Nghị quyết hội nghị lần thứ III, BCH TW Khoá VIII Đảng về chiến lược cán bộ thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước khẳng định: các bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng , của đất nước, của chế độ, cái gốc của mọi việc”. Hiện đại hoá đất nước là phải đào tạo đồng bộ đội ngủ cán bộ các ngành, các cấp, các lĩnh vực có đầy đủ phẩm chất và năng lực ngang tầm nhiệm vụ to lớn và phức tạp hiện nay.”
Nhiệm vụ đó còn được thể chế hoá tại điều 25, chương III của Pháp lệnh cán bộ, công chức “ Cơ quan tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức việc đào tạo,bồi dưỡng để tạo nguòn vốn và nâng cao tình độ, năng lực của cán bộ công chức.Cho nên, cần đào toạ cán bộ cả về chuyên môn, lý luận chính trị, quan điểm đường lối của Đảng, về quản lý hành chính, quản lý kinh tế, khoa học, luật phát, văn hoá, nghệ thuật…nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng, năng lực trí tuệ và tố chức thực tiễn góp phần thực hiện nhiệmvụ mà Đảng và nhân dân giao cho trên mặt trận chính trị và tư tưởng.”
Ngoài số lượng cán bộ được bổ sung từ nguồn đạo tào của Bộ giáo dục đào tạo thì ngành cũng cần tự đào tạo dưới nhiều hình thức.
Nhà quản lý cũng cần phải nghiên cứu kĩ càng hơn nội dung, quan điểm, chủ trương chính sách và pháp luật của Đảng và Chính phủ VIệt Nam về giáo dục và chăm sóc và báo vệ trẻ em.Vì đó là đạo lý của dân tộc ta. Mặt khác, cần phải nắm vững , nghiên cứu các quyến trẻ em được thể hiện đầy đủ trong công ước quốc tề về quyền trẻ em, vì đó là những quy định cụ thể, thiết thực giúp cho định hướng tác nghiệp trong quá trình suy nghĩ và làm việc.
Nâng cao công tác bồi dưỡng và đào tạc cán bộ kế cận trong tương lai một cách đồng bộ với các cán bộ sự nghiệp; nhà báo, phóng viên, biên tập viên…các cán bộ nhân viên kỹ thuật và quản lý. Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ phóng viên, biên tạp viên chuyên làm việc với trẻ em. Trẻ em là chủ thể của sáng tao, quan tâm và đầu tư cho trẻ em chính là quan tâm và đầu tư cho tương lai của đất nước mình. Hơn nữa, đây là nhóm công chúng lớn nhât trong các nhớm công chúng tính theo lứa tuổi, làm chương trình cho trẻ em hoàn toàn không phải là việc đơn giản, không hề dễ. Nó còn phụ thuộc vài kĩ năng tác nghiệp, từ nắm hiểu tâm lý lứa tuổi, khai thác tài liệu…đặc biệt là phải cs lòng yêu nghề, yêu người và yêu trẻ nhiệt huyết.
Báo chí với trẻ em cần phải chú y: (Sổ tay phóng viên báo chí với trẻ em-NXB Lao động 2001, chủ biên Nguyễn Văn Dững)
VÌ vậy, cần tăng cường công tác bòi dưỡng và đào tạo một đỗi ngũ cán bộ, viên chức đồng bộ, có trí tuệ và tâm huyết với nghề, trung thực và có lương tâm, có sức khở mới đáp ứng được sự nghiệp của đài truyền hình.
Đối với phóng viên, biên tập viên:
Người làm báo nói chung phải luôn tự rèn luyện và phấn đấu để có chuyên môn cao, trung thực, lương tâm và phải có trách nhiệm tới cũng với những tác phẩm của mình dù chỉ là một câu, một chữ…
Bên cạnh đó, cần tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức, lý luân chính trị và hành chính Nhà nước, pháp luật, đạo đức công vụ, ngoại ngữ và tin học.
Với những người làm báo cho trẻ em, cần nâng cao kiến thức về tâm lý trẻ em, tầm nhận thức của từng lứa tuổi, qua đó giúp người phóng viên sáng tạo tác phẩm cho đúng, cho trúng và phù hợp. Phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về các dạng chương trình, ý nghĩa cũng như tác động của nó với trẻ em.
Nắm rõ quyền về trẻ em cũng như tâm lý tiếp nhận những sản phẩm truyền thông của trẻ em nói chung để có thể đưa những sản phẩm của mình tới trẻ em một cách hiệu quả nhất.
Trong các chương trình cho trẻ em cần tạo ra nheièu chủ đề, chuyen mục đa dạng , phong phú. Ngoài việc nắm vững lứa tuổi của đối tượng tác động mà sản phẩm báo chí hướng tới , các cơ quan báo chí , nhất là viết cho trẻ em, cần thường xuyên thu thập những thông tin phản hồi từ phía các đối tượng tiếp cận của mình. Từ đó khẳng định những biến đối trong tâm lý trẻ em, với các sản phẩm báo chí có thê thông qua hộp thư , thông qua các bài viết và ý kiến của trẻ khi tham gia voà quá trình sáng tạo các sản phẩm báo chí. Hoặc là tôtr chức các đợt thăm dò ý kiến, điều tra trong các nhớm trẻ em để phát hiện ra những biến đổi trong tâm lý tiếp nhận trẻ em.
Để nắm bắt kịp thời những thay đổi trong tâm lý tiếp nhận các sản phẩm báo chí của học hiện nay phải có các cuộc điều tra xã hội học về tâm lý học sinh khi tiếp nhận những sản phẩm báo chỉ ấy. Nhà báo Lưu Minh Vũ_VTV3…
Không ngừng học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài về cách làm chương trình cho trẻ nhỏ, đặc biệt là những chương trình nổi tiếng đã và đang phát sóng.
Về kỹ thuật và công nghệ
Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng kỹ thuật là phương tiện thể hiện và chuyển tải nội dung. Kỹ thuật càng hiện đại và tân tiến bao nhiêu thì chất lượng nôi dung cũng sẽ nâng cao lên bấy nhiêu. Trước sự đòi hỏi ngày càng coa của khán giả nhỏ tuổi, cần đầu tư thêm các trqang thiết bị …để có thể phục vụ các chwong trình giạo dục khoa học kỹ thuật, khám phá thiên nhiên ngay tại đất nước mình. CŨng cần phải tăng cường hơn nữa việc phủ sóng tơi các vùng sâu, vùng xa.
Về tài chính:
Đây là yếu tố sống còn trng mọi lĩnh vực không chỉ với ngành truyền hình.
Nhiều người trong cuộc nhiều ý tưởng sáng tạo hay hấp dẫn cho trẻ em đã không thực hiện được do hạn chế về mặt tài chính.