Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Trang 24 - 28)

K IL O B O O K .C O M

2.6.1. Chính sách của nhà nước

Duy trì tốc độ phát triển của ngành thủy sản hiện nay trên cơ sở tăng cường các yếu tố đảm bảo phát triển bền vững như: tái tạo nguồn lợi, an toàn cho ngư dân, từng bước điều chỉnh cơ cấu nghề cá, giảm khai thác ven bờ, phát triển đánh bắt xa bờ.

Các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh chất lượng hàng thuỷ sản từ khâu nuôi trông - nguyên liệu tới thành phẩm đề giữ uy tín cho hàng thuỷ sản của Việt Nam cũng như đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhập khẩu, nghiên cứu và lai tạo các giống mới có chất lượng cao.

Chính phủ cần hỗ trợ kinh phí cho trang bị máy móc, thiết bị và chi phí kiểm tra dư lượng kháng sinh và vệ sinh an toàn thực phẩm (kể cả khâu thu mua nguyên liệu, sơ chế, sản xuất và xuất khẩu) cho doanh nghiệp; xem xét giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy sản trên cơ sở tham khảo các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam như Trung Quốc, ASEAN; đơn giản hoá các thủ tục hải quan, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xúc tiến việc nhập khẩu nguyên liệu, góp phần giảm giá thành sản xuất thuỷ sản xuất khẩu và tăng tính cạnh tranh.

Đẩy mạnh việc cho vay vốn ưu đãi nuôi trồng thuỷ sản đối với người dân và doanh nghiệp cũng là một trong các giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam thâm nhập hơn nữa vào thị trường nước ngoài.

Cần điều chỉnh và ban hành các quy chuẩn về chất lượng sản phẩm thủy sản, đồng thời có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, nhất là đối với những đơn vị có nhiều lô hàng bị cảnh cáo.

Bên cạnh đó, yêu cầu phải có cơ chế quản lý về giá sàn xuất khẩu và giá hướng dẫn thu mua nguyên liệu để tránh việc các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, làmảnh hưởng chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, làm mất thị trường và dẫn đến việc bị kiện bán phá giá.

Hỗ trợ cho các doanh nghiệp nghiên cứu khảo sát thị trường tìm kiếm bạn

K IL O B O O K .C O M

Sắp xếp lại trật tự nghề nuôi và xuất khẩu thủy sản. Theo đó nên có hàng rào kỹ thuật về việc xây dựng nhà máy. Ai có năng lực, có thị trường, sản phẩm đạt tiêu chuẩn quy định… mới cho xuất khẩu, nhằm tránh tình trạng cạnh tranh nội bộ không lành mạnh.

Xây dựng chương trình phát triển bền vững với những định hướng cụ thể, nghiêm ngặt và khả thi liên kết giữa các khâu nguyên liệu – chế biến – xuất khẩu hỗ trợ cho ngành thủy sản phát triển.

Khuyến khích các trường trong nước tăng cường thu hút nguồn nhân lực vào ngành này. Đồng thời xây dựng những chương trìnhđào tạo chất lượng. Nhằm đào tạo ra những đội ngũ cán bộ, nhân viên, quản lý có trình độ cao, cung cấp nguồn lực cho ngành thuỷ sản.

2.6.2. Các doanh nghiệpsản xuất,kinh doanh xuất nhập khẩu.

Tổ chức xúc tiến thương mại và công tác thị trường cho giỏi, phải xây dựng chiến lược thị trường rõ ràng. Chiến lược thị trường phải chú ý đến nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Đặc biệt là nhu cầu, thị hiếu đặc trưng của từng quốc gia xuất khẩu.

Quan tâm hơn nữa vào việc đầu tư, tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào kịp thời và chất lượng.

Cần chú trọng việc quản lý chất lượng sản phẩm, tăng cường nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, chủ động đánh giá tình hình diễn biến thị trường, kịp thời phản ánh những khó khăn vướng mắc phát sinh...

Ngoài các giải pháp về chất lượng sản phẩm và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của đối tác thì một trong những giải pháp lớn nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản là mở rộng thị trường. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến tổ chức các sự kiện quảng bá sản phẩm thủy sản của Việt Nam tại nước ngoài thông qua các hội chợ triển lãm, xúc tiến đầu tư...

Các doanh nghiệp (DN) Việt Nam cần tìm mọi cách để mở rộng thị trường, tìm kiếm thị trường mới, không quá phụ thuộc vào thị trường truyền thống như:

K IL O B O O K .C O M

Mỹ, EU, Nhật Bản. Thị trường Châu Phi, Trung Đông, Châu Đại Dương, Châu Á... được đánh giá là thị trường phục hồi nhanh trong bối cảnh khủng hoảng.

Nhanh chóng hợp tác để triển khai xây dựng chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 để có một chiến lược phát triển dài hạn và bền vững cho xuất khẩu thủy sản.

Tăng cường kiểm tra giám sát chất lượng và an toàn thực phẩm ở tất cả các khâu cung cấp giống và thức ăn, nuôi thuỷ sản, thu hoạch, xử lý, chế biến và phân phối sản phẩm…

Kiểm tra và nắm bắt kịp thời các thông tin hội nhập WTO và quốc tế về an toàn dịch bệnh, thực phẩm và thương mại thuỷ sản, hiểu rõ các quyđịnh về những hàng rào, quy định của nước nhập khẩu để đáp ứng kịp tránh các trường hợp đáp ứng sai quy định, hàng hóa bị kiện tụng. Để giảm thiểu rủi ro, các DN phải lên phương án sẵn sàng đối đầu với những thông tin mà phía đối tác đưa ra. Muốn giành được thế chủ động thì DN cần phải nắm bắt được đặc điểm của từng nước cũng như diễn biến của thị trường nước đó, để đưa ra những giải pháp ứng phó thích hợp mà có lợi nhất. Bên cạnh đó là siết chặt quản lý chất lượng thủy sản ngay từ khâu nuôi trồng, chất lượng thức ăn đến chế biến, bảo quản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

K IL O B O O K .C O M

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)