CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3 Thí điểm xây dựng mô hình quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào cộng đồng tạithôn 1, xã Sơn Diệm
3.3.3 Xây dựng mô hình quản lý RTSH trên cơ sở cộng đồng tại thôn 1 xã Sơn Diệm
a. Mô tả mô hình
Mô hình do người dân trong thôn, UBND xã, trưởng thôn cùng các cộng tác viên triển khai thực hiện.
Hoạt động chính:
Thành lập tổ vệ sinh môi trường, tổ có nhiệm vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tới bãi chôn lấp rác thải của xã
Tập huấn, tuyên truyền, thu gom thí điểm toàn bộ rác thải sinh hoạt của thôn 1
Nguồn tài chính của mô hình: Mỗi khẩu đóng tiền vật tư là: 20.000 đ/khẩu, Tiền thu gom chất thải là 10.000đ/khẩu/tháng. Ngoài ra còn có một phần kinh phí của UBND xã cấp để mua trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, phân loại, xử lý rác tại bãi
Nguồn từ phiếu điều tra
Hinh 3.4 Mức độ đồng tình của cán bộ địa phương trong việc hỗ trợ mô hình Sự tham gia của cộng đồng: Người dân thôn 1 xã Sơn Diệm đã hưởng ứng việc thành lập tổ vệ sinh môi trường bằng việc giới thiệu nhân sự, và tích cực trong công tác thu gom rác thải sinh hoạt và phân loại tại đầu nguồn thải.
Một trong các yếu tố tác động lớn đến sự tham gia của công đồng là sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo, điều hành, nắm bắt thông tin, truyền thông, giúp mô hình thí điểm được hoàn thành.
Khuyến khích việc thu gom bằng cách tạo thành phong trào thi đua chung cho toàn thôn. Hoạt động này được tổ chức, theo dõi và đánh giá để làm căn cứ bình xét gia đình văn hóa.
b. Nội dung của mô hình
- Mô hình được thực hiện trên cơ sở cộng đồng (người dân được tập huấn kỹ thuật, tham gia phân loại rác tại nguồn, tham gia thu gom và xử lý RTSH, sử dụng lại sản phẩm thu gom
Mô hình được thể hiện trong hình
- Phân loại CTSH tại nguồn với việc phân biệt loại:
+, Chất thải rắn hữu cơ: Hoa quả, bã chè, thức ăn thừa, lá cây, rau, vỏ hoa quả, cà phê...được chứa trong thùng có nắp. Sau đó được tập kết đến các điểm thu gom trong thôn rồi chờ xe thu gom rác đến thu gom và vận chuyển đến nơi tập kết cuối cùng.
+, Chất thải rắn vô cơ: Các loại xương động vật, túi ni lông, đồ chơi, giấy ăn đã sử dụng, quần áo cũ, cành cây, vỏ sò hến, xỉ than, xành sứ, thủy tinh, đầu mẩu thuốc lá...được chứa trong bao màu đỏ. Sau đó được tập kết đến
Chất thải rắn sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt trên trục đường chính 1
Rác thải sinh hoạt trên trục đường chính 2
Thu gom 2 lần/ tuần ( thứ 4,7 )
Thu gom 2 lần/ tuần ( thứ 5, chủ nhật) Bãi tập kết thôm 1
Bãi chôn lấp của xã Sơn Diêm
Bãi tập kết thôn 1
các điểm thu gom trong thôn, các chất thải có thể tái chế thu hồi bán cho các cơ sở tái chế, các chất thải còn được vận chuyển đến khu tập kết rác thải của xã để chôn lấp
- Thu gom CTSH theo tuyến cố định, có lịch trình thu gom riêng đối với mỗi loại rác nêu trên.
- Trang bị thiết bị phân loại, thu gom đến từng hộ gia đình và tổ thu gom, vận chuyển rác.
Giảm phí đổ rác thải đối với các hộ phân loại rác ngay từ nguồn thải, trả lương thích đáng đối với nhân viên tổ vệ sinh môi trường
c. Các bước xây dựng mô hình
Xây dựng mô hình quản lý rác thải sinh hoạt có sự tham gia của cộng đồng thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Xác định quy mô, mô hình
Quy mô mô hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại thôn 1 gồm 130 hộ với 680 khẩu. Thành lập 1 tổ vệ sinh MT gồm các công tác tuyên truyền, thu gom, vận chuyển, phân loại và xử lý rác thải
Bước 2: Tổ chức nhân lực
Tổ vệ sinh MT được thành lập tùy theo quy mô của mô hình, tổ gồm 4 người. Tổ cần có quy chế hoạt động riêng, hoạt động hằng ngày vào các giờ quy định hoặc định kỳ theo ngày trong tuần. Các nhân viên thuộc tổ vệ sinh MT có trách nhiệm thu gom rác... Rác thải sau khi thu gom được vận chuyển đến khu vực tập trung
Bước 3: Chuẩn bị cơ sở vật chất
Mỗi gia đình cần có một xô đựng rác có nắp để đựng rác thải hữu cơ.hai bảo tải khác màu nhau.màu vàng đựng rác thải tái chế, màu đỏ đựng rác thải chất trơ
Các tổ thu gom được trang bị xe chở rác chuyên dụng, cuốc, xẻng, quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, chổi...
Bước 4. Tuyên truyền cộng đồng tham gia và tập huấn kỹ thuật
Tập trung tuyên truyền thông tin về công tác bảo vệ môi trường tới người dân.
Tổ chức các buổi họp dân, tuyên truyền và tập huấn kỹ thuật trước khi triển khai mô hình. Cộng đồng dân cư đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu gom, xử lý và quản lý chất thải sinh hoạt
Hiệu quả thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của người dân.
Bước 5. Xây dựng lịch thu gom & tuyến thu gom rác thải sinh hoạt - Theo vị trí địa lý, địa hình địa vật và hệ thống giao thông thôn 1 chia làm 2 tuyến thu gom: tuyến 1: trục đường chính thôn 1 có 2 công nhân và 1 xe thu gom, tuyến 2: trục đường phụ thôn 1 có 2 công nhân và 1 xe thu gom
- Lịch trình thu gom được xây dựng cố định cho mỗi loại rác riêng để người dân chủ động phân loại và tập trung tại vị trí tập kết.
- Tại trục đường chính thì mỗi gia đình sẽ tập kết rác tại cổng nhà mình khi xe thu gom đi qua sẽ thu gom luôn. Còn đối với các hộ dân trong trục đường phụ thì người dân sẽ tập kết rác tại khu tập kết để tuyến 2 sẽ đi thu gom và tập kết ra ngoài trục đường chính để đợi sẽ thu gom vận chuyển đến khu tập kết rác của xã
Bước 6: Phân loại rác tại nguồn
Phân loại, lưu giữ và xử lý sơ bộ tại các hộ gia đình: Việc xử lý/tiêu hủy hoặc tái sử dụng… chất thải sinh hoạt ngay tại nguồn (các hộ gia đình) là thực sự cần thiết, giúp giảm thiểu được lượng chất thải phát sinh trên địa bàn, giúp giảm tải cho bãi lưu giữ và xử lý của thôn. Việc xử lý sơ bộ chất thải sinh hoạt ngay tại các hộ gia đình có thể vận dụng các biện pháp sau:
+ Một số thành phần chất thải có thể dùng làm chất đốt dùng trong đun nấu hàng ngày;
+ Các loại phế thải có thể tận dụng để tái chế như giấy, sắt thép, đồ hộp, nilon… có thể được lưu giữ riêng; hoặc chuyển cho tổ vệ sinh MT bán lấy phí duy trì hoạt động
+ Phần chất thải không tận dụng được sẽ được lưu giữ tại các hộ gia đình cho đến khi chuyển cho Tổ vệ sinh MT. Việc lưu giữ chất thải này được giữ trong các thùng có nắp, bao, giấy nilon… và cách xa nơi gia đình sinh hoạt nhằm giữ gìn vệ sinh.
Bước 7: Thu gom vận chuyển rác
Hình 3.5. Sơ đồ thu gom chất thải rắn
Trình tự thu gom, vận chuyển theo sơ đồ sau:
- Trong quá trình hoạt động Tổ thu gom phải xử lý mùi, ruồi muỗi…
đảm bảo vệ sinh môi trường tại bãi lưu giữ/ trung chuyển.
- Thu phí: Tổ thu gom hoạt động trên cơ sở kinh phí thu từ các hộ dân trong thôn và một phần tiền do bán các loại chất thải phân loại tái sử dụng như lon bia, nhựa, bìa cát tông
Bước 8: Chôn lấp chất thải sinh hoạt
Bãi xử lý rác thải được quy hoạch ở vị trí phù hợp với nguồn phát sinh rác thải, tại khu đất trống, không phá hoại cảnh quan, xa khu dân cư thôn và khuất gió. Diện tích bãi xử lý rác thải tùy thuộc vào khối lượng rác thải và
Các xe chở rác (Tổ vệ sinh MT) Hộ gia đình trong
thôn (điểm tập kết, bao tải chứa rác)
Bãi tập kết rác thải của thôn
điều kiện của thôn. Bãi xử lý rác thải phải cách xa các nguồn nước mặt. Ngăn chặn sự rò rỉ nước rỉ từ bãi rác thấm vào nước ngầm bằng các lớp lót chống thấm và tường bao của bãi chôn lấp. Các yêu cầu thiết kế về mặt bằng, đường vào ra, rào chắn phải tuân thủ đúng quy định. Lớp lót chống thấm được sử dụng bằng màng HDPE có độ dày 0,5m m. Bãi chôn lấp được chia thành các ô nhỏ và có độ sâu trung bình 1,5 m. Phun hoá chất diệt côn trùng và rắc vôi bột vào lớp rác thải đã đầm nén trước khi phủ đất lên trên. Đây là phương pháp chôn chất thải rắn có kiểm soát, dễ thực hiện và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.