1.2. Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
1.2.3. Phương pháp phân tích
Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp truyền thống và hay được sử dụng nhất trong phân tích kinh tế. Phương pháp này đánh giá chỉ tiêu phân tích trên cơ sở chỉ tiêu mẫu có tính thống nhất về nội dung kinh tế, cách tính và đơn vị tính nhằm thấy đƣợc sự khác biệt của đối tƣợng phân tích.
Trong phân tích báo cáo tài chính, số liệu dùng làm căn cứ so sánh có thể là từ số liệu kỳ trước, các mục tiêu đã đặt ra hoặc chỉ tiêu tương ứng của doanh nghiệp cùng ngành, số liệu trung bình của ngành,… Kết quả của việc so sánh có thể đƣợc thể hiện dưới dạng số tuyệt đối, số tương đối hay số trung bình. Không chỉ đơn thuần so sánh các chỉ số trong báo cáo tài chính mà trước khi so sánh, người ta thường tính toán ra nhiều loại tỷ lệ để có thể thấy được nhiều sự khác nhau giúp người quan tâm có được cái nhìn đúng đắn nhất.
Ưu điểm của phương pháp phân tích này là có thể so sánh được nhiều loại chỉ tiêu khác nhau tùy theo mục đích của việc nghiên cứu.
Nhƣợc điểm là cần quan tâm nhiều tới các điều kiện của việc so sánh thì kết luận đƣa ra mới có ý nghĩa, phản ánh trung thực. Việc so sánh chỉ tiêu không thống nhất về nội dung kinh tế (ví dụ không đồng nhất về đơn vị, thời kỳ,…) thì không thể phản ánh đúng đƣợc thực tế.
16 1.2.3.2. Phương pháp Dupont
Mô hình Dupont là kỹ thuật đƣợc sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupon tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế toán. Trong phân tích tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định. (Nguyễn Ngọc Quang, 2011)
Nội dung cơ bản của phương pháp này là tìm cách chia nhỏ một tỷ số tài chính tổng hợp ra thành các tỷ số tài chính nhỏ hơn. Rồi các tỷ số tài chính nhỏ hơn đó lại được tiếp tục chia nhỏ ra tiếp. Mỗi tỷ số nhỏ ở bên dưới được xem như là một nhân tố tác động làm thay đổi tỷ số tổng hợp. Bằng cách này, người phân tích có thể tìm hiểu đƣợc đến gốc rễ những nguyên nhân có thể làm thay đổi tỷ số tổng hợp đầu tiên. Thông thường thì tỷ số tổng hợp ở trên đỉnh của tháp tỷ số được chọn là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản hoặc tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu,… Theo phương pháp này, khi phân tích suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) thì sẽ dựa vào mối quan hệ giữa suất sinh lời của vốn chủ sở hữu với suất sinh lời của tài sản (ROA) và suất sinh lời của doanh thu (ROS). Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời theo sơ đồ 1.1 nhƣ sau:
(ROE) Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
(ROA) Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu x
(ROS) Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
(Vòng quay tài sản) Doanh thu thuần
Tổng tài sản x
17
Sơ đồ1.1: Mô hình phân tích tài chính Dupont
Nguồn: Tác giả tổng hợp Mô hình Dupont có những ƣu điểm đó là:
+ Tính đơn giản và đây là một công cụ rất tốt để cung cấp cho mọi người kiến thức căn bản giúp tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của công ty.
+ Có thể được sử dụng để thuyết phục cấp quản lý thực hiện một vài bước cải tổ nhằm chuyên nghiệp hóa chức năng thu mua và bán hàng. Đôi khi điều cần làm trước tiên là nên nhìn vào thực trạng của công ty. Thay vì tìm cách thôn tính công ty khác nhằm tăng thêm doanh thu và hưởng lợi thế nhờ quy mô, để bù đắp khả năng sinh lợi yếu kém.
Tuy nhiên, mô hình này cũng có những nhƣợc điểm là:
+ Chỉ dựa vào nguồn số liệu kế toán cơ bản mà số liệu này có thể không đáng tin cậy hoặc chƣa phản ánh đầy đủ;
+ Không bao gồm chi phí vốn;
+ Mức độ tin cậy của mô hình phụ thuộc hoàn toàn vào giả thuyết và số liệu đầu vào trong khi khả năng kiểm soát nguồn đầu vào không phải lúc nào cũng tốt.
Trong thời đại kinh tế ngày càng phát triển, để công ty hoạt động có hiệu quả bên cạnh việc cắt giảm chi phí nên nghĩ đến những kế hoạch xây dựng thương hiệu, marketing, có những chiến lƣợc thích hợp trong điều kiện kinh tế cạnh tranh nhƣ hiện nay. Bởi vì chi phí ngày nay chƣa hẳn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến lợi nhuận doanh nghiệp.
1.2.3.3. Phương pháp phân tích khác
Ngoài các phương pháp phân tích trên đây, tùy từng trường hợp và mục đích phân tích khác nhau mà các nhà nghiên cứu còn có thể sử dụng các phương pháp phân tích khác nhƣ:
+ Phương pháp chi tiết hóa chỉ tiêu phân tích: Đây là phương pháp phân tích định tính, theo phương pháp này các chỉ tiêu phân tích thường được chi tiết hóa theo thời gian, không gian và các yếu tố cấu thành để người phân tích có thể thấy được sự phát triển, kết quả thực hiện của các đơn vị trực thuộc và vai trò của từng yếu tố
18
cấu thành trong chỉ tiêu tổng hợp. Trong quá trình phân tích, càng chi tiết thì kết quả phân tích các chính xác, sâu sắc.
+ Phương pháp liên hệ (liên hệ cân đối; liên hệ thuận/ngược chiều; hoặc liên hệ tương quan): Các chỉ tiêu tài chính thường có mối liên hệ với nhau, để lượng hóa được mối liên hệ người ta thường nghiên cứu sự tác động qua lại của các chỉ tiêu; từ đó xác định mức ảnh hưởng của mỗi nhân tố thông qua các con số tương đối, biết được tính quy luật trong mối liên hệ và đánh giá đƣợc sự chặt chẽ trong các mối liên hệ.
Phương pháp thay thế liên hoàn: Phương pháp này áp dụng khi các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích dưới dạng biểu thức đại số, khi đó người ta thay thế lần lượt nhân tố đó với trị số kỳ phân tích và so sánh với tình trạng trước khi phân tích để thấy đƣợc sự khác nhau và đƣa ra nhận xét thích hợp.
Phương pháp số chênh lệch: Thực ra đây là dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn, khi phân tích người ta dùng phần chênh lệch của nhân tố đó nhân với trị số của nhân tố khác để thấy được sự ảnh hưởng của nhân tố thay đổi. Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế vì thường thì nhiều nhân tố cùng thay đổi và việc xác định đặc tính của nhân tố không phải dễ dàng.
Phương pháp đồ thị: Sử dụng phương pháp này, người ta biểu diễn các chỉ tiêu phân tích theo đồ thị, biểu đồ, sơ đồ để người đọc dễ dàng thấy được sự khác nhau giữa chỉ tiêu phân tích và chỉ tiêu so sánh hay xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích giữa các thời điểm khác nhau.
Tóm lại: Tuy có rất nhiều phương pháp có thể sử dụng để phân tích báo cáo tài chính. Nhưng phương pháp phù hợp và dễ dàng tính toán nhất mà tác giả sử dụng để làm công cụ phân tích ở chương 3 là phương pháp so sánh, phương pháp đồ thị và phương pháp Dupont.