3.2. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI
3.2.5. Eli Avraham, Eran Ketter (2008), Media Strategy for Marketing Places in Crisis, Kindle Edition
Phương pháp nghiên cứu: Chiến lược truyên thông cho địa điểm, hình ảnh đất nước con người trong khủng hoảng được dựa trên phân tích cẩn trọng của hàng chục nghiên cứu tình huống, quảng cáo, chiến dịch quan hệ công chúng, vai trò của con người trong việc đưa ra các chiến lược và cách thức truyên thông trong nước, khu vực và thế giới một cách hiệu quả.
Kết quả nghiên cứu: Giáo trình đã đưa ra một cách tiếp cận truyên thông để quản lý
khủng hoảng và phục hồi, cung cấp 20 chiến lược và mô hình quy mô rộng để vẽ một cách tiếp cận tích cực từ các trường hợp tiêu cực, minh họa các vấn đê và giải pháp trong các trường hợp nghiên cứu chuyên sâu mà yếu tố nguồn nhân lực là nòng cốt
Kết luận: Giáo trình đã đê cập đến chiến lược truyên thông của một lãnh thổ để thu hút vốn đầu tư, thu hút du khách hay thu hút nhân lực chất lượng cao từ các nơi trên thế giới.
Nó có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh của lãnh thổ góp phần nâng cao chất lượng nhân lực cho vùng lãnh thổ đó.
3.2.6. W. Chan Kim, Renée Mauborgne (2007), Chiến lược đại dương xanh, Phương Thúy dịch, Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội.
Mục đích nghiên cứu: Cung cấp cho người đọc biết được cách thức xây dựng và thực hiện chiến lược đại dương xanh mang tính hệ thống giống như việc cạnh tranh trong những luồng nước của đại dương đỏ, noi mà thị trường đã được xác lập.
Phương pháp nghiên cứu: Bằng các trải nghiệm, tác giả dựa trên các nghiên cứu của hơn 150 công ty từ bé đến lớn trong phát triển và mở rộng thuộc hơn 30 ngành công nghiệp trong hơn 100 năm qua, các tác giả đã thống kê, phân tích, đánh giá và cho rằng thành công bên vững không đến từ những địch thủ cạnh tranh khốc liệt mang tính tiêu diệt, mà từ việc tạo lớp ra những đại dương xanh, những khoảng trống thị trường màu mở cho sự tăng trưởng. Những bước đi chiến lược như vậy mà các tác giả gọi là những đổi mới giá trị đã tạo nên những bước nhảy khổng lồ vê giá trị khiến những địch thủ cạnh tranh sẽ vị lạc hậu hơn một thế kỷ.
Nội dung nghiên cứu: Vạch lại ranh giới thị trường, khảo sát các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong ngành kinh doanh, tập trung vào bức tranh lớn, chứ không nghiên cứu vào các chi tiết cụ thể. Xem xét môi trường cạnh tranh thông qua việc đánh giá của khách hàng để
bạn biết cần chú trọng những điểm gì là quan trọng đối với học. Doanh nghiệp cần tập trung trên nhu cầu hiện tại, đừng tập trung vào khách hàng hiện nay mà hãy tìm kiếm các khách hàng tiêm năng. Thiết lập trật tự ưu tiên vê chiến lược, cần có những cải tiến vê mặt công nghệ không đảm bảo thành công vê thị trường mà công nghệ phải phù hợp với khách hàng và tạo ra giá trị gia tăng. Vượt qua các trở ngại trong nội bộ tổ chức. Đưa việc điêu hành thành chiến lược, liên kết các cam kết để thực thi chiến lược. Việc thực hiện chiến lược đại dương xanh cần có sự đồng thuận của cả nhóm.
Cạnh tranh khốc liệt mang tính tiêu diệt chỉ dẫn đến một đại dương đỏ đầy máu của những địch thủ tranh đấu trong một bể lợi nhuận đang cạn dần. Cạnh tranh trong đại đương đỏ không làm thị trường tăng lên mà chỉ giành nhau trong thị phần mà thời hạn thị trường nhất định đã có sẵn. Ngược lại, cạnh tranh trong đại dương xanh là tạo thêm thị trường.
Chiến lược đại dương xanh chỉ ra một cách tiếp cận có hệ thống nhằm khiến cho quá trình cạnh tranh trở nên không cần thiết và vô nghĩa, đồng thời định hình những nguyên tắc và công cụ mà bất cứ công ty nào cũng có thể sử dụng để tạo nên và chiếm giữ được đại dương xanh.
Kết luận: Là tác phẩm then chốt và nên tảng, phá bỏ lối suy nghĩ thông thường vê chiến lược, vạch ra cho cácdoanh nghiệp một con đường mới vững chắc để tiến tới tương lai thành công.
PHẦN 4
CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Từ mô hình lý thuyết nêu trên, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá để
trả lời các câu hỏi đặt ra trong luận án như sau:
1. Cạnh tranh là gì, nâng cao năng lực cạnh tranh là gì? Có những cấp độ cạnh tranh nào? Tại sao phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp?
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?
3. Các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm những gì?
4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp nước ngoài gồm những vấn đê gì? Bài học kinh nghiệm nào rút ra cho các doanh nghiệp da giầy của Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh?
5. Tình hình sản xuất của các doanh nghiệp da giầy Việt Nam trong thời gian qua như thế nào?
6. Kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam trong những năm qua đạt được kết quả ra sao? Có những thuận lợi và khó khăn gì?
7. Tình hình sản xuất và xuất khẩu giầy dép của một số nước trên thế giới trong những năm gần đây như thế nào? Xu hướng trong thời gian tới ra sao?
8. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp giầy dép của Việt Nam hiện nay như thế nào? Có những điểm mạnh và điểm yếu gì
7. Các cơ quan quản lý nhà nước và Hiệp hội da giầy Việt Nam đã làm những gì để
hỗ trợ cho các doanh nghiệp da giầy phát triển trong thời gian qua?
8. Mục tiêu, quan điểm, định hướng trong thời gian tới để phát triển ngành da giầy như thế nào?
10. Cần có giải pháp nào để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành giầy dép?
11. Các kiến nghị với Nhà nước, Bộ công thương, các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương để giúp cho các doanh nghiệp da giầy nâng cao năng lực cạnh tranh là gì?
PHẦN 5
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN CỦA LUẬN ÁN
Để thực hiện đê tài nhằm đạt được các mục đích đã đặt ra, phương pháp nghiên cứu cơ bản được phối hợp sử dụng trong luận án là:
Phương pháp luận: sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nhìn nhận và phân tích các sự việc, các hiện tượng trong quá trình vận động tất yếu của nguồn nhân lực.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể của đê tài gồm: Phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp phân tích dữ liệu. Dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đê tài gồm dữ liệu thứ
cấp và sơ cấp, với mỗi dữ liệu đó có phương pháp thu thạp và phân tích riêng.