Giải pháp mở rộng thực hiện mô hình quản lý RTSH dựa vào cộng đồng

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào cộng đồng tại xã Sơn Diệm huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh (Trang 50 - 53)

a. Việc thu gom và thực hiện việc để rác đúng nơi quy định, chôn lấp hợp vệ sinh và chế biến phân compost từ rác hữu cơ đã góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường cao. Người dân là người trực tiếp được hưởng lợi ích từ việc thực hiện mô hình này, chính vì vậy, họ cũng đã tích cực hơn trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng và tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Phát động sự tham gia từ phía cộng đồng nhân dân hưởng ứng công tác thu gom rác thải sinh hoạt, phân loại rác thải nhằm bảo vệ môi trường, giữ gìn mỹ quan chung, tạo môi trường trong sạch, bảo vệ sức khỏe công đồng.

Nâng cao năng lực của công đồng được nâng cao trong việc tổ chức và tham gia trong các quyết đinh, hoạch định chiến lược về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

b. Giám sát mô hình quản lý RTSH cộng đồng có các hộ dân tham gia.

Giám sát việc quản lý bằng cách nhắc nhở, tố giác những người thiếu ý thức, đổ rác không đúng nơi quy định. Giám sát những người thu gom rác, nếu có vị phạm xảy ra họ kịp thời báo cho trưởng thôn biết để kịp thời nhắc nhở. Mô hình đã vận động và lôi cuốn sự tham gia của nhân dân từ đó nâng cao nhận thức, xây dựng trách nhiệm của nhân dân đối với việc tạo lập và thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện, bảo vệ môi trường.

c. Nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân thực hiện mô hình và nghiên cứu khoản chi trả cho người dân thu gom tại chính nơi thôn, xóm họ sinh sống, tạo thêm thu nhập từ việc thực hiện mô hình khi tham gia thu gom.

Hàng tháng khoản chi trả lấy ra từ việc chế biến phân compost và bán những loại rác họ có thể tái chế, tái sử dụng.

d. Đa dạng hóa các hình thức hoạt động quản lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, củng cố vai trò chính quyền xã, thị trấn, tạo niềm tin, ủng hộ từ phía nhân dân, tạo phong trào thi đua, học hỏi kinh nghiệp giữa các thôn, xóm các làng thậm chi các xã lân cận. Xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, mọi vấn đề từ nhỏ nhất cũng được nhân dân tham gia, góp ý bàn luận thông qua các cuộc họp thôn, xóm, chi bộ hay các cuộc sinh hoạt của hội phụ nữ, hội nông dân.

KẾT LUÂN VÀ KIẾN NGHỊ

A KẾT LUẬN

Sơn Diện là 1 xã miền núi thuộc huyện Hương Sơn, nằm về phía tây bắc của tỉnh Hà Tĩnh:

+ Phía bắc giáp xã Sơn Quang.

+ Phía tây giáp xã Sơn Tây.

+ Phía bắc giáp thị trấn Phố Châu + Phía nam giáp xã Sơn Hàm

Xã bao gồm 9 thôn với tổng điện tích tự nhiên 3.680,49ha dân số hiện nay là 11.684 người

Theo kết quả điều tra hộ gia đình (năm 2015), lượng rác thải sinh hoạt bình quân trên đầu người của Sơn Diệm là 0.5kg/ngày. Như vậy với tổng số dân là 11.648người(2015) thì lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ hộ dân trên địa bàn xã khoảng 5.8 tấn/ngày.

Toàn thôn 1 có 130 hộ gia đình với tổng số dân là 680 người. Số dân từ 0 – 15 tuổi là 21%, từ 15 – 60 tuổi là 65%, trên 60 tuổi là 14%.

Xây dựng mô hình thí điểm quản lý chất thải sinh hoạt dựa trên cộng đồng tại khu vực thôn1 cho thấy, người dân đã nắm được mục đích của việc xử lý chất thải sinh hoạt, bảo vệ môi trường, và việc thu gom, vận chuyển, phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn là quan trọng, đóng góp đáng kể cho việc quản lý rác tại địa phương, đội vệ sinh môi trường thôn 1 ra đời phục vụ cho chính nhu cầu của người dân. Người dân trực tiếp tham gia quản lý môi trường tại địa phương mình.Trong qua trình thực hiện mô hình được sự đồng tình của UBND xã Sơn Diệm và các cán bộ tại địa phương nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng mô hình được thành công

Quản lý chất thải sinh hoạt để đạt hiệu quả trên cần thực hiện các giải pháp ứng dụng quản lý chất thải dựa vào cộng đồng, phát huy sự tham gia của người dân trong phân loại rác thải tại nguồn, quản lý, giám sát thực hiện mô hình, tăng cường hiệu quả hoạt động xử lý rác, tái chế

B KIẾN NGHỊ

Để công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã thực hiện tốt hơn, tôi đưa ra một số kiến nghị như sau:

+ Mỗi thôn nên xây dựng một mô hình quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào cộng đồng riêng tiện cho việc thu gom, xử lý rác thải.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức người dân về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, về hoạt động phân loại rác

+ Cơ quan quản lý huyện, xã, thị trấn cần phải huy động mọi nguồn lực nhằm phát huy tối đa các tiềm năng, tăng cường sự hỗ trợ, giúp đỡ nhằm ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do tác động của con người và thiên nhiên gây ra.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào cộng đồng tại xã Sơn Diệm huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w