Những tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình kết hợp được hai yếu tố giáo dục và giải trí

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp thực trạng các chương trình truyền hình dành cho trẻ em trên đài truyền hình việt nam (Trang 20 - 25)

1.5.1: Các quan niệm khác nhau về tiêu chí đánh giá

Đây là những tiêu chuẩn của đài truyền hình PBS (Mỹ) – nổi tiếng với các chương trình truyền hình dành cho trẻ em như Barney & Friends, Caillou, Sesame Street, Curious George…

Những hoạt động lặp đi lặp lại: trẻ chưa đến tuổi đi học thường bắt chước những gì chúng nghe và thấy, đó chính là cách bé học hỏi. Vì vậy các hình ảnh và chi tiết lặp lại thường xuyên giúp bé nhận diện và ghi nhớ các ký tự, khám phá về toán học, khoa học và máy móc, động vật và đời sống hoang dã...

Những phương pháp giải quyết mâu thuẫn tích cực: trẻ em cũng có những cảm xúc mạnh mẽ như sự thất vọng, ganh tị và giận dữ. Hãy giúp trẻ học cách chế ngự các cảm xúc này bằng cách giới thiệu với chúng những nhân vật biết thể hiện

cảm xúc bằng lời nói thay vì nắm đấm, tham gia vào các tình huống mâu thuẫn và giải quyết những khác biệt theo cách tích cực. Mặt khác cho bé thấy rằng sự cố gắng thành công cũng như sự thất bại đều là tự nhiên và không có gì phải sợ hãi.

Các nhân vật nam và nữ mạnh mẽ: trẻ em phát triển nhận thức về sự khác biệt giới tính trong suốt những năm mẫu giáo, do đó nếu muốn trẻ có ý thức bình đẳng khi lớn lên, bạn nên tránh cho trẻ xem những chương trình gợi lên ý nghĩ rằng hoạt động này chỉ là “dành cho con trai” hoặc “chỉ dành cho con gái”.

Các mô hình xã hội tích cực: sự chia sẻ không đến một cách tự nhiên với trẻ nhỏ. Chúng cần phải học hỏi về lòng tự trọng và mối quan hệ tốt với những người khác. Chương trình cần mô tả cách thức một đứa trẻ điều chỉnh tính cách của mình thông qua tình bạn, tình gia đình.

Các nhân vật đến từ khắp mọi nơi trên thế giới: sự tưởng tượng của trẻ có thể đưa chúng đến bất kỳ nơi nào. Hãy giới thiệu những chương trình nói về những truyền thống khác nhau trên thế giới để mở rộng tầm nhìn của con bạn, giúp bé tham gia tìm hiểu về con người và nền văn hoá khác, cuộc sống ở thành phố cũng như là nông thôn, điều này nhắc nhở cho trẻ rằng các gia đình đều phát triển mạnh trong những môi trường khác nhau.

Những bài học thúc đẩy và nuôi dưỡng tính cách ham học hỏi: ngoài việc tập trung vào các kỹ năng học tập dễ nhận biết như toán học và đọc sách, một số chương trình còn giúp cho trẻ sẵn sàng cho việc đến trường học bằng cách định hình thái độ của trẻ đối với việc học nói chung. Ví dụ chương trình Sesame Street dùng thế giới tự nhiên để thúc đẩy và nuôi dưỡng sự ham muốn hiểu biết về những địa điểm khắp mọi nơi trên thế giới, tham gia vào việc giải quyết những vấn đề hàng ngày và làm gương cho việc đọc sách.

Sự hài hước: bạn sẽ cảm thấy thích thú hơn với những chương trình vui nhộn. Và trẻ em cũng vậy. Những chương trình mang tính hóm hỉnh và hài hước có thể thu hút cả gia đình.

Các nhân vật từ các nhóm tuổi khác nhau: một chương trình có đội ngũ diễn viên là ông bà, cô dì, chú bác, thanh thiếu niên và trẻ nhỏ có thể minh họa cách thức mà các thành viên trong gia đình làm việc cùng với nhau, giúp cho trẻ nhận thức về sự tương tác trong mối quan hệ xã hội, và rằng con người ở các độ tuổi khác nhau đều có vai trò quan trọng đối với người khác

Rất ít hoặc không có quảng cáo: người xem là trẻ em khó có thể vượt qua được sự khát khao sở hữu một món đồ chơi hoặc sản phẩm nào đó. Vì vậy những chương trình cho trẻ em không được có quảng cáo ở giữa, không bị gián đoạn, cho phép sự tập trung hoàn toàn vào việc học hỏi và thưởng thức.

Tuy nhiên có thể thấy rằng, đó chỉ là những tiêu chí chung nhất, mang tính tham khảo đối với những nhà làm truyền hình cho trẻ em. Bởi trẻ em cũng được chia ra ở nhiều độ tuổi khác nhau, trong những khoảng ấy, sự phát triển về thể chất và tinh thần lại khác nhau, tâm lý tiếp nhận sản phẩm truyền thông do đó cũng khác nhau. Không thể áp dụng một tiêu chuẩn chung nhất dành cho tất cả các chương trình truyền hình trẻ em, và cũng không thể mang tất cả những yêu tố nói trên vào một chương trình cho khán giả nhí.

1.5.2: Những tiêu chí đánh giá dựa trên nội dung

Khi nói đến một chương trình cho trẻ em phần nhiều nội dung để cập sẽ đóng vai trò là yếu tố giáo dục. Còn hình thức sẽ thiên về chức năng giải trí. Vậy, đối với một chương trình truyền hình cho trẻ em kết hợp được hài hoà hai yếu tố trên thì cũng cần có những tiêu chuẩn để đánh giá. Tất nhiên, đó là chỉ những tiêu chuẩn ở mức độ tương đối, tuỳ vào chương trình đó hướng tới đối tượng mục tiêu

trong khoảng độ tuổi nào. Bởi như đã nói ở trên mỗi lứa tuổi đều có nét riêng khác nhau về tư duy và ý thức.

Trong thời gian ở trường, các thầy cô giáo không thể cung cấp đầy đủ kiến thức cho trẻ em, và con đường bổ sung kiến thức tốt nhất là báo chỉ. Báo chí có thể giúp các em có được kiến thức rộng rãi trên tất cả các lĩnh cực một cách cập nhật nhất. ( Phạm Hồng Vân_ Giaó viên trường tiểu học Kim Đồng Hà Nội)

Một chương trình với mong hoàn thành tốt chức năng giáo dục cho trẻ ,nhất thiết phải mang lại kiến thức ở một lĩnh vực nào đó. Đó có thể là những khám phá về toán học, khoa học và máy móc, động vật và đời sống hoang dã, những bài học trong ứng xử, giao tiếp xã hội.

Tuy nhiên, những nội dung đề cập đến trong phải phù hợp với độ tuổi trẻ em mà chương trình hướng tới. Tức là, mức độ khó của những kiễn thức phải nằm trong sự hiểu biết của các em. Không thể nào một chương trình dành cho độ tuổi từ 0-6 tuổi, hoặc 6-12 tuổi lại chữa đựng những kiến thức quá cao siêu về khoa học, thiên văn…và ngược lại.

1.5.3: Những tiêu chí đánh giá dựa trên hình thức

Nếu như chức năng giáo dục thiên về mặt nội dung, thì chức năng giải trí được thể hiện thông qua hình thức. Bởi trẻ em luôn bị tác động mạnh bởi yếu tố hình thức. Và cũng bị lôi cuốn đầu tiên bởi yếu tố này. Trẻ em nói chung thường rất dễ phân tán, thiếu tập trung, chóng chán với những chương trình mà chúng không thấy hấp dẫn. Ngược lại, với những chương trình mà chúng cho là thú vị, chúng thực sự bị cuốn vào. Đặc biệt là trẻ em ở độ tuổi thiếu nhi. Hình thức các chương trình giải trí cho trẻ em hiện nay cực kì phong phú và đa dạng. Không thể không nhắc tới phim hoạt hình_một thể loại không chỉ lôi cuốn khán giả nhí mà

còn chinh phục được hầu như tất cả khán giả ở mọi lứa tuổi. Thế nhưng, hầu như các bộ phim hoạt hình chỉ thiên về một chức năng là giải trí.

Ngoài ra, hình thức ấy có thể là các chương trình ca nhạc tạp kĩ, nhưng bộ phim ngắn, các chương trình game show...

Dù là dưới hình thức nào, thì những người làm chương trình cho trẻ em cần đầu tư nhiều về mặt hình ảnh. Bởi tiếp nhận đầu tiên của trẻ em nói chung là hình ảnh, tức là màu sắc và chuyển động, sau đó mới là âm thanh. Chính vì vậy, chưa vội đề cấp đến nội dung, nhưng chương trình truyền hình dành cho trẻ em, đặc biệt là những đứa trẻ chưa bước vào độ tuổi đến trường cần đặc biệt tới việc tạo ra hình ảnh hấp dẫn, bắt mắt và sinh động. Sử dụng đồ hoạ hợp lý cũng là một cách làm mang lại hiệu quả. Thực tế, trẻ em luôn có xu hướng bị hấp dẫn bởi những màu sắc rực rỡ và lạ mắt. Sau khi kết thúc một chương trình, có thể trẻ sẽ quên mất yếu tố âm thanh, nhưng ngược lại, những hình ảnh sống động, giàu màu sắc sẽ được ghi lại rất lâu trong trí nhớ. Những hành động sau này chính là hình ảnh mà mắt trẻ thu thập được , đó là những thông tin ban đầu để hình thành nên những hành động tiếp theo của trẻ.

Với trẻ em chưa ở độ tuổi đến trường thường bắt chước những gì chúng nghe và thấy, đó chính là cách bé học hỏi. Vì vậy với các chương trình hướng tới độ tuổi này thì các hình ảnh và chi tiết lặp lại thường xuyên giúp bé nhận diện và ghi nhớ.

1.5.4 Về liều lượng giữa hai yếu tố trong một chương trình

Để mang tới cho khán giả nhí một chương trình có chất lượng, thì việc đan xen giữa hai yếu tố giáo dục và giải trí cũng đóng góp một phần quan trọng.

Người làm chương trình không thể áp suy nghĩ và cảm xúc của người lớn đế xây dựng nên một chương trình dành cho trẻ em. Cũng không thể cứ đưa một lượng

kiến thức vào đó, và không hề biết rằng khán giả sẽ lĩnh hội được bao nhiêu. Nó đòi hỏi người làm báo phải nghiên cứu tâm lý tiếp nhận theo độ tuổi, phải điều tra xã hội về sự tiếp nhận các sản phẩm truyền thông của trẻ em để có thể hài hoà hai yếu tố ấy.

Liều lượng của sự kết hợp này không chỉ phụ thuộc vào tâm lý tiếp nhận của trẻ em, mà còn phụ thuộc vào hình thức của những chương trình ấy. Nếu là một chương trình ca nhạc tạp kỹ thì kiến thức sẽ khác và liệu lượng cũng sẽ khác so với chương trình game show, và một bộ phim tình huống. Nhưng chắc chắn rằng, khi trẻ càng lớn thì mức độ và liều lượng của yếu tố giáo dục sẽ càng tăng. Chình vì thế, những chương trình dành cho trẻ em ở độ tuổi lớn dần sẽ có thể dựa vào yếu tố này để quyết định xem tỉ lệ ( giáo dục và giải trí) : 40/60 hay 50/50… là hợp lý.

1.5.5 Về thời lượng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp thực trạng các chương trình truyền hình dành cho trẻ em trên đài truyền hình việt nam (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w