Xác nhận giá trị sử dụng trên nền mẫu nước thải

Một phần của tài liệu XÁC NHẬN GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CROM VÀ MANGAN BẰNG QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ (F – AAS) TRONG MẪU NƯỚC (Trang 40 - 45)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 3.1 Xác định khoảng tuyến tính

3.3 Xác nhận giá trị sử dụng trên nền mẫu nước thải

3.3.1 Xác định giới hạn phát hiện (LOD), giới hạn định lượng (LOQ)

Kết quả phân tích hàm lượng Crôm và Mangan trong mẫu môi trường nước thải với 10 lần lặp được thể hiện trong bảng 3.8 như sau:

Bảng 3.8.Kết quả xác định LOD và LOQ của Crôm và Mangan trong mẫu nước thải T

T Kết quả CCr (mg/l) CMn (mg/l)

1 0,222 0,159

2 0,212 0,158

3 0,214 0,162

4 0,218 0,168

5 0,213 0,149

6 0,200 0,159

7 0,223 0,166

8 0,214 0,154

9 0,199 0,162

10 0,230 0,166

Xtb 0,2145 0,1603

SD 0,009 0,006

LOD 0,029 0,017

RSD (%) 7,399 9,162

LOQ 0,097 0,058

Từ bảng 3.8, ta có giá trị LOD và LOQ của Crôm trong mẫu nước thải lần lượt là 0,029 mg/l và 0,097 mg/l, với giá trị độ lệch chuẩn tương đối RSD 7,399%,

tương tự giá trị LOD và LOQ của Mangan lần lượt là 0,017 và 0,058 với giá trị độ lệch chuẩn tương đối RSD = 9,126%. Cả hai giá trị RSD của phương pháp xác định Cr và Mn đều nằm trong khoảng từ 4 đến 10 (theo AOAC). Như vậy, nồng độ mẫu môi trường nước ngầm lựa chọn là phù hợp để xác nhận giá trị LOD và LOQ có thể chấp nhận được.

3.3.2 Độ lặp lại và độ tái lặp a. Độ lặp lại.

Kết quả phân tích lặp lại 7 lần trên các mẫu nước ngầm đã thêm chuẩn 0,2 mg/l đối với Crôm và thêm chuẩn 3,0 mg/l đối với Mangan được cho trong bảng 3.9. Yêu cầu độ lệch chuẩn tương đối RSD <7,3%.

Bảng 3.9.Kết quả độ lặp lại trong mẫu nước thải Thứ tự mẫu

đo

Kết quả (mg/l) Cr

Kết quả (mg/l) Mn

1 0,306 3,347

2 0,307 3,364

3 0,303 3,343

4 0,313 3,362

5 0,297 3,358

6 0,296 3,361

7 0,299 3,359

Xtb 0,303 3,356

SD 0,006 0,008

RSD (%) 2,026 0,239

Kết quả từ bảng 3.9 cho thấy giá trị độ lệch chuẩn tương đối RSD của Crôm là 2,026% và Mangan là 0,239% .Các kết quả này đều thỏa mãn tiêu chí đánh giá độ lặp lại chấp nhận được của phương pháp xác nhận giá trị sử dụng theo AOAC (RSD

<7,3%).

b. Độ tái lặp

Kết quả phân tích lặp lại 7 lần trên các mẫu nước thải đã thêm chuẩn 0,2mg/l đối với Cr và 3,0mg/l đối với Mn với cán bộ phân tích khác nhau cho trong bảng 3.10 sau:

Bảng 3.10.Kết quả độ tái lặp trong mẫu nước thải

Thứ

tự mẫu

đo

Kết quả Cmtc (mg/l) - Crôm Kết quả Cmtc (mg/l) - Mangan Phạm Thị A Lương Thị Hoa Phạm Thị A Lương Thị Hoa

1 0,294 0,34 3,339 3,336

2 0,301 0,324 3,382 3,335

3 0,292 0,321 3,368 3,366

4 0,297 0,331 3,351 3,344

5 0,296 0,316 3,346 3,346

6 0,288 0,311 3,352 3,326

7 0,312 0,326 3,328 3,350

Xtb 0,297 0,324 3,352 3,343

SD 0,008 0,010 0,018 0,013

RSD 2,595 2,956 0,536 0,384

Từ kết quả bảng 3.10 ta thấy, khi thay đổi người phân tích, giá trị RSD của Crôm lần lượt là 2,595% và 2,956%, của Mn là 0,536% và 0,384%. Cả 4 giá trị độ lệch chuẩn tương đối RSD của phương pháp xác định Cr và Mn đều thỏa mãn tiêu chí đánh giá độ lặp chấp nhận được của phương pháp xác nhận giá trị sử dụng theo AOAC (RSD <7,3%).

3.3.3 Độ đúng

Độ đúng của phương pháp phân tích được đánh giá qua kết quả thí nghiệm xác định độ thu hồi của các mẫu môi trường nước thải thêm chuẩn. Kết quả thí nghiệm được thể hiện trong bảng 3.11 và bảng 3.12. Yêu cầu: Hiệu xuất thu hồi phải đạt trong khoảng 80% - 110%

Bảng 3.11. Kết quả độ thu hồi của Crôm trong mẫu nước thải Mẫu thí

nghiệm Ký hiệu mẫu Kết quả đo được (mg/l)

C thu được (Cmtc-Cm)

(mg/l)

R %

NT

T-1 0,222

T-2 0,212

T-3 0,214

T-4 0,218

T-5 0,213

Xtb 0,216

H1 0,748 0,526 105,2

Mẫu thí

nghiệm Ký hiệu mẫu Kết quả đo được (mg/l)

C thu được (Cmtc-Cm)

(mg/l)

R % MT thêm

0,5 mg/l (TC 0,5)

H2 0,756 0,544 108,0

H3 0,721 0,507 101,4

H4 0,762 0,544 108,8

H5 0,755 0,542 108,4

Độ thu hồi trung

bình 106,36

MT thêm 1,0 mg/l (TC 1,0)

H1-1 1,301 1,079 107,9

H2-1 1,249 1,037 103,7

H3-1 1,279 1,065 106,5

H4-1 1,254 1,036 103,6

H5-1 1,242 1,029 102,9

Độ thu hồi trung

bình 104,92

H1-2 2,723 2,501 100,04

H2-2 2,758 2,546 101,84

MT thêm

2,5 mg/l H3-2 2,741 2,527 101,08

(TC 2,5) H4-2 2,775 2,557 102,28

H5-2 2,734 2,521 100,84

Độ thu hồi trung

bình 101,22

Từ kết quả bảng 3.11 ta được: ở 3 khoảng nồng độ Crôm thêm chuẩn của mẫu môi trường nước thải là 0,5mg/l, 1,0 mg/l và 2,5 mg/l có kết quả độ thu hồi trung bình thu được tương ứng lần lượt là 106,36%, 104,92% và 101,22%. Độ thu hồi ở tất cả các nồng độ thêm chuẩn là từ 100,04% - 108,8%, đều nằm trong khoảng cho phép theo AOAC (từ 80% – 110%). Ta có thể thấy ở nồng độ thêm chuẩn 0,5 mg/l cho độ thu hồi trung bình cao nhất là 106,36%, ở nồng độ thêm chuẩn 2,5 mg/l cho độ thu hồi thấp nhất là 101,22%. Điều đó được thể hiện trực quan qua hình 3.5 sau:

Hình 3.5. Độ thu hồi trung bình của các mẫu thêm chuẩn Crom trong mẫu nước thải

Bảng 3.12. Kết quả độ thu hồi của Mangan trong mẫu nước thải

Mẫu thí

nghiệm Ký hiệu mẫu Kết quả đo được (mg/l)

C thu được (Cmtc-Cm)

(mg/l)

R %

NT

I-1 0,092

I-2 0,095

I-3 0,105

I-4 0,109

I-5 0,099

Xtb 0,100

MT thêm 0,5 mg/l (TC 0,5)

P1 0,593 0,501 100,2

P2 0,608 0,513 102,6

P3 0,651 0,546 109,2

P4 0,642 0,533 106,6

P5 0,620 0,521 104,2

Độ thu hồi trung

bình 104,56

MT thêm 2,0 mg/l (TC 2,0)

P1-1 2,113 2,021 101,05

P2-1 2,134 2,039 101,95

P3-1 2,205 2,100 105,00

P4-1 2,109 2,000 100,00

P5-1 2,167 2,068 103,40

Độ thu hồi trung

bình 102,28

P1-2 3,638 3,546 101,31

P2-2 3,592 3,497 99,91

MT thêm

3,5 mg/l P3-2 3,696 3,591 102,60

(TC 3,5) P4-2 3,652 3,543 101,23

P5-2 3,616 3,517 100,49

Độ thu hồi trung

bình 101,11

Từ kết quả bảng 3.12 ta được: ở 3 khoảng nồng độ Mn thêm chuẩn của mẫu môi trường nước thải là 0,5mg/l, 2,0 mg/l và 3,5 mg/l có kết quả độ thu hồi trung bình thu được tương ứng lần lượt là 104,56%, 102,28% và 101,11%. Độ thu hồi ở tất cả các nồng độ thêm chuẩn là từ 99,91% - 109,2%, đều nằm trong khoảng cho phép theo AOAC (từ 80% – 110%). Ta có thể thấy ở nồng độ thêm chuẩn 0,5mg/l

cho độ thu hồi trung bình cao nhất là 104,56%, ở nồng độ thêm chuẩn 3,5 mg/l cho độ thu hồi thấp nhất là 101,11%. Điều đó được thể hiện trực quan qua hình 3.6 sau:

Hình 3.6.Độ thu hồi trung bình của các mẫu thêm chuẩn Mangan trong mẫu nước thải

Một phần của tài liệu XÁC NHẬN GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CROM VÀ MANGAN BẰNG QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ (F – AAS) TRONG MẪU NƯỚC (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w