CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 15
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng xem xét trên bình diện chung chúng chịu ảnh hưởng của các nhóm nhân tố sau:
1.1.5.1 Nhân tố tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới năng suất và sản lượng cây trồng bởi vì nhóm yếu tố này có tác động trực tiếp và liên tục trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Khi sử dụng đất đai, ngoài bề mặt không gian cần chú ý đến việc thích ứng với các điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái của đất cũng như các yếu tố bao quanh mặt
GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn lòng đất. Trong các nhân tố này thì điều kiện khí hậu thời tiết là nhân tố hạn chế hàng đầu của việc sử dụng đất, sau đó là điều kiện đất đai mà chủ yếu là địa hình thổ nhưỡng và các nhân tố khác.
Thời tiết - khí hậu: Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống nên chúng chịu tác động rất lớn của điều kiện thời tiết, khí hậu. Nếu khí hậu, thời tiết thuận lợi sẽ tạo điều kiện thích hợp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, nhờ đó mà năng suất cao, ngược lại cây trồng sẽ kém phát triển, năng suất và phẩm chất kém khi thời tiết, khí hậu gặp bất lợi.
Đất đai: Nhờ có đất mà cây trồng tồn tại và phát triển được, đồng thời đất sẽ cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng phục vụ cho hoạt động trao đổi chất, hoạt động sinh lí, sinh hóa. Đất đai tốt hay xấu biểu hiện qua độ phì nhiêu của đất ở mỗi vùng khác nhau, tính chất và độ màu mỡ tự nhiên của đất cũng khác nhau. Vì vậy trong quá trình sản xuất các nhà sản xuất phải chú ý đến chế độ canh tác sao cho phù hợp với vùng đất của mình nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Việc lựa chọn cây trồng và hệ thống cây trồng nào đó phù hợp với những điều kiện đất đai và khí hậu thời tiết của từng vùng là vấn đề vô cùng quan trọng, nó không những đem lại năng suất, sản lượng, chất lượng cây trồng cao mà còn thể hiện được hiệu quả quản lý và sử dụng đất của vùng đó là tốt hay xấu, phù hợp hay không phù hợp.
1.1.5.2 Nhân tố Kinh tế - Xã hội
Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội là nhóm nhân tố hết sức phức tạp, nó tạo ra môi trường sống cho toàn bộ cộng đồng dân cư của một vùng, một địa phương, là điều kiện, cơ sở tiến hành cho sản xuất, chi phối đến quy trình kỹ thuật, phương thức sản xuất và cả việc phân phối sản phẩm. Chính vì thế nhóm yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và kết quả sản xuất. Nhân tố kinh tế - xã hội bao gồm như chế độ xã hội, dân số và lao động, thông tin và quản lí, chính sách môi trường, chính sách đất đai, sức sản xuất và trình độ phát triển kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bố sản xuất, các điều kiện về công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, trình độ quản lí và sử dụng lao động, sự phát triển của khoa học kỹ thuật…
Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chỉ đạo đối với việc sử dụng đất đai. Thực vậy, phương hướng sử dụng đất đai được quyết định bỡi yêu cầu
GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn của xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kì nhất định. Điều kiện tự nhiên đất đai cho phép xác định khả năng thích ứng về phương thức sử dụng đất. Còn sử dụng như thế nào được quyết định bỡi sự năng động của con người và các điều kiện kinh tế - xã hội, tính pháp lí, tính khả thi về kinh tế, kỹ thuật và mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật và quyết định bỡi nhu cầu của thị trường.
Biểu hiện của nhân tố kinh tế là mức đầu tư vật chất cho sản xuất nông nghiệp.
Đây là chi phí vật chất trực tiếp trong quá trình sản xuất, nó có thể coi là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng. Việc đầu tư hợp lí sẽ cho năng suất cây trồng cao và ngược lại, nếu đầu tư không hợp lí và không đúng quy trình sẽ làm cho năng suất cây trồng giảm và hiệu quả sản xuất cũng giảm. Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp bao gồm: Giống, vật tư phân bón, bảo vệ thực vật, thủy lợi…
- Giống: Là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp có tính quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Giống quy định năng suất, tiềm năng tối đa mà cây trồng có thể đạt được. Mặt khác các giống khác nhau đòi hỏi quy trình sản xuất khác nhau, do đó đòi hỏi các nhà sản xuất phải lựa chọn giống phù hợp với điều kiện sản xuất của vùng, của đơn vị sản xuất.
- Phân bón: Là yếu tố tác động trực tiếp đến năng suất và chất lượng sản phẩm, phẩm chất cây trồng. Để tăng năng suất và sản lượng cây trồng thì việc bón phân đầy đủ, cân đối giữa các loại phân với nhau, đảm bảo bón đúng thời gian, bón phân hợp lý sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng vào các thời kỳ sinh trưởng và phát triển khác nhau, đồng thời góp phần cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
- Bảo vệ thực vật: Sâu bệnh gây hại cây trồng luôn là vấn đề rất khó giải quyết của các nông hộ. Sâu bệnh làm cho cây trồng chậm phát triển, năng suất và phẩm chất, chất lượng sản phẩm kém. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, nên đây là điều kiện rất thuận lợi cho sâu bệnh sinh trưởng và phát triển. Chính vì vậy việc áp dụng các biện pháp bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh là hết sức quan trọng đối với ngành sản xuất nông nghiệp.
- Thủy lợi: Trong sản xuất nông nghiệp, nước là yếu tố quan trọng. Không có nước thì cây trồng và vật nuôi không thể tồn tại và phát triển được. Thiếu nước, cây
GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn trồng, vật nuôi sẽ chậm phát triển, năng suất và chất lượng nông sản kém, cây có thể ngừng sinh trưởng. Ngược lại nếu nước quá nhiều cũng gây khó khăn cho cây trồng, vật nuôi trong quá trình phát triển, thậm chí cây bị chết úng.
1.1.5.3 Nhân tố lao động và kỹ thuật
- Lao động với tư cách là chủ thể của quá trình sản xuất có khả năng nhận thức qui luật khách quan. Chính vì vậy, lực lượng lao động sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển. Song điều đó lại phụ thuộc rất lớn vào trình độ lao động, trình độ học vấn, trình độ tay nghề của người lao động. Hiện nay nông nghiệp có những bước phát triển cao về công nghệ sinh học, từ đó đòi hỏi chủ thể lao động phải có khả năng nắm bắt nhanh chóng những thay đổi đó và áp dụng có hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp.
Ở Việt Nam, lao động trong nông nghiệp chủ yếu là nông dân với trình độ dân trí còn thấp, phương thức canh tác lạc hậu dẫn đến năng suất thấp, đất đai sử dụng không hợp lí và trở nên cằn cỗi, bào mòn, môi trường bị phá hủy nghiêm trọng, hiệu quả kinh tế thấp, đe dọa đến sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp trong tương lai. Để có biện pháp quản lý sử dụng đất một cách hiệu quả, tiết kiệm khoa học và hợp lý cần phải bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hóa, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người lao động.
- Kỹ thuật: Đây là việc thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật và việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản. Việc thực hiện đúng, đủ các biện pháp kỹ thuật là hết sức quan trọng và cần thiết. Các biện pháp kỹ thuật mà các nông hộ hiện nay đang sử dụng là kỹ thuật làm đất, chăm sóc, gieo trồng, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch.
Tùy theo tính chất của từng loại đất, từng loại cây trồng, vật nuôi mà có các biện pháp kỹ thuật sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
1.1.5.4 Phương thức canh tác
Đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và sản lượng, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Phương thức canh tác bao gồm các biện pháp kỹ thuật canh tác, những tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó tập quán canh tác cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chuẩn bị
GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn loại cây trồng để có một phương hướng canh tác khác nhau, đòi hỏi cần nắm vững các yêu cầu về biện pháp kỹ thuật canh tác thì mới có hiệu quả đồng thời loại bỏ những phương thức, tập quán canh tác lạc hậu không phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế thấp, có thể gây ảnh hưởng xấu cho đất. Vì vậy việc đổi mới phương thức canh tác, tăng cường công tác khuyến nông giúp cho người dân thấy được tầm quan trọng của việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất là một việc làm hết sức cần thiết.
1.1.5.5 Nhân tố thị trường
Thị trường là một nhân tố vô cùng quan trọng của mọi ngành sản xuất kinh doanh. Hiện nay cả thị trường đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp ngày càng được mở rộng và có tác động to lớn đến phát triển sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên phần lớn vẫn còn mang tính chất tự phát, thiếu tính định hướng, ngẫu nhiên và thiếu sự vận hành đồng bộ. Điều này đã gây ra không ít những khó khăn, trở ngại, bất lợi cho nông dân và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Trên thị trường nhân tố giá có sự ảnh hưởng rất lớn đến quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của các nông hộ. Trên cơ sở giá cả và nhiều yếu tố khác người nông dân sẽ quyết định sản xuất loại cây gì, chăn nuôi con gì với mức đầu tư cho sản xuất như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.