ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ DỤNG

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp tại phường phú hậu – thành phố huế (Trang 27 - 46)

Ở PHƯỜNG PHÚ HẬU, THÀNH PHỐ HUẾ

I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý phường Phú Hậu

Phường Phú Hậu nằm ở phía Đông Bắc, phạm vi ranh giới hành chính:

- Phía Bắc giáp xã Phú Mậu, huyện Phú Vang hạ lưu sông Hương được hình thành sau khi chia tách từ phường Phú Hiệp tháng 2 năm 1996.

- Phía Đông giáp xã Phú Thượng, huyện Phú Vang - Phía Nam giáp phường Phú Hiệp

- Phía Tây giáp phường Phú Bình

* Đất đai - địa hình

Tổng diện tích đất tự nhiên của phường Phú Hậu là 117,01 ha, với đất phi nông nghiệp chiếm tới hơn 77,05%, đất nông nghiệp chiếm một tỷ lệ rất ít (18,16 %).

Phường là vùng đồng bằng nên địa hình rất bằng phẳng, nhưng nằm trên địa bàn có cao độ tự nhiên thấp, thường bị ngập lụt vào mùa mưa với:

Cốt cao độ trung bình : 1,2 m Cốt cao độ thấp nhất : 0,1m Cốt cao độ lớn nhất : 3,0 m Cốt ngập lụt : 2,9 m

Thường xuyên bị ảnh hưởng xấu do địa bàn ở khu vực thấp nhưng phường Phú Hậu có địa hình bằng phẳng, ít bị chia cắt rất thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

* Khí hậu - thủy văn

Phường Phú Hậu nằm ở vị trí Đông Bắc thành Phố Huế, với ba mặt là giáp sông Hương và sông Đông Ba có độ cao tự nhiên rất thấp, mùa mưa lũ thường bị ngập úng.

Là đơn vị hành chính của thành phố Huế nên khí hậu của địa bàn mang đặc điểm khí hậu của thành phố Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chất chuyển tiếp từ á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, không có mùa đông và mùa khô rõ rệt.

Chỉ khi có những đợt không khí lạnh tràn về thì thời tiết lạnh, thời tiết khô khi có ảnh hưởng của gió Lào thổi về. Thời tiết lạnh là thời kỳ ẩm vì mùa mưa ở đây lệch về Thu Đông. Sang mùa Hạ tuy có thời tiết khô nhưng thỉnh thoảng vẫn có mưa rào hoặc mưa giông.

Do nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa nên lượng bức xạ khá lớn, lượng bức xạ cao nhất vào tháng 2 là 10,49 Kcal/cm2 và nhỏ nhất vào tháng 12 là 2,92 Kcal/cm2. Bình quân cả năm lượng bức xạ 70 - 85 Kcal/cm2/năm. Do lượng bức xạ cao dẫn đến nhiệt độ tăng, tháng có nhiệt độ cao nhất từ tháng 6 tháng 8, trung bình 29 - 29,50C;

tháng 12, tháng 1, tháng 2 là những tháng có nhiệt độ thấp 19 – 200C có thời điểm xuống tới 10-140C.

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 250C. Số giờ nắng trung bình năm ở Huế là 2000 giờ.

Lượng mưa trung bình năm là 2740mm. Mùa mưa chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 12, mưa lớn nhất tháng 10, 11. Độ ẩm giao động trong năm 69 - 90%.

Số lượng bão ở Huế khá nhiều, thường bắt đầu từ tháng 6, nhiều nhất vào tháng 9, 10 hàng năm. Từ tháng 9 đến tháng đến tháng 3 năm sau, từ tháng 10 đến tháng 12 mưa kéo dài, thường xuyên gây ngập lụt cho thành phố Huế nói chung và địa bàn phường nói riêng. Lượng mưa mùa này rất cao lên tới 4900 mm. Từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau gió mùa đông bắc thổi về mang không khí lạnh kéo về. Làm nhiệt độ xuống thấp, có lúc xuống tới 90C. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Đông Bắc. Gió Lào tuy có ảnh hưởng nhưng không lớn như ở các tỉnh khác

Phường Phú Hậu nằm trong lưu vực sông Hương với diện tích lưu vực 300 km2, con sông này đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình lịch sử phát triển cũng như trong vai trò phát triển kinh tế - xã hội. Sông hương là nơi cung cấp nước chính

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn trên địa bàn phường; phát triển giao thông đường thuỷ; đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản.

Tuy có những mặt thuận lợi, nhưng địa bàn phường là nơi thấp trũng hằng năm phải chịu những ảnh hưởng xấu như lụt lội, ngập úng hàng năm. Mùa lũ xảy ra trên sông Hương từ tháng 9 đến tháng 12, cực đại là tháng 10, mùa cạn từ tháng 1 – tháng 8.

2. Tình hình sử dụng dất đai của phường Phú Hậu

Để thấy rõ tình hình đất đai trên địa bàn, chúng ta xem xét bảng số liệu 1 Bảng 1: Tình hình đất đai của phường Phú Hậu năm 2015

Loại đất Diện tích (ha)

Tổng diện tích đất tự nhiên 117,01

1 Nhóm đất nông nghiệp 21,25

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 21,25

1.1.1 Đất trồng cây hằng năm 7,17

1.1.1.1 Đất trồng lúa

1.1.1.2 Đất trồng cây hằng năm khác 7,17

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 14,08

1.2 Đất lâm nghiệp

1.2.1 Đất rừng sản xuất

1.2.2 Đất rừng phòng hộ

1.2.3 Đất rừng đặc dụng

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản

1.4 Đất làm muối

1.5 Đất nông nghiệp khác

2 Nhóm đất phi nông nghiệp 90,16

2.1 Đất ở 27,32

2.1.1 Đất ở tại nông thôn

2.1.2 Đất ở tại đô thị 27,32

2.2 Đất chuyên dùng 26,75

2.2.1 Đất xây dựng trụ sỏ cơ quan 0,13

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

2.2.2 Đất quốc phòng 0,49

2.2.3 Đất an ninh 0,07

2.2.4 Đất xây dựng công trình sư nghiệp 2,43

2.2.5 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 2,94

2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng 20,69

2.3 Đất cơ sở tôn giáo 2,25

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng 0,76

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1,38

2.6 Đất sông ngòi, kênh rạch 25,79

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng 5,92

2.8 Đất phi nông nghiệp khác

3 Nhóm đất chưa sử dụng 5,6

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 5,6

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng

3.3 Núi đá không có rừng cây

( Nguồn: Ban Địa Chính Phường Phú Hậu) Bảng số 1 cho thấy, tổng diện tích tự nhiên của phường là 117,01 ha trong đó phần lớn là nhóm đất phi nông nghiệp với diện tích là 90,16 ha (chiếm 77,05 %), diện tích đất nông nghiệp chỉ gồm 21,25 ha (chiếm 18,16%). Nguyên nhân là do quá trinh đô thị hóa và công nghiệp hóa đã ảnh hưởng đến việc chuyển đổi loại hình sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang thành đất phi nông nghiệp. Nhìn chung đất đai trên địa bàn phường tương đối đa dạng với nhiều loại hình sử dụng. Chính vì vậy mà vấn đề đặt ra là chúng ta phải làm sao khai thác sử dụng cho hợp lí và hiệu quả mới có thể phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững, lâu dài và bảo vệ được môi trường sinh thái.

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn 3. Tình hình kinh tế - xã hội

3.1. Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực - Tiểu thủ công nghịêp

Nhìn chung tình hình hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất đúc bờ lô, gò hàn, mộc mỹ nghệ, mộc dân dụng... vẫn duy trì nhưng do ảnh hưởng giá cả thị trường biến động nên đã ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất.

Song các cơ sở vẫn đảm bảo nguồn thu nhập ổn định cho người lao động như: các ngành nghề làm giấy, mộc mỹ nghệ...

- Sản xuất nông nghiệp

Những năm gần đây tình hình giá cả tăng nhanh đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và đời sống kinh tế của các hộ nông dân trên địa bàn phường.

Về cây trồng: Đã tập trung chuyển đổi cây trồng có giá trị cao, thí điểm dự án hoa Lưu Ly tại tổ 10 khu vực 4 hiện nay đang phát triển khá tốt, quan tâm cho các hộ nông dân về giống đảm bảo vụ mùa đông xuân.

Về vật nuôi: Do tình hình dịch cúm gia cầm tái phát trở lại do đó các hộ chăn nuôi trên địa bàn không nuôi gia súc, gia cầm, nhân rộng mô hình cá lồng, cá Rô phi, cá Chình, cá Lóc và ếch Thái Lan... Vì vậy, thu nhập vẫn giữ ở mức ổn định.

- Thương mại - dịch vụ

Tình hình hoạt động thương mại, dịch vụ có hướng phát triển, toàn phường hiện có 1118 loại hình dịch vụ, 102 hộ sản xuất kinh doanh cá thể, trong năm đã tập trung quản lý tốt chợ TSTT và chợ Dinh. Tình hình hoạt động của các chợ ngày càng đi vào nề nếp, đảm bảo vệ sinh môi trường, trật tự an toàn xã hội, ổn định nguồn thu cho ngân sách địa phương.

- Tài chính - ngân sách

Thực hiện Luật Ngân sách theo phân thu của thành phố Huế và Nghị quyết HĐND phường đề ra, UBND phường đã chủ động xây dựng các dự toán thu ngân sách ngay từ đầu năm, khai thác mọi nguồn thu tại địa phương, đảm bảo các nguồn thu tại chỗ, như thu phí, lệ phí, mặt bằng và đôn đốc cơ sở thu các loại quỹ tại các tổ dân số.

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn + Thu chi ngân sách:

* Thu ngân sách: 4.528.100.000đ/ 3.435.000.000đ đạt 125%, trong đó thu tại địa phương: 844.136.000đ/ 115.000.000đ đạt 734%.

* Chi ngân sách: 4.499.986.616đ

* Tồn: 546.546.635đ + Về thuế:

Tăng cường công tác tuyên truyền về luật thuế SDĐ phi nông nghiệp, vận động mọi người dân chấp hành luật thuế.

* Thuế SDĐPNN: 80.800.000đ/ 74.000.000đ đạt 109%.

* Thuế CTN: 1.400.000.000đ/ 1.503.900.000 đạt 93%.

+ Phí sử dụng đường bộ và thu các nguồn quỹ chuyên dùng:

Xây dựng kế hoạch triển khai thu phí sử dụng đường bộ: 13.710.000đ/

145.710.000đ đạt 9,41% và các nguồn quỹ chuyên dùng: 91.590.000đ/ 98.340.000đ đạt 93,14%.

3.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng

Với sự đầu tư của Nhà nước và của tỉnh trong những năm gần đây phường đã những thay đổi đáng kể về bộ mặt kiến trúc, cơ sở hạ tầng, phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương và các cơ sở sản xuất kinh doanh trong điều kiện phát triển hiện nay. Cụ thể:

- Hệ thống giao thông: Hiện tại giao thông chính của phường Phú Hậu là trục đường Nguyễn Gia Thiều chạy xuyên qua địa bàn phường nhưng chất lượng xuống cấp, không có vỉa hè; 1 đường Chi Lăng nối dài mới được sửa chữa nâng cấp hiện vẫn còn tốt và 1 đoạn đường Nguyễn Chí Thanh còn lại chủ yếu là đường cấp phối có tính chất thôn giã.

- Hệ thống cấp điện: Có 2 tuyến đường dây 6 KV đầu mốc từ hướng Chi Lăng xuống và phía cầu Bãi Dâu sang, có 4 trạm hạ thế trong khu dân cư phía Đông và trạm bơm thủy lợi, 1 trạm hạ thế của xí nghiệp Titan

- Cấp thoát nước:

Cấp nước: Đoạn Chi Lăng nối dài – Nguyễn Gia Thiều : Fi 300

Tuyến dốc Nguyễn Gia Thiều : Fi 200

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

Đoạn Nguyễn Chí Thanh : Fi 200

Đoạn Cao Bá Quát : Fi 100

Thoát nước: Hệ thống thoát nước hầu như chưa có, chủ yếu nước thoát tự do theo địa hình đổ ra sông và các vùng trũng.

- Công trình công cộng:

Công ty khai thác khoáng sản Diện tích: 12.104 m2

Cảng Bãi Dâu – kho Diện tích: 9.277 m2

Xí nghiệp tàu thuyền Diện tích: 16.090 m2

Chợ Dinh Diện tích: 4.000 m2

- Công trình tôn giáo

Nhà thờ Diện tích: 3.000 m2

Dòng con Đức mẹ đi viếng Diện tích: 16.000 m2

Chùa Phú Hậu Diện tích: 1.200 m2

Chùa trường xuân Diện tích: 2.400 m2

Đình làng Phú Mỹ Diện tích: 600 m2

Đình Phú Hậu Diện tích: 1.500 m2

Đình làng Xuân Dương Diện tích: 600 m2

3.3. Dân số và lao động - Dân số

Dân số là một vấn đề quan trong trong quá trình đô thị hóa, là một nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển đô thị, nhưng năm gần đây dân số tăng nhanh về cả mặt tự nhiên và cơ học, đã gây một sức ép rất lớn về đất đai, về nhu cầu nhà ở. Tính đến năm 2015 dân số của phường là 14035 khẩu. Năm 2015 là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Tình hình giá cả biến động tăng cao ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân, bên cạnh đó phường tiếp tục nhận dân tái định cư từ phường Phú Cát chuyển về địa phương nên dân số của phường tăng lên.

- Lao động

Lao động là một nguồn lực rất quan trọng, để thúc đẩy sự phát triển kinh tế cũng như đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Năm 2015 tại phường Phú Hậu tổng dân số của phường là 14035 người. Trong đó chủ yếu là lao động phi nông nghiệp tập trung vào

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn các lĩnh vực công nghiệp xây dựng, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Đây cũng là điều phản ánh quá trình ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, đô thị hóa kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.

Nhìn chung phường Phú Hậu là địa bàn có lực lượng lao động dồi dào, trong những năm qua công tác giải quyết công ăn việc làm cho người lao động luôn được lãnh đạo phường và thành phố chú ý quan tâm, song lao động vẫn còn dư thừa và lãng phí chưa tận dụng hết tiềm năng về lao động của địa bàn phường. Vì vậy, để khắc phục được tình trạng này phường và các cấp liên quan cần có các chính sách phát triển các ngành nghề mới, tổ chức các lớp đào tạo ngành nghề nâng cao trình độ tay nghề cũng như chất lượng lao động, hồi phục các ngành nghề truyền thống như luyện kim, ngành dệt... để tạo công ăn việc làm, sử dụng tốt nguồn lực lao động tại địa phương.

Các chỉ tiêu về dân số năm 2015

Tổng dân số : 14035 khẩu

Tổng số hộ : 1783 hộ

Tỷ lệ tăng dân số : 0,9 % Diện tích tự nhiên : 117,01 ha

Mật độ dân số : 9,295 người/km2 Y tế giáo dục:

Cũng trong năm 2015, phường đã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt khám, chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Tổ quản lý kiểm tra VSMT và VSATTP tiến hành triển khai 2 công tác phòng chống dịch bệnh, tổ chức kiểm tra tại chợ Dinh, chợ TSTT, bến thuyền cá Bãi Dâu và các dịch vụ ăn uống, đặc biệt các quán có kinh doanh, chế biến thịt gia súc, gia cầm...và đang hướng dẫn thủ tục để cấp giấy phép ATTP cho các cơ sở. Qua quá trình kiểm tra không thấy dấu hiệu vi phạm, vì vậy chỉ tiến hành nhắc nhở.

Về giáo dục, hiện tại trên địa bàn phường có một trường tiểu học, và một trường THCS:

Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học của ba cấp học trong năm 2014- 2015 và tổ chức tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường năm học 2015- 2016 :

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn - Gíao dục phổ cập THCS: tỷ lệ học sinh tốt nghiệp 126/128 đạt tỷ lệ 98,44%. Tỷ lệ học sinh vào lớp 6 năm học 2015- 2016: 175/179 đạt 97,77%.

- Gíao dục phổ cập tiểu học: tỷ lệ học sinh hoàn thành bậc tiểu học: 159/175 đạt tỷ lệ 90,86%. Tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 năm học 2015- 2016: 158/160 đạt 98,75%. Bên cạnh đó, được sự quan tâm của Thành phố, đã hỗ trợ trang thiết bị dạy và học, với tổng trị giá 419 triệu đồng.

- Gíao dục phổ cập mầm non: tỷ lệ cháu 5 tuổi ra lớp: 142/144 đạt tỷ lệ 98,61%.

- Công tác phổ cập giáo dục: Triển khai kế hoạch phổ cập năm 2015 cả ba cấp học, trong đó năm 2015 phường được công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi: Trường THCS Lý Tự Trọng đạt phổ cập giáo dục mức độ 1; Trường Tiểu học Phú Hậu được Thành phố công nhận đạt phổ cập giáo dục mức độ 3.

4. Nhận xét điều kiện kinh tế - xã hội 4.1. Thuận lợi

Người dân rất có ý thức, tự giác nghiêm chỉnh chấp hành các yêu cầu do pháp lụât cũng như các quy định khác của Nhà nước và thành phố đề ra, nên việc giải quyết các vụ việc vi phạm, tranh chấp rất dễ dàng, thuận lợi.

Kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao nên việc phân bổ ngân sách để phục vụ cho công tác quản lý ngày một nhiều hơn.

4.2. Khó khăn

Do khí hậu khắc nghiệt vì vậy gây nhiều khó khăn cho các hoạt động sản xuất.

Phường có địa hình tương đối thấp nên về mùa mưa, lượng mưa lớn đã làm ngập lụt cục bộ trên địa bàn, gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất, giao thông đi lại.

Phường Phú Hậu thuộc đơn vị hành chính của một thành phố Huế bị ảnh hưởng nhiều của kiến trúc cổ như nhà vườn, đền chùa, lăng tẩm, các khu di tích lịch sử nên trong quá trình sử dụng đất một phần bị hạn chế bởi các quy định trong công tác bảo tồn di tích, cũng như trong quá trình quản lý Nhà nước về đất đai cũng rất phức tạp, trong quá trình xét duyệt xử lý các hồ sơ về đất đai phải xem xét kỹ càng, chính xác, làm mất nhiều thời gian của cán bộ và nhân dân, việc đo đạc, giải tỏa, cắm mốc và giải tỏa những hộ dân nằm trong khu vực bảo tồn gặp rất nhiều khó khăn.

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn II. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở PHƯỜNG PHÚ HẬU 1. Quy mô cơ cấu đất đai của phường Phú Hậu qua 3 năm 2013- 2015

Phường Phú Hậu có tổng diện tích là 117,01 ha. Trong đó quy mô, cơ cấu đất nông nghiệp là 22,15 ha (chiếm 18,93%) năm 2013, 22,25 ha (chiếm 19,02%) năm 2014 và năm 2015 là 21,25 ha (chiếm 18,16%) trên tổng diện tích đất tự nhiên của phường. Điều này cho thấy, sự biến động qua từng năm có sự tăng giảm không đồng đều chứng tỏ đây là sự điều chỉnh có sự định hướng của các cấp lãnh đạo phường về mở rộng diện tích đất nông nghiệp và sự dịch chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Năm 2014 tăng hơn năm 2013 là do có sự chuyển từ đất chưa sử dụng sang đất nông nghiệp, vì thế mà có sự biến động tăng 0,1 ha. Năm 2015 theo như chủ trương chung của cả nước, của phường Phú Hậu về giảm diện tích đất nông nghiệp và chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp nên cả phường đã giảm đi 1 ha đất nông nghiệp so với năm 2014.

Đất phi nông nghiệp có chiều hướng ngày càng tăng thêm nhằm đáp ứng nhu cầu về đất ở cho nhân dân và đất xây dựng các công trình công cộng, các mục đích khác…

Qua 3 năm đất phi nông nghiệp đều tăng lên, đặc biệt trong năm 2015 vì năm này là năm triển khai xây dựng Chợ Đầu Mối Phú Hậu nằm trên địa bàn của phường nên diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên. Đến năm 2015 đã tăng lên 1,35 % so với năm 2013.

Quĩ đất chưa sử dụng của phường qua hàng năm đều giảm, chứng tỏ rằng đây là một tín hiệu vui của phường trong quá trình khai thác và sử dụng đất đai ngày càng hợp lí và có hiệu quả hơn. Tận dụng các nguồn lực sẵn có của địa phương trong việc khai thác quĩ đất chưa sử dụng nhằm đưa nền kinh tế của địa phương ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp tại phường phú hậu – thành phố huế (Trang 27 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w