CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CHO CÔNG TY TNHH RALS QUỐC TẾ VIỆT NAM
2.3. Các nguồn phát sinh ô nhiễm và biện pháp khống chế
2.3.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt của Nhà máy phát sinh chủ yếu từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân viên và từ nhà ăn. Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt gồm có:
- Các hợp chất có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm, rau quả, thức ăn dư thừa…
- Các hợp chất có nguồn gốc giấy từ các loại bao gói đựng đồ ăn, thức uống,...
- Các hợp chất vô cơ như nhựa, plastic, PVC, thủy tinh…
- Kim loại như vỏ hộp,…
Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại Nhà máy khoảng 200 kg/ngày (31.200 kg/06 tháng). Được tính theo hệ số phát thải chất thải rắn sinh hoạt của một người phát sinh trong một ngày là 0,5 kg/người/ngày.
Chất thải công nghiệp
Chất thải công nghiệp không nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất của Nhà máy gồm các loại chủ yếu:
- Vỏ hạt điều;
- Các loại bao bì, giấy, nhựa, nylon…
- Tro thải không dính các thành phần nguy hại.
Trung bình ước tính tổng khối lượng khoảng 1.200.000 kg/06 tháng cuối năm 2014.
Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất gồm có bóng đèn huỳnh quang thải, giẻ lau dính dầu nhớt, dầu nhớt vải,… với tổng khối lượng khoảng (214 kg/06 tháng cuối năm 2014).
Bảng 2.4. Danh sách chất thải nguy hại của Công ty
(Nguồn: Chi nhánh Công ty TNHH Rals Quốc tế VN, tháng 12/2014) 2.3.3.2. Biện pháp thu gom và xử lý
Nhà máy thực hiện công tác quản lý (thu gom, tồn trữ) và xử lý các loại chất thải phát sinh trong suốt quá trình hoạt động.
Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn được tập trung vào các thùng chứa với dung tích 100 - 200 lít được đặt tại các vị trí thuận lợi tại mọi điểm trong khuôn viên nhà máy nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh và nước mưa không chảy qua. Cuối mỗi ngày được thu gom đựng trong các thùng có nắp đậy kín và tập trung về nơi quy định. Lượng rác này được hợp đồng với đội công trình công cộng Thị xã Tây Ninh đến thu gom rác đến vận chuyển với tần suất 2 ngày/lần.
Chất thải rắn sản xuất
Đối với các chất thải sản xuất Nhà máy bán cho các Công ty mua phế liệu hằng tháng. Các bình chứa gas, oxy sau khi sử dụng hết được đem đổi bình mới tại đơn vị cung cấp.
Bố trí các thùng chứa các phế phẩm trong quá trình sản xuất
Chất thải nguy hại
Chất thải rắn nguy hại của nhà máy từ hoạt động sản xuất như bóng đèn huỳnh quang, nhớt thải, giẻ lau có dính dầu nhớt được thu gom vào các thùng chứa có nắp đậy để các đơn vị có chức năng đến thu gom một cách dễ dàng.
Nhà máy đã thực hiện đúng theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính Phủ và Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của STT Tên chất thải Trạng thái tồn tại
(rắn/lỏng/bùn)
Số lượng (kg/06 tháng)
1 Bazớ thải Rắn 60
2 Cặn từ hệ thống xử lý khí thải lò hơi Rắn 70
3 Bóng đèn huỳnh quang thải Rắn 12
4 Pin, ắc quy chì thải Rắn 12
5 Dầu thủy lực thải Rắn 59,5
6 Rác thải y tế Rắn 0,5
Bộ Trưởng BTNMT về khu vực lưu giữ tạm thời CTNH để các đơn vị có chức năng đến thu gom, xử lý như sau:
+Nhà rác có cao độ nền đảm bảo không bị ngập lụt, mặt sàn trong khu vực lưu giữ CTNH được thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào.
+Nhà rác có sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, chịu ăn mòn, không có khả năng phản ứng hoá học với CTNH; sàn có đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng CTNH cao nhất theo tính toán; tường và vách ngăn bằng vật liệu không cháy.
+Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ CTNH bằng vật liệu không cháy, trừ các thiết bị lưu chứa CTNH với dung tích lớn hơn 05 (năm) m3 thì được đặt ngoài trời; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong.
+Có phân chia các ô hoặc bộ phận riêng cho từng loại CTNH hoặc nhóm CTNH có cùng tính chất để cách ly với các loại hoặc nhóm CTNH khác có khả năng phản ứng hoá học với nhau bằng vách không cháy cao hơn chiều cao xếp CTNH.
+Khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển CTNH ở thể lỏng phải có tường, đê, hoặc gờ bao quanh toàn bộ hoặc từng phần của khu vực hoặc một biện pháp cách ly thứ cấp khác để dự phòng CTNH phát tán ra ngoài môi trường trong trường hợp có sự cố.
+Khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển CTNH dễ cháy, nổ bảo đảm khoảng cách không dưới 10 (mười) m với lò đốt, lò hơi và các thiết bị đốt khác.
+CTNH đóng gói trong bao bì chuyên dụng phải được xếp cách tường bao quanh của khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển ít nhất 50 (năm mươi) cm, không cao quá 300 (ba trăm) cm, chừa lối đi chính thẳng hàng và rộng ít nhất 150 (một trăm năm mươi) cm. CTNH kỵ ẩm phải xếp trên bục hoặc tấm nâng cao tối thiểu 30 (ba mươi) cm. Sử dụng thiết bị nâng và có biện pháp chằng buộc tránh đổ, rơi khi xếp chồng các bao bì ở độ cao hơn 150 (một trăm năm mươi) cm.
Nhìn Chung, Chi nhánh Công ty đã xây dựng hoàn thành nhà rác, đúng theo yêu cầu kỹ thuật về điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật của khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại theo Điểm 3.1 đến 3.6 Phụ lục 7 kèm theo Thông tư số 12/2011/TT- BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Trưởng BTNMT về khu vực lưu giữ tạm thời CTNH.
Theo Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 04 năm 2011 thì các loại chất thải nguy hại của hoạt động sản xuất của nhà máy phải được đốt trong lò đốt.
Hiện tại Nhà máy đang tìm một số đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại để thu gom và xử lý.