Thực trạng công tác kế toán Tài sản cố định tại Công ty TNHH ĐT TM &

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập nghiệp vụ kế toán 3 tuần MỎ Địa Chất (Trang 26 - 29)

PHẦN 2: TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY

2.5.3. Thực trạng công tác kế toán Tài sản cố định tại Công ty TNHH ĐT TM &

SX Pacific Ocean

2.5.3.1. Khái niệm, đặc điểm kế toán Tài sản cố định a, Khái niệm, đặc điểm

- Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu lao động có giá trị lớn hơn 30.000.000đồng và thời gian sử dụng lớn hơn 1 năm.

- Khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh (của sản phẩm, dịch vụ mới sáng tạo ra).

- TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, hình thái vật chất tuy không thay đổi từ chu kỳ đầu tiên cho tới khi bị sa thải thải khỏi quá trình sản xuất

- TSCĐ của Công ty TNHH ĐT TM & SX Pacific Ocean bao gồm: TSCĐ hữu hình (dây chuyền công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị công tác, phương tiện vận tải, kho hàng, nhà cửa, phân xưởng).

b, Phân loại

Phân loại TSCĐ theo công dụng gồm:

- Nhóm nhà cửa, vật kiến trúc: nhà kho, trụ sở làm việc, bến bãi, phân xưởng sản xuất, các tổ bếp ...

- Nhóm máy móc thiết bị: thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ,băng truyền đông lạnh, máy quét kim loại,...

- Nhóm phương tiện vận tải, thiết bị động lực: xe kéo, ôtô, xe tải...

- Nhóm thiết bị, dụng cụ quản lý: máy vi tính, máy fax, thiết bị điện tử,...

- Nhóm TSCĐ vô hình: phần mềm tin học Phân loại theo mục đích sử dụng

- TSCĐ phục vụ trực tiếp sản xuất khai thác than như: ôtô, tầu điện, máy xúc, máy gạt...

- TSCĐ phục vụ cho mục đích quản lí của công ty bao gồm: Nhà làm việc, hội trường nhà sinh hoạt của công nhân... Đây là những tài sản có tính chất phục vụ mục đích quản lý của công ty, không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng có tác dụng gián tiếp đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Do vậy, đối với từng loại TSCĐ mà công ty tiến hành trích hoặc thôi trích hay phân bổ khấu hao một cách hợp lý

2.5.3.2 Kế toán khấu hao TSCĐ

Công ty TNHH ĐT TM & SX Pacific Ocean thực hiện theo hướng dẫn tại quyết định số 206/2003/QĐ-BTC,ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ và Thông tư số 33/2005/TT-BTC ngày 29/4/3005 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều tại quy chế quản lý tài chính.

Mọi TSCĐ của Công ty (gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh hạch toán vào chi phí kinh doanh, khấu hao TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác.

- Phương pháp kế toán: Trích khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất, thuộc phân xưởng, bộ phận sản xuất, ghi:

Nợ TK 627(6274) Có TK 214

- Phương pháp trích khấu haoTSCĐ:

Hiện nay TSCĐ tại Công ty TNHH ĐT TM & SX Pacific Ocean được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Phương pháp này căn cứ các qui định trong chế độ quản lý, sử dụng và trích hao TSCĐ ban hành kèm theo quyết định số 206/2003 QĐ ngày 12/12/2003 (Từ ngày 01/01/2010 theo Thông tư 203/TT-BTC) - Xác định mức trích khấu hao trung bình hằng năm cho TSCĐ theo công thức dưới đây:

Mức khấu hao trung bình

hàng năm của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ Thời gian sử dụng

- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng, hàng ngày được tính như sau:

Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng của TSCĐ =

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ 12

Mức trích khấu hao trung bình

hàng ngày của TSCĐ =

Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng của TSCĐ Số ngày trong tháng

Khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ (Số năm đăng ký trích khấu hao) của Công ty được áp dụng theo khung thời gian sử dụng TSCĐ ban hành theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC.(Từ ngày 01/01/2010 theo Thông tư 203/TT-BTC)

Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi, công ty phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian đã sử dụng) của TSCĐ.

Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của TSCĐ đó.

Số khấu hao phải

trích tháng này = Số khấu hao đã

trích tháng trước + Số khấu hao tăng

trong tháng - Số khấu hao giảm trong tháng

* Kế toán tổng hợp khấu hao TSCĐ:

Căn cứ vào kế hoạch huy động TSCĐ phục vụ cho phân xưởng, tổ đội sản xuất, kế hoạch xây dựng cơ bản hoàn thành, kế hoạch thanh lý.

Định kỳ hàng năm Công ty lập kế hoạch đăng ký trích khấu hao trình Tập đoàn phê duyệt. Sau khi được phê duyệt hàng tháng kế toán tiến hành trích khấu hao TSCĐ theo kế hoạch sao cho số khấu hao thực tế số đã đăng ký.

Công ty thực hiện trích khấu hao TSCĐ theo ngày. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện từng ngày(theo số ngày của tháng ) mà TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế hoạch trích khấu hao được tiến hành từng tháng cụ thể cho từng tài sản được phản ánh theo Sổ chi tiết TK 214.

Việc theo dõi tình trạng hao mòn của TSCĐ thông qua mức trích khấu hao TSCĐ (mức trích khấu hao TSCĐ của tháng được theo dõi chi tiết, đầy đủ trong Sổ chi tiết theo đối tượng của TK 214 thay cho bảng phân bổ khấu hao TSCĐ các tháng trong năm ). Kế toán tiến hành trích khấu hao TSCĐ và phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập nghiệp vụ kế toán 3 tuần MỎ Địa Chất (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w