3.3. Một số thuận lợi và khó khăn trong quan hệ Indonesia – Việt Nam:
3.3.1. Thuận lợi:
Có thể khẳng định rằng, quan hệ Indonesia – Việt Nam hiện nay đứng trước nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát triển. Đó là:
Thứ nhất, đó là sự gần gũi về mặt địa lý: Việt Nam và Indonesia đều nằm trong khu vực Đông Nam Á, cùng chung vùng biển Đông. Sự gần gũi về
mặt địa lý này tạo nên không gian thuận lợi cho sự phát triển quan hệ Indonesia – Việt Nam, nhất là quan hệ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế - thương mại.
Thứ hai, hai nước có chính sách đối ngoại độc lập. Đứng trước những biến động của khu vực và thế giới, hai nước luôn có cách ứng xử phù
hợp theo luật pháp quốc tế. Việt Nam và Indonesia không theo bất kỳ một liên mình quân sự nào để chống lại một nước khác. Do vậy, hai quốc gia ít bị chi phối cường lực bởi quốc gia khác trong quá trình phát triển của mình.
Thứ tư, có nhiều nét tương đồng về văn hóa.
Thứ ba, năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Asean. Điều này tạo cho Việt Nam và Indonesia tăng thêm sự tương đồng và xích lại gần nhau hơn trong các hoạt động của Asean và các vấn đề quốc tế.
Thứ tư, tuy Indonesia và Việt Nam có thể chế chính trị khác nhau trong bối cảnh thế giới ngày nay. Dưới tác động của toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại, các nước trên thế giới dù lớn hay nhỏ đều tồn tại và phát triển trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Tất cả các nước đã và đang bỏ qua những rào cản để mở ra quan hệ gắn bó với nhau. Việt Nam và Indonesia đã có mối quan hệ truyền thông tốt đẹp trong quá khứ và hứa hẹn sẽ còn phát triển trong tương lai.
3.3.2. Khó khăn:
Sau hơn 60 năm thiết lập quan hệ đối tác, quan hệ Indonesia và Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên nó cũng có những khó khăn, thách thức, cụ thể sau:
Thứ nhất, sự khác nhau về thể chế chính trị và chế độ xã hội của Việt Nam và Indonesia. Việt Nam theo chế độ chủ nghĩa xã hội còn Indonesia theo con đường tư bản chủ nghĩa. Trong quá trình hội nhập, hợp tác, không tránh khỏi sự xâm nhập của nhiều luồng tư tưởng, do vậy, Đảng và Nhà nước ta cần chủ trường hội nhập nhưng không hòa tan.
Thứ hai, Indonesia là quốc gia bất ổn về chính trị và xã hội, những vấn nạn xảy ra làm cho nước này chưa ổn định, là một trở ngịa không nhỏ đén quan hệ hai nước. Những vấn đề về sắc tộc, dân tộc, tôn giáo, phong trào đòi ly khai vẫn không ngừng diễn ra. Đông Timor ly khai sau cuộc trưng cầu dân ý đẫm máu, chính thức tuyên bố độc lập ngày 20/5/2002. Nhiều cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc diễn ra. ngày 12/10/2002), một loạt vụ đánh bom đẫm máu đã xảy ra tại đảo du lịch nổi tiếng Bali của Indonesia, làm hơn 200 người thiệt mạng, trong đó hầu hết là người nước ngoài. Hơn 10 năm trôi qua, những ký ức về vụ đánh bom kinh hoàng như vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí những người còn sống sót và là tiếng chuông báo động rằng cuộc chiến chống khủng bố vẫn chưa thể kết thúc. Hiện nay, các nước Đông Nam Á, phải đối mặt với nguy cơ khủng bố từ nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS), khi người dân theo đạo Hồi trong khu vực bị phiến quân tuyên truyền, chiêu mộ và huấn luyện. Trong đó, Indonesia là quốc gia có số người theo đạo Hồi lớn nhất thế giới, với 209 triệu người, tương đương 87,2% dân số.
Thứ ba, vấn nạn tham nhũng, hối lộ ở các quan chức, lãnh đạo cấp cao của Indonesia và Việt Nam ngày càng gia tăng. Các thế lực bên ngoài có thể lợi dụng tình hình này để chia rẽ mối quan hệ giữa hai nước cũng như tình đoàn kết trong khu vực.
Thứ tư, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Indonesia thực chất là quan hệ cạnh tranh chứ không phải là quan hệ bổ sung. Những mặt hàng Việt Nam thiếu thì Indonesia không thể đáp ứng được, những mặt hàng Indonesia cần thì Việt Nam cũng không cung cấp được. Bên cạnh đó, trình độ khoa học – kỹ thuật giữa hai nước không chênh lệch nhau nhiều, do vậy, sự học tập kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật trong kinh tế là không nhiều.
Thứ năm, Việt Nam chưa có kinh nghiệm nhiều trong quá trình hội nhập Asean và các tổ chức quốc tế. Do những tác động của lịch sử, chúng ta xuất phát ở trình độ thấp so với các nước. Việt Nam vẫn đang “loay hoay” tìm ra con đường đúng đắn tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong khi đó, Indonesia là một nước phát triển theo hướng xuất khẩu nhiều năm nay, là
quốc gia đồng sáng lập ra tổ chức Asean. Indonesia hiện nay là quốc gia phát triển, có vị thế trong khu vực. Bên cạnh đó, môi trường của Việt Nam chưa thực sự thu hút đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài nói chung, nhà đầu tư Indonesia nói riêng. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam mẫu mã, chất lượng chưa tốt, chưa đủ đáp ứng yêu cầu của thị trường Indonesia.