3. Chương 4: Đánh giá tính hấp dẫn của thị trường Việt Nam khi Honda xâm nhập vào thị trường này
3.3. Đánh giá rủi ro của thị trường Việt Nam
3.3.1. Rủi ro kinh tế:
Việt Nam là quốc qia đang phát triển nên chịu ảnh hưởng rất lớn từ nền kinh tế thế giới( cuộc khủng hoảng nhà bank của Mĩ năm 2008 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam) . Vậy nên rủi ro kinh tế là một trong các rủi ro mà
Honda phải đối mặt khi xâm nhập thị trường Việt Nam. Rủi ro kinh tế thường thể hiện trên các yếu tố sau:
- Suy thoái kinh tế sẽ làm cho doanh thu của doanh nghiệp giảm đi.
- Thâm hụt ngân sách chính phủ rất dễ gây nên sự mất ổn định kinh tế vĩ mô.
- Kiểm soát giá cả, trần lãi suất, giới hạn thương mại.
- Trách nhiệm của chính phủ đối với việc duy trì và nâng cao mức sống trong nước thông qua các chỉ tiêu lợi ích công cộng và các chính sách…
Để có thể tránh được các rủi ro này, nhà quản trị dự án cần phải xây dựng chiến lược marketing và chiến lược sản xuất tại Việt nam:
- Chiến lược marketing:
+ Lựa chọn thị trường: Công ty Honda cần phân đoạn thị trường thành: thị trường có thu nhập cao, tập chung vào các khách hàng sinh sống ở các thành phố lớn như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng,... và thị trường có thu nhập thấp là các vùng nông thôn. Như vậy, Công ty có thể tránh được các rủi ro do thu nhập cá nhân gây nên.
+ Chiến lược sản phẩm: Từ việc phân đoạn thị trường ở trên, Công ty cần phải có cơ cấu sản phẩm phù hợp với các khu vực thị trường này. Đối với khu vực thành thị nên sản xuất các sản phẩm mang tính chất thời trang, chú trọng cả về hình thức và động cơ để thu hút người tiêu dung với mức thu nhập từ tầm trung trở lên , còn ở vùng nông thôn Công ty có thể đưa ra các mẫu xe vừa có thể là phương tiện giao thông nhưng cũng phát huy được vấn đề chuyên chở hàng hóa để thu hút khách hàng có mức thu nhập từ tầm trung trở xuống.
+ Chiến lược giá: Công ty cần xây dựng được chiến lược giá phù hợp để có thể duy trì sự thị phần khi cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại nhưng giá rẻ, đặc biệt là các sản phẩm nhập từ Trung quốc. Việc xây dựng chiến lược giá chủ yếu tính đến các loại xe máy có giá rẻ.
+Chương trình khuyến mãi: Công ty cần nâng cao các chương trình khuyến mãi như giảm giá bảo dưỡng, tham gia các chương trình quay số,... thông qua các đại lý của mình trên toàn quốc.
- Chiến lược sản xuất: Như đã nói ở trên để có thể xây dựng được chiến lược giá nhằm duy trì thị phần, Công ty phải làm một số việc sau: - Đa dạng hoá các sản phẩm tức là vừa có loại xe đắt tiền, vừa có loại xe rẻ tiền. - Đa dạng hoá nguồn nhập nguyên vật liệu: Công ty cần chủ động nhập linh kiện từ nước
ngoài để đối phó với chính sách giảm giá tiền tệ đồng thời cũng nhanh chóng nội địa hoá sản phẩm để giảm giá thành.
3.3.2. Rủi ro chính trị:
- Rủi ro chính trị được định nghĩa như là chính sách của chính phủ áp dụng mà giới hạn cơ hội kinh doanh của các nhà đầu tư. Cụ thể hơn là những khả năng mà các cơ quan của chính phủ có thể tạo nên sự thay đổi trong môi trường kinh doanh của quốc gia mà tác động đến lợi nhuận và các mục tiêu khác của công ty kinh doanh.
- Các loại rủi ro chính trị thường gặp:
+ Thuế: Đó là sự thay đổi chính sách thuế làm thay đổi khoản thu nhập cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
+ Hạn ngạch xuất nhập khẩu hoặc các giới hạn thương mại khác
Công ty Honda Việt nam kinh doanh trong môi trường Việt Nam có thể bị tác động bởi rất nhiều chính sách dễ bị thaytheo thời gian: chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp, biện pháp phòng vệ thương mại; thuế nhập khẩu linh kiện, chính sách nội địa hoá hay việc hạn chế phát triển xe máy ở khu vực có mật độ dân số cao khi cơ sở hạ tầng giao thông còn hạn chế, v.v... Để hạn chế được những rủi ro này Công ty đã cùng với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài yêu cầu chính phủ Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư đồng thời cũng tư vấn với các nhà làm luật Việt Nam, ngoài ra,trong chiến lược marketing của mình Công ty đã đa dạng hoá sản phẩm để đối phó với những thay đổi liên tục trong chính sách, chẳng hạn Công ty đã đưa ra sản phẩm xe Wave a với giá rất phù hợp, có thể cạnh tranh về giá với sản phẩm ngoại nhập và phù hợp với thu nhập của khu vực có thu nhập thấp ở vùng nông thôn Việt Nam. Cũng một biện pháp nữa để tránh rủi ro tại Việt Nam là Công ty đã lập nên một số Công ty cung cấp phụ tùng, linh kiện có sự góp vốn của các nhà đầu tư Việt Nam, như vậy công ty có thể hạn chế việc bị sung công tài sản.
3.3.3. Rủi ro pháp lý.
Rủi ro pháp lý thường xuất phát từ :
+ Thay đổi luật kinh doanh của Nam : qui định về môi trường, về lao động, về nhãn hiệu ...
+Thiếu kiến thức về pháp lý nói chung hay về ký kết hợp đồng kinh tế.
Đối với Công ty Honda Việt Nam vấn đề tránh rủi ro về mặt pháp lý tập chung vào việc giữ vững nhãn hiệu hàng hoá bởi vì hiện nay Honda Việt nam đang phải tranh chấp về mặt kiểu dáng một số loại xe máy do các doanh
nghiệp ngoài nước, đặc biệt là xe máy do Trung Quốc sản xuất. Để phòng ngừa rủi ro này, Công ty phải tranh thủ sự bảo vệ của các cơ quan của chính phủ như Cục sở hữu công nghiệp, cơ quan an ninh, ... để tránh việc làm nhái mẫu mã.
.
3.3.4. Rủi ro về văn hoá:
Thông thường sự khác nhau về văn hoá sẽ làm tăng sự hiểu lầm trong nhiều khía cạnh. Trong kinh doanh rủi ro về văn hoá có thể gây ra bởi một số nguyên nhân sau:
+ Không tìm hiểu kỹ về văn hoá của nơi định đầu tư: Phong tục tập quán, ngôn ngữ,... do đó có thể gây ra sự hiểu lầm nhau trong đàm phán cũng như trong việc quảng cáo.
+ Không am hiểu các tập quán kinh doanh của nước chủ nhà
+ Không am hiểu phong cách thực hành quản lý của các doanh nghiệp của từng nước.
Để tránh được vấn đề rủi ro này Công ty cần phải hiểu một cách sâu sắc văn hoá của người Việt tránh được những hiểu lầm không đáng có trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, công nhân Việt nam làm tại Công ty cũng cần phải hiểu rõ phong cách quản lý của người Nhật là: Định hướng chiến lược dài hạn do đó các cam kết về lao động là dài hạn, làm việc theo tập thể, lãnh đạo theo kinh nghiệm thâm niên,...để cả hai quốc gia có thể hợp tác có hiệu quả.
→ Có thể nói vấn đề phát hiện ra các loại rủi ro và đưa ra các phương pháp để quản trị rủi ro là một bài toán phức tạp cho các doanh nghiệp. Để có thể hạn chế rủi ro đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư trong rất nhiều lĩnh vực như các chính sách về marketing, phát triển công nghệ, con người. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng với kinh nghiệm kinh doanh đã tích luỹ được trong việc hạn chế rủi ro thì Công ty Honda Việt nam sẽ hoạt động thành công trên thị trường Việt nam.
=>Qua việc phân tích các yếu tố về thị trường, cạnh tranh cũng như mức độ rủi ro của thị trường Việt Nam , ta có thể đánh giá: thị trường Việt Nam là một thị trường hấp dẫn, có nhiều nhân tố thuận lợi cho Honda xâm nhập vào.
Tuy nhiên khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam thì Honda cần xem xet các nhân tố rủi ro để điều chỉnh chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp và đạt được chiến lược kinh doanh toàn cầu của mình.