3. Chương 4: Đánh giá tính hấp dẫn của thị trường Việt Nam khi Honda xâm nhập vào thị trường này
3.2. Đánh giá tính cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một vấn đề không thể tránh khỏi đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Cho dù doanh nghiệp đó đang tiến hành kinh doanh ở bất kỳ một lĩnh vực nào thì vấn đề cạnh tranh luôn song hành với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Đối với thị trường xe Việt Nam cũng vậy. Trong những năm gần đây, trên thị trường xe Việt Nam có rất nhiều nhà cung cấp. Họ có những điểm mạnh của riêng mình và đang từng bước khắc họa, khẳng định uy tín của mình trên thị trường xe Việt Nam. Công ty Honda Việt Nam là liên doanh giữa công ty Honda Motor Nhật Bản, công ty Asian Honda Motor Thái Lan và Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam, sau nhiều năm hoạt động Honda luôn làm hài lòng khách hang và chiếm được lòng tin của đại đa số người dân Việt Nam. Tuy vậy Việt
Nam là một thị trường hấp dẫn, đông dân và khả năng tiêu thụ xe rất cao vậy nên không chỉ Honda mà rất nhiều công ty khác đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam và có sức cạnh tranh không hề nhỏ.
3.2.1. Sức ép của đối thủ cạnh tranh trong ngành
-SYM được thành lập năm 1954 tại Đài Loan, khởi đầu bằng việc sản xuất đinamô cho xe đạp. Năm 1962, SYM bắt đầu sản xuất xe máy và năm 1969 là ô tô. Trong 50 năm qua SYM đã sản xuất và tiêu thụ hơn 6.000.000 xe máy, luôn là doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất và tiêu thụ xe máy ở Đài Loan.
Năm 1992, SYM đầu tư sản xuất kinh doanh xe gắn máy tại Việt Nam với tên đầy đủ là: “Công ty hữu hạn chế tạo hàng công nghiệp và gia công chế biến hàng xuất khẩu Việt Nam. Sản phẩm mang thương hiệu SYM có hai dòng chính: xe Cub (xe số bình thường) và xe Scooter (xe tay ga).
Với chất lượng và uy tín cũng như sự tìm tòi, cải tiến không ngừng với những sản phẩm mẫu mã đẹp, chất lượng cao, SYM ở Việt Nam đã và đang trở thành một trong những nhãn hiệu được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng và tin tưởng.Đây sẽ là một đối thủ cạnh tranh cực kỳ lớn của Honda.
-Suzuki Việt Nam là một hang sản xuất xe khá là quen thuộc của Việt Nam.
Ngoài việc luôn chịu khó học hỏi, cải tiến chất lượng xe, Suzuki còn đưa ra thị trường các kiểu xe mới như Shogun R125, Viva 110 thường và phanh đĩa, Smash 110. Với khẩu hiệu xe máy Suzuki “Ride the winds of change”, Suzuki chấp nhận thách thức trong việc cải tiến công nghệ nhằm đem lại những sản phẩm xe máy tinh tế đem lại cảm xúc hoàn toàn mới cho người sử dụng, họ đã
“thổi luồng gió mới cho cuộc sống” và đã được người tiêu dùng Việt Nam chấp nhận, hứa hẹn là đối thủ nặng ký của Honda Việt Nam.
=>có thể thấy, thị trường Việt Nam là một thị trường tiềm năng tiêu thụ xe máy, oto vậy nên khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam, Honda sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành. Tuy nhiên với bề dày kinh nghiệm cũng như nguồn lực, năng lực và lợi thế cạnh tranh riêng có của Honda thì có thể vẫn có ưu thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh các trên thị trường Việt Nam.
3.2.2. Đe dọa gia nhập mới
-Trước hết là sự cạnh tranh giữa công ty với các đối thủ cạnh tranh tiềm năng( là những doanh nghiệp hiện không cạnh tranh trong ngành nhưng có khả năng sẽ gia nhập vào thị trường). Tại thị Trường Việt Nam, Honda sẽ cạnh tranh với sự gia nhập mới của các doanh nghiệp kinh doanh xe đạp điện, xe máy điện và thậm chí là oto điện. Lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp
này là giá rẻ cũng như tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường. Đặc biệt là nguồn nhập khẩu số lượng lớn các loại xe điện từ Trung Quốc với giá rất rẻ.
- Sau đó là hàng rào về công nghệ, kỹ thuật;
Để có thể tham gia vào ngành công nghiệp xe, đòi hỏi các công ty phải có một nền tảng công nghệ nhất định, đặc biệt là trình độ công nghệ kỹ thuật về tự động hóa và chế tạo máy. Đây là một rào cản lớn đối với các doanh nghiệp.
Tuy nhiên đối với tập đoàn lớn mạnh như Honda thì họ tương đối dễ dàng vượt qua rào cản này khi tham gia vào thị trường Việt Nam.
• Vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế theo quy mô:
Để tham gia ngành công nghiệp sản xuất xe đòi hỏi các hang phải có nguồn vốn tương đối lớn. Như đối với Honda, sau hơn 10 năm đặt chân lên Việt Nam, đã đầu tư hơn 65 triệu USD đẻ xây dựng các nhà máy sản xuất với quy mô lớn. Đó là một con số khá lớn và là một thách thức không nhỏ cho các công ty khác nếu họ muốn tham gia vào thị trường và đánh bại Honda trên đất Việt.
• Chuyên biệt hóa sản phẩm
Hầu hết ở Việt Nam thường là các công ty với qui mô vừa và nhỏ nên việc chuyên biệt hóa về sản phẩm là rất khó. Mặt khác, quy mô của Honda là khá lớn tại thị trường Việt Nam nên có điều kiện để đầu tư chi phí cho bộ phận D&R để nghiên cứu tạo ra sự chuyên biệt về sản phẩm sao cho đáp ứng được yêu cầu địa phương hóa.
• Chi phí và sự gia nhập vào hệ thống phân phối
Hệ thống phân phối ở Việt Nam chưa thực sự phát triển. Để một sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng sẽ trải qua rất nhiều trung gian phân phối nên khiến đẩy giá thành sản phẩm lên cao . Do đó, Honda đã áp dụng hệ thống quản trị chất lượng toàn diện cũng như giảm thời gian lưu trữ sản phẩm để phân phối sản phẩm sản xuất ra trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua việc đặt trụ sở trực tiếp tại Việt Nam với hệ thống showroom phục vụ cho việc trưng bày sản phẩm cũng như các đại lý phân phối nhượng quyền của Honda phủ khắp thị trường Việt Nam
• Chính sách của chính phủ Việt Nam
Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên chính phủ luôn đưa ra các chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài: miễn thuế thuê đất cho doanh nghiệp trong 7 năm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm đầu, kí hợp
đồng dài hạn 50 năm với đối tác nước ngoài... bên cạnh đó các thủ tục hành chính, hải quan đối với công ty nước ngoài cũng đơn giản và dễ dàng hơn
3.2.3. Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng.
Để phục vụ việc sản xuất sản phẩm, Honda đã sử dụng vật tư được cung ứng từ 10 công ty tại Nhật Bản và 2 công ty lien doanh có nhà máy tại Việt Nam( VAT và MAP) . Với nhiều nhà cung cấp như vậy có thể cho thấy mức độ tập trung của các nhà cung cấp là thấp và sức ép của các nhà cung cấp với Honda là cũng không cao. Hơn nữa giữa Honda và nhà cung cấp của mình đã liên kết khá lâu nên có thể nói Honda là người mua trung thành của các công ty trên.
Điều tiếp theo phải nói tới là khả năng hội nhập dọc xuôi chiều của các nhà cung cấp này là khó xảy ra. Mặc dù việc sản xuất và kinh doanh xe có mang lại lợi nhuận và thị trường tiêu thụ xe còn rộng khắp nhưng do không có công nghệ chế tạo đặc thù nên khả năng xuất xe của các nhà cung cấp là khá thấp.
3.2.4. Sức ép từ khách hàng:
Đối với thị trường xe khách hàng rất đa dạng tuổi tác , nghề nghiệp, điều kiện vật chất,… bên cạnh đó người mua xe có đặc điểm đáng lưu ý là chủ yếu mua lẻ, ít khi có trường hợp mua với số lượng lớn, vì thế mà sức ép lên nhà cung cấp là tương đối nhỏ, nhà cung cấp có quyền định giá
3.2.5. Khả năng sinh lời.
Đối với doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ảnh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp.
Để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vi, trách nhiệm cụ thể.
→Qua phân tích nhân tố thị trưởng ở Việt Nam có thể thấy, thị trường Việt Nam là một thị trường tiềm năng tiêu thụ xe máy, oto