CÁC KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN CẤP TRÊN

Một phần của tài liệu Cho vay Xuất nhập khẩu tại ngân hàng Công thương Đà Nẵng (Trang 45 - 48)

CÔNG TÁC CHO VAY XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐÀ NẴNG

3.4. CÁC KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN CẤP TRÊN

3.4.1.Kiến nghị đối với NHTW và Chính phủ:

3.4.1.1.Cần có chính sách hoàn thiện thị trường và môi trường pháp lý:

- Hoàn thiện thị trường và môi trường pháp lý đang là vấn đề cấp bách của nước ta hiện nay và các nước đang phát triển nói chung. Bởi vì:

+ Hình ảnh của một thị trường và môi trường pháp lý không hoàn thiện là sự không đầy đủ thông tin về nhau giữa người đi vay và người cho vay, giữa các đối thủ cạnh tranh với nhau trên thị trường tài chính. Việc thiếu thông tin là lý do quan trọng nhất dẫn đến rủi ro và quyết định sai lầm trong hoạt động tài trợ của các NHTM, làm cho người vay và người cho vay trên thị trường không thể soạn thảo những hợp đồng chi tiết và hoàn thiện. Điều đó dẫn đến những khó khăn trong việc xử lý những bất đồng khi nó xảy ra, những rủi ro đạo đức do hành vi cơ hội của người đi vay sẽ xảy ra như cố tình thực thi sai hợp đồng, lừa đảo...

+ Bên cạnh đó, hoạt động kiểm toán và việc thi hành luật còn lỏng lẻo làm cho tình trạng thông tin đã không đầy đủ càng trở nên trầm trọng hơn.

- Tình hình như vậy sẽ hạn chế rất lớn cho sự phát triển của nền kinh tế đặc biệt là hoạt động kinh doanh tín dụng. Việc áp dụng phương thức cho vay tài trợ XK đòi hỏi NHNN và Chính phủ cần:

+ Tạo một hành lang pháp lý an toàn và môi trường chặt chẽ cho hoạt động này, các luật dân sự và luật thương mại phải có những điều khoản chế tài thật nặng đối với những đối tượng vi phạm cam kết như có chủ ý hành vi lừa đảo và thủ tục tố tụng phải thật nghiêm minh và nhanh chóng sao cho phù hợp với diễn biến tình hình tài chính.

+ NHNN ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai về nghiệp vụ cho vay tài trợ XK, thường xuyên sơ kết kinh nghiệm để phương thức này ngày càng hoàn thiện và tính nghiệp vụ ngày càng nâng cao hơn.

+ Nâng cao trình độ tin học nhằm phát triển mạng lưới thông tin quốc gia, kết nối mạng giữa các chi nhánh, các ngân hàng cùng và các hệ thống.

+ Hoàn thiện hệ thống kế toán và thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với các doanh nghiệp.

3.4.1.2. Đối với Nhà nước:

Trong lĩnh vực XK trong những năm gần đây, Nhà nước đã thực hiện cải cách hành chính, cải tiến thủ tục, bỏ việc cấp giấy phép chuyến... đã giúp cho các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi giảm bớt chi phí và đặc biệt là đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi nhanh nhạy, kịp thời của cơ chế thị trường. Song, do sự không đồng nên đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp. Vì thế, đòi hỏi Nhà nước nên có những văn bản sửa đổi thống nhất giữa các bộ, ngành trong lĩnh vực XK đồng thời thiết lập hệ thống thông tin từ trung ương đến địa phương để các doanh nghiệp được nhận thông tin chính thống, kịp thời. Ngoài ra, đề nghị Nhà nước và cán bộ chuyên ngành có quan hệ mở rộng với các nước trên thế giới. Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các cuộc hội chợ triển lãm, quảng cáo trong và ngoài nước, khảo sát tìm hiểu thị trường nước ngoài, nâng cao vai trò của các đại diện thương mại, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đại diện tại các thị trường quốc tế để tạo môi trường mua bán thuận lợi cho các doanh nghiệp.

Tổ chức tốt công tác thông tin về tình hình hàng hoá, giá cả, tổ chức thông tin thông suốt, nhiều chiều giữa Bộ thương mại và doanh nghiệp. Thông tin trong thời gian tới sẽ đạt chất lượng cao mà cụ thể là phản ánh tình hình cung cầu thị trường kịp thời, có tính dự báo và hướng dẫn kinh doanh. Xem xét lại giá bưu chính viễn thông, truy cập Internet nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận các thông tin. Có như thế mới khuyến khích các doanh nghiệp, các ngân hàng tăng cường hoạt động XK thúc đẩy kinh tế phát triển. Có như vậy, đồng vốn mới không bị đóng băng, để không còn nghịch lý các doanh nghiệp thiếu vốn trong khi ngân hàng dư thừa vốn, đồng thời Quỹ hỗ trợ XK do cơ cấu cho vay hiện nay của ngân hàng chỉ tập trung vào ngắn hạn, nguồn vốn chưa ổn định về nội tệ và ngoại tệ, lãi suất chưa thể hiện rõ tính ưu đãi.

3.4.1.3. Đối với NHNN:

NHNN nên quản lý và điều hành chính sách tiền tệ có hiệu quả hơn, đặc biệt là chính sách về tỉ giá hối đoái. Tỉ giá hối đoái rất nhạy cảm, những thay đổi của nó sẽ gây ra những tác động rất phức tạp, ảnh hưởng tới nền kinh tế quốc dân. Vì vậy,

điều chỉnh tỉ giá hối đoái là một việc làm sẽ rất thận trọng cân nhắc trong mọi mặt cơ chế tác động. Chính sách tỉ giá cần đặt trọng tâm lên hàng đầu và ổn định kinh tế vĩ mô.

NHNN nên có giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng.

Ngân hàng đặc biệt là trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) vì thông tin tín dụng CIC cung cấp vẫn chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng, thiếu tin cậy và điều này là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

3.4.2.Kiến nghị đối với NHNN thành phố Đà Nẵng:

3.4.2.1.Nâng cao chất lượng hoạt động của CIC NHNN thành phố:

Thường xuyên nâng cấp và hoàn thiện công nghệ thông tin sao cho quá trình thu thập thông tin được diễn ra nhanh nhất, thuận tiện nhất, xu hướng tiến đến tự động hoá trên toàn hệ thống CIC quốc gia, cho phép khách hàng khai thác thông tin trên trang web. Bên cạnh đó, phải hình thành một hệ thống dự phòng kho dữ liệu, xây dựng những phương án an toàn trong mọi tình huống.

Thường xuyên cập nhật thông tin từ các doanh nghiệp, bắt buộc các đơn vị kinh tế phải gửi thông tin tài chính về trụng tâm tài chính thành phố theo định kỳ quy định.

Thường xuyên nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên, đẩy nhanh tốc độ thu thập xử lý, phân tích cảnh báo và cung ứng thông tin phù hợp với các nghiệp vụ ngân hàng của các tổ chức tín dụng khi họ cần. Cho phép các ngân hàng trong thành phố chia xẻ thông tin cho nhau về những khách hàng chung và được quyền biết toàn bộ lịch sử tín dụng của đối tượng xin vay.

Liên tục nắm bắt thông tin về tình hình kinh tế xã hội, tình hình tiền tệ trên địa bàn thành phố và trên toàn quốc cũng như trong khu vực và thế giới để cung cấp các thông tin cần thiết cho các khách hàng của mình để các ngân hàng có thể giảm thiểu được rủi ro thị trường.

NHNN thành phố liên kết với các ngân hàng trên địa bàn để nghiên cứu việc mở rộng và phát triển công cụ tài khoản và thường xuyên tổ chức những buổi gặp gỡ, buổi hội thảo với các ngân hàng trên địa bàn để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm và nghiệp vụ cho nhau, trao đổi những kỹ thuật tín dụng mới tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng.

Một phần của tài liệu Cho vay Xuất nhập khẩu tại ngân hàng Công thương Đà Nẵng (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w