Nguyên nhân và đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Đánh giá biến động đất đai trên địa bàn xã Châu Giang, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam giai đoạn 20052015 (Trang 43 - 46)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.5 Nguyên nhân và đề xuất giải pháp

3.5.1 Nguyên nhân

a. Nguyên nhân khách quan:

- Việc biến động đất đai do hoán đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người dân và các dự án đầu tư vào địa bàn trong những năm qua rất lớn do người dân chưa am hiểu về Luật đất đai dẫn đến việc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, làm mất cân bằng nguồn quỹ đất của xã, gây ảnh hưởng xấu đến chất đất.

- Luật Đất đai 2013 mới được ban hành tạo hành lang thông thoáng và có nhiều tháo gỡ tuy nhiên các Thông tư, Nghị định và các văn bản kèm theo nhiều nên việc áp dụng vào các công trình đang thực hiện gặp nhiều khó khăn.

b. Nguyên nhân chủ quan:

- Công tác tuyên truyền và nhận thức của cán bộ địa chính một số xã còn hạn chế, việc tham mưu chỉ đạo thực hiện không phù hợp với chỉ đạo của cấp trên.

- Công tác phối hợp giữa UBND xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Trung tâm Kỹ thuật Công nghệ Tài nguyên chưa tốt, chưa hợp lý. Chuyên môn của một số cán bộ địa chính xã còn rất hạn chế, trách nhiệm thực hiện công việc rất thấp, chưa nắm bắt và hiểu hết các văn bản quy định về quản lý đất đai của Nhà nước. Một số cán bộ tham gia công tác lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận của Trung tâm Kỹ thuật Công nghệ Tài nguyên trình độ chuyên môn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu trong quá trình thực hiện dự án.

- Một số xã, cán bộ địa chính chưa nhận thức được tầm quan trọng về đất đai, nên việc buông lỏng quản lý vẫn xảy ra, như việc sử dụng sai mục đích, lấn chiếm đất công...

3.5.2 Đề xuất giải pháp

- Tìm nguồn kinh phí từ Nhà nước, tỉnh, huyện… để đầu tư cho các cơ sở hạ tầng như: giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ bản, trường học, y tế… cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

- Bố trí đất cho các điểm sản xuất kinh doanh phải có giải pháp kỹ thuật làm giảm thiểu tính độc hại của các chất thải đồng thời có biện pháp xử lý tránh gây ô nhiễm môi trường, phá hoại sự cân bằng môi trường sinh thái.

- Huy động tiền vốn và nhân lực trong nhân dân vào các hoạt động sản xuất và kinh doanh, đẩy mạnh phát triển sản xuất để có nguồn lực tài chính, phát huy và khai thác hết nội lực của địa phương từ các nguồn thu, các khoản thuế.

a. Giải pháp tổ chức hành chính

Để phương án quy hoạch sử dụng đất có tính khả thi cao, cần thực hiện đồng bộ trong hệ thống quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Sau khi quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt, UBND xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch và giao trách nhiệm cho các ngành chức năng, các xóm có nhiệm vụ thực hiện theo phương án quy hoạch sử dụng đất đưa chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất vào hệ thống chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội chung của xã, tạo đà cho phát triển toàn diện.

Các ban ngành đoàn thể phối hợp tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt các nội dung quy hoạch được duyệt.

3.7.2 Hoàn thiện các chính sách

- Thực hiện đồng bộ các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, đồng thời đưa nội dung, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai theo đúng phương án quy hoạch.

- Xây dựng chính sách đất đai và cụ thể hóa các điều khoản của Luật đất đai và các văn bản sau Luật của Trung ương, đảm bảo kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Quan tâm và giải quyết thỏa đáng các chính sách đền bù giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất của nhân dân, giải quyết tranh chấp đất đai theo đúng Luật, chuyển mục đích sử dụng đất theo phương án quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

- Đẩy nhanh tốc độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thống nhất quản lý đất đai, nhất là việc theo dõi biến động do chuyển quyền sử dụng đất.

c. Giải pháp về khoa học công nghệ

Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ vào sản xuất.

Khuyến khích đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ để tạo sản phẩm có giá trị cao.

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.

d. Một số giải pháp thực hiện khác

- Thực hiện việc phổ biến công khai, tuyên truyền rộng rãi phương án quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

- UBND xã chỉ đạo các ngành trong xã tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

- Cán bộ chuyên môn ngành Địa chính cần được đào tạo, tập huấn thường xuyên và chuyên môn nghiệp vụ để có khả năng và trình độ thực hiện tốt 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.

- Thường xuyên thực hiện công tác thống kê, kiểm kê định kỳ theo quy định của pháp luật, kịp thời điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm và trong từng giai đoạn của quy hoạch.

- Phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Đất đai.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo chất lượng chính xác, giúp cho việc quản lý đất đai đi vào nề nếp và hiện đại hóa hơn.

- Kiến nghị bổ sung và điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Đánh giá biến động đất đai trên địa bàn xã Châu Giang, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam giai đoạn 20052015 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w