CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CHO CÔNG TY TNHH RALS QUỐC TẾ VIỆT NAM
2.3. Các nguồn phát sinh ô nhiễm và biện pháp khống chế
2.3.1. Nguồn phát sinh khí thải
2.3.1.1 Nguồn phát sinh:
Bụi từ quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu:
Với đặc thù loại hình sản xuất của Nhà máy mà trong dây chuyền lắp ráp không làm phát sinh bụi cũng như khí thải, mà chủ yếu bụi phát sinh từ quá trình bốc dỡ lên xuống, nhập nguyên liệu vào kho. Do đó bụi chủ yếu phát tán từ quá trình dính bám
trên bề mặt bao bì trong thời gian vận chuyển. Lượng bụi này chỉ ảnh hưởng đến một số công nhân trực tiếp tham gia vào công đoạn bốc dỡ.
Bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển:
Trong quá trình hoạt động của Nhà máy, hằng ngày sẽ có các phương tiện giao thông đi lại bằng xăng, dầu ra và vào kho. Các phương tiện này sẽ thải vào môi trường không khí một lượng khói thải có chứa các chất ô nhiễm như NOx, CxHy, CO. Tuy nhiên, nguồn ô nhiễm này xảy ra không liên tục và tần suất không lớn do đó tải lượng khí thải sinh ra là không đáng kể.
Ô nhiễm bụi và khí thải trong quá trình sản xuất:
- Bụi và khí thải từ quá trình bóc vỏ: Quá trình bóc vỏ cứng, vỏ lụa sẽ phát sinh ra một lượng bụi và chất thải rắn có kích thước lớn. Tuy nhiên lượng bụi này phát sinh không đáng kể và không chứa các thành phần nguy hại.
- Mùi phát sinh từ kho chứa hạt điều, vỏ hạt điều và quá trình ép dầu vỏ hạt điều,..
Ô nhiễm khí thải lò hơi:
Hiện tại Nhà máy đang sử dụng 2 lò hơi để phục vụ cho sản xuất với nhiên liệu đốt là vỏ hạt điều. Vì vậy khi lò hơi hoạt động sẽ sản sinh ra một lượng khói bụi, SO2, NOx, CO,...
Tác động của bụi và khí thải:
Bụi phát sinh từ các quá trình sử dụng nguyên vật liệu và các phương tiện vận chuyển thường là bụi có kích thước khá nhỏ (bụi hô hấp), nếu không có biện pháp phòng chống thích hợp sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp như lao, viêm phổi...
Các ảnh hưởng của khí thải:
−Khi phổi tiếp nhận một lượng khí thải nhất định thì sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gan và đường hô hấp... với các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, co giật...
−NO: suy giảm quá trình tuần hoàn, vận chuyển oxy của máu
−NO2 với nồng độ 15 - 50 ppm có khả năng gây nguy hiểm cho phổi, tim, gan của người và cả động vật, có nguy cơ gây tử vong.
−Các khí NO, NO2 sẽ kết hợp với hơi nước tạo thành acid HNO3 làm ăn mòn các thiết bị bằng kim loại
−NO là một trong những khí gây hiệu ứng nhà kính.
−Khí CO rất độc. Nếu trong không khí có CO nồng độ khoảng 250 ppm sẽ khiến con người bị tử vong vì ngộ độc. Nồng độ giới hạn của CO trong không khí là 32 ppm.
−Tất cả các chất có gốc phenol đều có chứa chất độc hại cho môi trường, con người. Đối với môi trường, chất này làm ô nhiễm nguồn nước khi xả đỗ ra bên ngoài.
Các loại tảo, cá nếu bị nhiễm sẽ chết dần, nước có màu và bốc mùi hôi. Đối với người sản xuất chất này gây ảnh hưởng bởi mùi độc hại, khó chịu, thường xuyên hít phải sẽ có nguy cơ gây hại đối với sức khỏe. Ở mức độ nặng chất này có thể ảnh hưởng đến hệ thống sinh dục và tăng trưởng, gây rối loạn khả năng sinh sản.
Ô nhiễm do tiếng ồn và nhiệt độ:
Tiếng ồn:
Từ sự va chạm cơ học của các máy móc thiết bị trong quá trình hoạt động.
Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của từng loại máy móc là không đáng kể. Nhưng trong quá trình hoạt động sản xuất, các thiết bị máy móc hoạt động cùng lúc sẽ gây ra sự cộng hưởng, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân trực tiếp lao động trong nhà xưởng.
Ngoài ra, các loại xe vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm ra vào Nhà máy cũng là nguồn phát sinh tiếng ồn. Tuy nhiên, các nguồn ồn này là phân tán và không đáng kể.
- Tiếng ồn phát sinh từ công đoạn phân loại, tách vỏ,...
Nhiệt độ: Nguồn ô nhiễm nhiệt thừa phát sinh từ quá trình vận hành máy móc, gây ô nhiễm cục bộ tại khu vực, nhiệt thừa gây nên nhiệt độ cao trong xưởng là nguyên nhân gây ra một số bệnh nghề nghiệp cho công nhân làm việc trực tiếp tại khu vực này.
Tác động của tiếng ồn và độ rung:
Tiếng ồn tác động đến tai, sau đó tác động đến hệ thần kinh trung ương, rồi đến hệ tim mạch, dạ dày và các cơ quan khác, sau đó mới đến cơ quan thính giác. Tác động của tiếng ồn phụ thuộc vào tần số và cường độ âm, tần số lặp lại của tiếng ồn.
+Tác động đến cơ quan thính giác: tiếng ồn làm giảm độ nhạy cảm, tăng ngưỡng nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và an toàn.
+Tác động đến các cơ quan khác:
Hệ thần kinh trung ương: Tiếng ồn gây kích thích hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến bộ não gây đau đầu, chóng mặt, sợ hãi, giận dữ vô cớ.
Hệ tim mạch: làm rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng tới sự hoạt động bình thường của tuần hoàn máu, làm tăng huyết áp.
Dạ dày: làm rối loạn quá trình tiết dịch, tăng axit trong dạ dày, làm rối loạn sự co bóp, gây viêm loét dạ dày.
Tiếng ồn ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người lao động. Độ ồn cao và liên tục có thể gây ra tác động xấu đến sức khỏe, đến năng suất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất.
2.3.1.2 Khống chế ô nhiễm không khí tại Công ty
Khống chế bụi từ quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu:
Để hạn chế tác động bụi đối với người lao động trực tiếp trong xưởng sản xuất.
Một số biện pháp đã được áp dụng:
- Đối với công nhân làm việc tại khu vực này phải được trang bị khẩu trang;
- Nhà xưởng được thiết kế cao ráo có độ thông thoáng tự nhiên tốt, đảm bảo phát tán bụi nhỏ, làm giảm nồng độ bụi trong phân xưởng;
- Bố trí trí hợp lý thời gian vận chuyển vật liệu cũng như bốc xếp hàng hóa, sử dụng các loại xe mới, kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên.
- Trồng cây xanh trong khuôn viên nhà xưởng với diện tích cây xanh 20% để hạn chế bụi phát tán ra môi trường xung quanh.
Khống chế bụi từ các phương tiện vận chuyển:
Để khống chế ô nhiễm bụi từ các phương tiện vận chuyển, Nhà máy đã thực hiện biện pháp:
- Dùng xăng đạt tiêu chuẩn cho các phương tiện vận chuyển, bê tông hóa và thường xuyên quét dọn, tưới nước đường nội bộ.
- Khi xe ra vào nhà xưởng phải giảm tốc độ xe.
- Trồng cây xanh xung quanh khu vực nhà xưởng.
Khống chế ô nhiễm trong quá trình sản xuất:
Nhà máy đã thực hiện các biện pháp sau:
- Nhà xưởng được thiết kế cao ráo có độ thông thoáng tự nhiên tốt, đảm bảo phát tán bụi nhỏ, làm giảm nồng độ bụi trong phân xưởng;
- Tăng cường quạt hút và quạt thổi cưỡng bức tại các khu vực để tránh tình trạng các hợp chất hữu cơ tập trung lại một khu vực cao.
- Công nhân khi tiếp xúc được trang bị bảo hộ lao động như kính, găng tay, khẩu trang.
Với các biện pháp khống chế như trên thì hiệu quả xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép môi trường không khí xung quanh.
Khống chế ô nhiễm khí thải lò hơi:
- Đối với khí thải sinh ra từ lò hơi được thu gom và xử lý như sau:
Sơ đồ 2.4. Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải từ lò hơi Ngoài ra, Nhà máy còn áp dụng các biện pháp khác như:
- Lắp đặt hệ thống thông gió, quạt hút công nghiệp chuyên dụng, điều hoà không khí tăng cường thông thoáng nhà xưởng nhằm nâng cao chất lượng không khí trong nhà máy.
- Thường xuyên vệ sinh, quét dọn thu gom rác trong khuôn viên Nhà xưởng.
- Khu tiếp nhận nguyên liệu, giao nhận sản phẩm, bãi chứa nguyên liệu,..bố trí cuối hướng gió, có tường chắn cách ly, khoảng cách công trình bố trí hợp lý và đúng quy định, hạn chế ảnh hưởng đến người lao động và môi trường xung quanh.
- Phủ kín các bãi trống bằng cỏ và cây xanh cũng như trồng cây xanh bao bọc xung quanh Nhà máy. Tiếp tục duy trì diện tích cây xanh, thảm thực vật trong và ngoài khuôn viên, đặc biệt là loại cây xanh có tán cao để tăng cường khả năng thanh lọc khí độc và điều hòa điều kiện vi khí hậu trong khu vực.
Khí thải lò hơi
Cyclone
Tháp hấp thụ
Ống khói
Khí sạch
Khống chế tiếng ồn:
Để khống chế tiếng ồn trong quá trình hoạt động, Nhà máy đã thực hiện các biện pháp sau:
- Xây dựng tường bao cách ly khu vực xung quanh;
- Quản lý quy trình hoạt động một cách hợp lý, tránh để tình trạng các máy gây ồn cùng hoạt động một lúc gây cộng hưởng tiếng ồn;
- Bảo trì, tra dầu mỡ toàn bộ máy móc thiết bị trong nhà xưởng sản xuất một cách thường xuyên;
- Thường xuyên tiến hành kiểm tra máy móc, độ mài mòn các chi tiết luôn tra dầu mỡ bôi trơn các máy và thay thế các chi tiết bị mài mòn;
- Xung quanh nhà xưởng được xây tường và trồng cây xanh để hạn chế tiếng ồn lan truyền ra môi trường xung quanh;
- Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp làm việc tại dây chuyền gây tiếng ồn lớn như nút tai chống ồn, khẩu trang chống bụi, mắt kính, bao tay,…
Khống chế ô nhiễm nhiệt:
- Nhà xưởng được xây dựng cao ráo, và có diện tích cửa sổ lớn, bố trí thông thoáng tự nhiên;
- Trên mái nhà xưởng lắp đặt trần cách nhiệt và quả cầu thông gió. Đồng thời trang bị thêm các quạt công nghiệp cục bộ và các quạt thông gió tại các nhà xưởng nhắm làm mát công nhân tại chổ nhằm tăng cường khả năng thông gió và giảm nhiệt độ và độ ẩm trong phân xưởng sản xuất. Tốc độ gió nơi làm việc của công nhân đạt 1,5m/s và độ ẩm dưới 80%.
- Nhà máy tiến hành cho công nhân làm việc tại nơi có nhiệt độ cao thường xuyên nghỉ ngơi, cung cấp nước mát có thêm muối cho công nhân làm việc tại khu có nhiệt độ cao.