền lâm sàng và lâm sàng (giai đoạn tiến triển, xâm lấn). Việc chẩn đoán sớm được đặt ra. Ở giai đoạn này khối u đã bắt đầu có sự xuất hiện một số chất do tế bào ung thư tiết ra và kích thước của u cũng có thể đủ để phát hiện dựa vào các phương tiện cận lâm sàng.
Tuy nhiên việc chẩn đoán bệnh ung thư có những hạn chế:
+ Phần lớn các chất chỉ điểm ung thư có tính đặc hiệu không cao.
+ Về lâm sàng: những ung thư nằm ở vị trí sâu rất khó phát hiện ở giai đoạn sớm.
+ Do trình độ hiểu biết về y tế của bệnh nhân còn hạn chế nên tỷ lệ bệnh nhân đến giai đoạn sớm rất thấp.
Chính vì những lý do trên, nên việc chẩn đoán sớm mới chỉ được áp dụng có hiệu quả ở một số bệnh nhất định, có sự phối hợp chặt chẽ giữa lâm sàng, cận lâm sàng.
2. Các chất chỉ điểm sinh học
Là những chất xuất hiện và thay đổi nồng độ trong cơ thể liên quan tới sự phát sinh và phát triển của ung thư.
Chia làm 2 loại:
2.1. Tế bào chỉ điểm
Các kháng nguyên tập trung trên bề mặt tế bào như trong bệnh Leucemie và các cơ quan thụ cảm trong K vú.
2.2 Dịch thể chỉ điểm
Các chất xuất hiện trong huyết thanh, nước tiểu, hoặc các dịch khác của cơ thể. Các chất này được tổng hợp, bài tiết từ các khối u hoặc tạo ra do phản ứng của cơ thể đối với tế bào K.
- Protein Jonne là chất chỉ điểm đầu tiên được ứng dụng để chẩn đoán đa u tủy xương.
- 1938 Gutman chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến bằng xét nghiệm phosphatase acide.
- 1948 định lượng HCG được sử dụng để chẩn đoán K rau thai, K tinh hoàn.
- 1954 Abelen tìm ra α FP chẩn đoán K gan nguyên phát.
- 1965 Gold Preedman tìm ra CEA trong K đại tràng.
- 1997 Wang tìm ra PAS có giá trị trong chẩn đoán K tiền liệt tuyến.
Ngày nay nhờ việc sử dụng kháng thể đơn dòng, người ta đã tìm ra các kháng nguyên đặc hiệu:
+ CA 15.3 đặc hiệu với K vú
+ CA 19.9 với K dạ dày, đại trực tràng.
+ CA 72.4 với K dạ dày.
+ SCC: với ung thư biểu bì.
3. Một số bệnh có thể phát hiện sớm do đặc điểm dễ dàng phát hiện và có Test đặc hiệu
3.1. Sàng lọc K vú - Tự khám vú
- Khám lâm sàng tuyến vú theo định kỳ đối với các phụ nữ có nguy cơ cao.
- Chụp tuyến vú định kỳ với các phụ nữ có nguy cơ cao.
3.2. Sàng lọc K cổ tử cung
- Làm Paptest mỗi năm từ 1 đến 2 lần đối với phụ nữ trên 30 tuổi đã có gia đình.
- Có thể khám cổ tử cung bằng mắt với mỏ vịt theo định kỳ với phụ nữ trên 30 tuổi, có gia đình. Có thể kết hợp:
+ Thử nghiệm Lugol
+ Soi cổ tử cung và phóng đại các thương tổn.
+ Khoét chóp cổ tử cung.
3.3. Sàng lọc ung thư đại tràng và trực tràng - Nhằm vào các bệnh nhân có nguy cơ cao - Các biện pháp sàng lọc.
+ XN máu tiềm ẩn trong phân.
+ Phát hiện hoạt động Peroxidase của huyết cầu tố.
+ Nội soi đại trực tràng theo định kỳ.
3.4. Đối với K gan nguyên phát
Đo lượng α FP trong huyết thanh những đối tượng đã bị viêm gan siêu vi theo định kỳ.
3.5. K vùng họng miệng
Sàng lọc bằng cách đo lượng kháng thể IgA của virút Epstein-Barr cho dân ở vùng hay mắc bệnh này.
3.6. K tiền liệt tuyến
Có 3 xét nghiệm có khả năng phát hiện khi chưa có triệu chứng lâm sàng: thăm trực tràng bằng tay, siêu âm, do kháng nguyên đặc hiệu của K tiền liệt tuyến (PSA) 3.7. K tuyến giáp
Đối với các đối tượng có nguy cơ cao (đã chiếu Xquang vùng cổ khi còn trẻ, gia đình có bệnh nhân bị K giáp thể tủy), cần phải;
+ Khám tuyến giáp định kỳ
+ Định lượng Calcintonin và Thyroglobulin 3.8. K phế quản phổi
Chụp Xquang phổi định kỳ với người trên 45 tuổi hút thuốc lá nhiều.
3.9. K dạ dày
Khám nội soi những bệnh nhân có dấu hiệu nghi ngờ. Sinh thiết tổ chức nghi ngờ để phát hiện sớm K dạ dày
4. Kết luận
Ung thư là bệnh hiểm nghèo, chỉ có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Chẩn đoán ung thư phụ thuộc vào sự thăm khám của thầy thuốc và sự hiểu biết của người bệnh.
Người bác sĩ đầu tiên khám bệnh là người có trách nhiệm nặng nề trong việc chẩn đoán sớm giúp người bệnh có nhiều hy vọng được chữa khỏi. Ngoài những hiểu biết chung về y học, tất cả các thầy thuốc cần phải có những kiến thức ung thư học, nắm vững các phương pháp chẩn đoán ung thư.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Y tế, Bệnh viện K, Hướng dẫn thực hành chẩn đoán và điều trị ung
thư, nhà xuất bản Y học 1999, trang 7-15.
2. Đại học Y Hà Nội, Bài giảng ung thư học, nhà xuất bản Y học 1999,
trang 39-45.
3. Vincent T. De Vita, Principles & Practice of Oncology, Part 2.
4. UICC, Ung thư học lâm sàng 1995, trang 189-207.