Những thuận lợi và khó khăn của xuất khẩu thủy sản năm 2009

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Trang 21 - 24)

Về phía chính sách nhà nước

Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngành thuỷ sản đã có những điều kiện thuận lợi để phát triển và thâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới.

Nhà nước cũng tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư nâng cao năng lực các cơ sở sản xuất giốngcó chất lượng và sạch bệnh, đủ cung ứng cho sản xuất; đầu tư hạ

K IL O B O O K .C O M

Để đáp ứng được các quy định của WTO cũng như yêu cầu của các nước thành viên, Bộ Thủy sản đã không ngừng điều chỉnh cơ chế chính sách và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn cho phù hợp, tạo điều kiện cho xuất khẩu thủy sản phát triển.

Về phía thị trường

Trong tình hình kinh tế giảm phát, người tiêu dùng thế giới sẽ chuyển sang sử dụng những sản phẩm thuỷ sản giá thấp hơn, tạo thêm cơ hội thị trường cho ngành thuỷ sản Việt Nam.

Hiệp định đối tác toàn diện giữa ASEAN - Nhật Bản đã được thông qua và đến tháng 10-2009 đã có hiệu lực. Đây là cơ hội cho ngành dệt may và thủy sản của Việt Nam vào thị trường này khi có đến hơn 90% hàng hóa được miễn thuế.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản ít nhất 86% hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế, trong đó mặt hàng tôm được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 1-2%. Một điểm khá lạc quan là chất lượng hàng thủy sản Việt Nam đang ngày càng đáp ứng tốt hơn những tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe của các nước.

Trong bối cảnh một số nước cố tình sử dụng các phương tiện truyền thông để đưa những thông tin sai lệch, không trung thực cá tra, basa Việt Nam nhằm bảo hộ hàng của nước mình thì Tây Ban Nha đã công nhận hàng thủy sản Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm của EU. Tây Ban Nha hiện đang là thị trường tiêu thụ cá tra và cá basa Việt Nam nhiều nhất trong khối EU với lượng nhập khẩu mỗi năm ước tính khoảng 40.000 tấn.

2.5.2 Khó khăn

Trong nước

Sự cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp xuất khẩu, bị đối tác lợi dụng đưa giá xuất khẩu xuống mức quá thấp với chất lượng thấp (tỷ lệ mạ băng cao, dùng hóa chất giữ nước...) không những làm tổn hại đến hiệu quả và lợi ích của người nuôi cá mà còn ảnh hưởng đến uy tín của cá tra Việt Nam, tạo cớ cho

K IL O B O O K .C O M

những thông tin không tốt của báo chí các nước, dẫn đến nguy cơ làm mất thị trường.

Tình trạng rớt giá tôm sú, cá tra xảy ra từ năm 2008 dẫn tới việc người dân

“bỏ hầm, treo ao” diễn ra ở nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long làm cho nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu thiếu trầm trọng, công suất của các nhà máy chế biến thuỷ sản chỉ đạt trung bình 25%.

Nguồn nguyên liệu không ổn định, tình hình sản xuất khai thác không thuận lợi làm giảm tăng trưởng xuất khẩu.

Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu nhiều trường hợp không đảm bảo chất lượng, có dư lượng kháng sinh cao…

Nguyên liệu sản xuất thiếu trong khi thuế nhập khẩu nguyên liệu ở mức cao, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa vùng sản xuất với chế biến. Bên cạnh đó, yếu kém trong khâu tiếp thị và thiếu đội ngũ các nhà quản lý cũng như lao động có trìnhđộ cũng là khó khăn đối với ngành thuỷ sản.

Việc tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng và vay ưu đãi gặp khó khăn.

Hiện , người dân nuôi trồng thuỷ sản phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao (trên 1%/tháng), thậm chí nếu vay ở ngoài có lúc lên tới 2%/tháng.

Nhiều người đã sai lầm khi nghĩ rằng xuất khẩu thủy sản là lĩnh vực “siêu lợi nhuận” nên họ ùn ùn bỏ tiền tỷ đầu tư xây nhà máy. Trong đó có không ít doanh nghiệp không có chuyên môn, không đủ nội lực cũng nhảy vào. Chính kiểu làm ăn chụp giựt theo phong trào, bán hàng kém chất lượng… đã làm mất uy tín ngành thủy sản.

Ngoài nước

Năm 2009, vẫn là thách thức lớn cho ngành thuỷ sản Việt Nam vì cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trên phạm vi toàn thế giới, khiến ngân hàng các nước siết chặt tín dụng, gây khó khăn cho các nhà nhập khẩu trong việc mở L/C. Bên cạnh đó, phần lớn người tiêu dùng cũng buộc phải thắt chặt chi tiêu và chuyểnsang mua những mặt hàng giá rẻ.

K IL O B O O K .C O M

Trong năm 2009, các nền kinh tế lớn chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế lại chính là các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam.Ðiều đó khiến cho xuất khẩu thủy sản của ta giảm so với cùng kỳ, giá bán thấp, ảnh hưởng hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tính bền vững của xuất khẩu thủy sản.

Đồng thời, ngành thuỷ sản Việt Nam tiếp tục vấp phải những trở lực vốn đã có từ lâu nay, đó là: thời tiết biến động, cạnh tranh về giá cả, rào cản thương mại, kiểm tra gắt gao về vê sinh an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu…

Năm 2009, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tiếp tục gặp phải nhiều vụ kiện bán phá giá và một số “sự cố” về chất lượng tại thị trường Italia và Ai Cập.

Ngoài ra hiện nay, thuỷ sản đang đứng trước khó khăn phải đối mặt với những rào cản kỹ thuật từ phía nhà nhập khẩu, đặc biệt là luật mới: Luật IUU (Quy định về hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định) bắt đầu có hiệu lực từ 1.1.2010. Theo luật này, các sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu vào EU phải có giấy chứng nhận đánh bắt. Cơ quan chức năng của nước có tàu đánh bắt phải xác nhận thuỷ sản đánh bắt được trên tàu là phù hợp với quy định của pháp luật và các quy định quốc tế về quản lý vào bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản

Xuhướng bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm. Những rào cản về kỹ thuật được dựng lên, như đạo luật nông trại của Mỹ (Farm Bill), đạo luật an toàn cho người tiêu dùng của Mỹ, các tiêu chuẩn mà EU đặt ra về hóa chất và an toàn hóa chất, nguồn gốc đánh bắt hải sản, yếu tố bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên...Những quy định nghiêm ngặt đã và đang trở thành rào cản lớn đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, bởi quy mô sản xuất nước ta vốn nhỏ lẻ và manh mún, doanh nghiệp chủ yếu thu mua thuỷ sản qua hệ thống trung gian nên việc thực hiện ghi chép nguồn gốc xuất xứ đầy đủ cho các lô hàng khi xuất đi là điều không thể thực hiện được.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)