CÔNG TÁC CHO VAY XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐÀ NẴNG
3.3. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG CHO TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG
3.3.1.Tiến hành tìm hiểu và tài trợ khách hàng:
Các nhà XK đến ngân hàng, nếu yêu cầu tài trợ thường rất vội, họ cần tiền ngay. Nếu không họ mất một cơ hội XK quan trọng, hoặc mất đi một khách hàng then chốt. Trong khi đó, ngân hàng luôn phải thận trọng cân nhắc nhiều vấn đề.
Những nguyên tắc cơ bản trong phân tích thẩm định khách hàng là chọn lựa loại hình tài trợ phù hợp với nhu cầu của nhà XK.
3.3.1.1.Giới thiệu sản phẩm trên thị trường:
Ngân hàng thông qua các cơ quan chức năng như đài báo, truyền hình, viết thư giới thiệu hoặc trực tiếp tiếp xúc với khách hàng để giới thiệu các thông tin về phương thức cho vay tài trợ XK đến cho khách hàng.
Xây dựng một webside trên mạng giữa ngân hàng và khách hàng về những thông tin liên quan đến phương thức cho vay tài trợ XK. Đây là hình thức thông tin hai chiều, tại webside ngân hàng có thể giới thiệu về những tiện ích mà phương thức cho vay này mang lại cho khách hàng.
Sau khi thị trường của hoạt động cho vay tài trợ XK đã thực sự phát triển thì trang web là nơi sẽ trao đổi thông tin, thậm chí khi mạng lưới nối mạng hoạt động mạnh, được kết nối ba chiều giữa ngân hàng, khách hàng và trung tâm CIC. Thông tin ba chiều có thể chuyển tải thường xuyên liên tục thì khách hàng có thể ký hợp đồng vay tài trợ XK qua mạng. với điều kiện, mỗi đơn vị khách hàng phải thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình quản lý công ty một cách công khai trung thực thông qua mạng thông tin ba chiều đã được kết nối. Đương nhiên, để truy cập vào trang web này chỉ có thể là khách hàng của ngân hàng, hơn nữa khách hàng có độ tín nhiệm cao và quan hệ lâu dài, và để giới hạn việc truy cập thì mỗi khách hàng có một mã khách hàng riêng.
Ngân hàng, hàng quý hoặc hàng tháng tổ chức một buổi hội nghị khách hàng đối với khách hàng mục tiêu, tại ngân hàng và khách hàng có thể tham luận về những ưu nhượt của phương thức này, cùng nhau đưa ra cách thức tối ưu để đảm bảo quyền lợi cho mỗi bên, giải quyết những vướng mắc của khách hàng về điều kiện và cách đăng ký cho vay hợp đồng XK. Điều này giúp khách hàng hiểu rõ dịch vụ ngân hàng nhằm tăng mối quan hệ giữa hai bên.
3.3.1.2.Tìm hiểu khách hàng:
Việc tìm hiểu khách hàng bao hàm việc thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến nhà XK, từ đó nắm vũng khách hàng và hiểu rõ nhu cầu khách hàng của họ.
3.3.1.3.Quan hệ khách hàng:
Ngân hàng thiết lập mối quan hệ bền chặt mang tính hợp tác và tin cậy với khách hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động tài trợ XK của ngân hàng. Đặc biệt là việc xác lập quan hệ với các doanh nghiệp XK chưa từng tiếp cận các loại hình dịch vụ tài trợ ngân hàng cung cấp.
Mối quan hệ khách hàng không chỉ đơn giản là những lần làm việc trực tiếp giữa hai bên với nhau mà còn nhiều cách thức khác giúp ngân hàng tiếp cận chọn lọc, cũng cố quan hệ khắng khít với khách hàng. Ngân hàng có thể giúp doanh nghiệp XK hiểu rõ các dịch vụ tài trợ mà ngân hàng cung ứng, những giao dịch ngân hàng có thể xét tài trợ….thông qua các loại ấn phẩm bỏ túi, các buổi thuyết trình chuyên đề, họp mặt tiếp xúc doanh nghiệp, họp bàn tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình tài trợ….trong mối quan hệ nay, ngân hàng cần đảm bảo vai trò của mình là tổ chức đối tác và tư vấn tài chính cho khách hàng trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
3.3.2.Các giải pháp về công tác cán bộ:
Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, con người bao giờ cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định mọi hoạt động. bởi vì, con người là chủ thể mọi hoạt động kinh tế và suy cho cùng chính họ tao nên các mối quan hệ các kết quả kinh doanh. Trong kinh doanh ngân hàng, một ngành kinh doanh đặc biệt chứa đựng nhiều rủi ro thì vai trò của con người cần được phát huy triệt để. Các cán bộ ngân hàng,nhất là cán bộ tín dụng phải thực hiện đầy đủ tư cách của một người nắm vũng trình độ chuyên môn, có đầy đủ tư cách và vốn kiến thức xã hội phong phú.
Nghĩa là cán bộ ngân hàng ít nhất phải bằng hoặc hơn hẳn “một cái đầu”. Để thực hiện được điều này, ngân hàng phải chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng thông qua các công việc chủ yếu sau:
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá cán bộ, đặc biệt chú trọng đến cán bộ tín dụng. Việc đánh giá cán bộ rất hệ trọng và phức tạp, đòi hỏi các chỉ tiêu phải
mang tính chất tổng hợp thể hiện năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ ngân hàng.
- Phải có phương pháp đánh giá khoa học để có sự nhìn nhận đúng đắn và khách quan, tránh bớt chủ quan của con người đánh giá. Đây là khâu đầu tiên quyết định đến việc bố trí sử dụng đúng người, đúng việc là yếu tố liên quan đến việc thành hay bại của ngân hàng. Muốn đánh giá đúng phải có phương pháp khoa học và khách quan dựa trên cơ sở.
Phải lấy hiệu quả công tác và sự đóng góp thực tế làm thước đo phẩm chất, năng lực cán bộ, không nên đồng nhất bằng cấp học vị với năng lực thực tế.
Rà sát lại đội ngũ cán bộ tín dụng hiện có để có kế hoạch bồi dưỡng đào tạo nâng cao nhằm phù hợp với nhiệm vụ đề ra.
Bố trí cán bộ tín dụng phải dựa trên cơ sở phù hợp với năng lực thực tế của họ theo yêu cầu “biết người-biết việc” phát huy đúng sở trường để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Thực hiện chế độ phạt thưởng theo chỉ tiêu doanh số.
Tóm lại, đối với cán bộ tín dụng cần phải giao trách nhiệm một cách rõ ràng nhưng cũng cần quan tâm đến lợi ích của họ nhằm khuyến khích lòng hăng say nhiệt tình trong công việc. Thực ra khi nhận nhiệm vụ bản thân cán bộ tín dụng đều hiểu rằng họ phải làm những gì. Nhưng nhìn chung, để có được hiệu quả thì một trong những yếu tố quan trọng là mức độ cụ thể của công việc, công việc càng được cụ thể lượng hoá bao nhiêu thì càng dễ thực hiện và đánh giá mức độ hoàn thành bấy nhiêu. Mặc khác, nhìn nhận một cách toàn diện ta thấy, hoạt động tín dụng là nguồn thu nhập cơ bản của ngân hàng nên rủi ro tín dụng tạo ra là rất lớn cho ngân hàng. Ý nghĩa quan trọng đó của tín dụng làm cho cán bộ tín dụng cảm thấy vinh dự, tự hào và còn giao cho họ một trách nhiệm nặng nề bởi đánh giá và hạn chế rủi ro tín dụng là một công việc hết sức phức tạp và đầy khó khăn. Công việc của một cán bộ tín dụng không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên sâu kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực mà họ đầu tư vốn vào và khả năng phân tích phán đoán mà phải biết đưa ra những quyết định chính xác sử lý kịp thời thông minh. Đòi hỏi thì cao, trách nhiệm nặng nề nhưng quyền lợi của họ ít được quan tâm đến. Phải thừa nhận rằng hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn rủi ro, sau khi ký tài trợ ai cũng lo sợ đến khi thu
nợ thì mới thấy nhẹ nhõm. Nhiều khi lo sợ họ cố tình không cho vay tài trợ với tư tưởng làm tốt thì mọi cái đều hưởng chung, chia chung, ngược lại làm dở thì một mình gánh chịu. Bởi vậy, việc quan tâm tới lợi ích của cán bộ tín dụng là một việc làm tối cần thiết của ngân hàng.
3.3.3. Áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro:
3.3.3.1.Thường xuyên tiến hành đánh giá khách hàng:
Việc đánh giá khách hàng dựa trên cơ sở tình hình hoạt động sản xuất của khách hàng, về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ và lãi vay của khách hàng đối với ngân hàng nhằm nắm rõ tình hình của từng khách hàng tham gia quan hệ. từ đó có thể đánh giá được khách hàng nào đang làm ăn có hiệu quả, thực hiện tốt các nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng. Những khách hàng tình hình hoạt động đang có chiều sa sút, hoặc có biểu hiện không tốt trong việc thu nợ, khả năng thu nợ kém. Để từ đó có những biện pháp thích hợp đối với từng doanh nghiệp. Cụ thể, đối với những doanh nghiệp bình thường thì tăng cường kiểm soát chặt chẽ, đồng thời tăng trưởng tín dụng trên cơ sở an toàn, hiệu quả, tránh tình trạng vượt ngoài khả năng quản lý.
Đối với những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả hoặc có chiều hướng đi xuống, ngân hàng khó có khả năng thu nợ thì cần phải tăng cường kiểm tra kiểm soát, tăng cường làm việc cùng doanh nghiệp để tháo gỡ những khó khăn, đồng thời cũng đốc doanh nghiệp trả nợ, giảm dần dư nợ vay tại ngân hàng, đôn đốc cán bộ tín dụng thu nợ và thu hồi vốn vay.
3.3.3.2.Thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay:
Thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng nhằm phát hiện sớm những vi phạm trong việc sử dụng vốn vay như việc sử dụng vốn vay sai mục đích, không tuân thủ những điều kiện trong hợp đồng tín dụng. Để từ đó giảm những rủi ro không đáng có cho ngân hàng, tăng hiệu quả của các vốn vay. Để kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay doanh nghiệp, ngân hàng ngoài kiểm tra thẩm định hồ sơ vay vốn, thẩm định phương án vay vốn là bước không thể thiếu được để tiến hành cho vay thì cán bộ tín dụng cũng thường xuyên theo dõi việc sử dụng vốn vay trong thực tế để phát hiện sớm những vấn đề phát sinh, kịp thời đưa ra giải pháp thích ứng với tình hình.
3.3.3.3.Phải hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế:
Hoạt động cho vay XK gắn liền với hoạt động cho vay thanh toán quốc tế của ngân hàng. Rủi ro trong thanh toán quốc tế cũng ảnh hưởng đến rủi ro trong cho vay XK. Rủi ro đó xuất phát là do khi ký hợp đồng doanh nghiệp đã lúng túng thiếu kinh nghiệm và không hiểu kỹ các điều luật thương mại quốc tế, khách hàng đã chọn phương thức thanh toán không phù hợp, tín dụng thư chưa rõ ràng….Để hạn chế bớt rủi ro này thì ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng chọn lựa những điều khoản trong hợp đồng trong thư tín dụng, các hình thức thanh toán có lợi nhất, vì quyền lợi của khách hàng cũng chính là quyền lợi của ngân hàng. Điều này cũng đã khẳng định một điều là cán bộ thanh toán quốc tế phải có chuyên môn cao, giỏi ngoại ngữ và am hiểu thương mại quốc tế.
Tư vấn cho khách hàng khi ký hợp đồng XK chọn phương thức thanh toán có lợi nhất.
Ngoài phương thức chuyển tiền, nhờ thu hay uỷ thác thu, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ta nên chon phương thức thanh toán CAD (phương thức giao chứng từ trả tiền ngay) nó rất phù hợp với nhà XK. Do nước ta là một nước nhỏ bé, tiếng nói ít có trọng lượng như Mỹ, Nhật….nêu XK hàng hoá sang mà không thu được tiền khi gặp người mua lừa đảo ta chọn phương thức thanh toán có lợi cho mình như phương thức CAD. Yêu cầu phương thức này là người mua phải có đại diện ở nước người bán.
Đứng trên góc độ ngân hàng: Ngân hàng có thể tham gia trực tiếp vào quá trình thanh toán, sự cam kết của ngân hàng trong thanh toán là bằng tiền.
Đứng trên góc độ người bán: Phương thức này rất tốt, vì có thể thu tiền ngay, trường hợp chứng từ có sai sót thì ngân hàng vẫn thanh toán nhưng sau đó sẽ sữa lại. Ngoài ra về mặt chứng từ không quá ngoặt nghèo trong phương thức tín dụng thư.
Mỗi loại thư tín dụng đều có ưu nhượt điểm của nó, người cán bộ tín dụng nên tư vấn cho khách hàng loại tín dụng thư thích hợp mang lại hiệu quả cao trong quá trình thanh toán. Vì lợi ích khách hàng cũng như lợi ích ngân hàng. Loại L/C mà người XK nên thoả thuận là loại L/C không thể huỷ ngang miễn truy đòi và L/C có xác nhân bởi vì loại thư tín dụng này đảm bảo chắc chắn thu được tiền, ổn định không phải truy hoàn lại tiền. Nhà XK nên thoả thuận với nhà NK về thời điểm mở
và thời hạn hiệu lực của L/C một cách hợp lý. Cần kiểm tra kỹ nội dung của L/C khi nhân hết sức cẩn thận trong quá trình lập chứng từ.