CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG, NGỮ PHÁP ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG, NGỮ PHÁP
2.2. Đặc điểm về từ vựng của từ ngữ xƣng hô trong PGVN
2.2.2. Từ ngữ xưng hô trong PGVN xét trên phương diện nguồn gốc
2.2.2.1. Từ ngữ xƣng hô trong PGVN có nguồn gốc từ ngôn ngữ Sanskrit
Thời Đức Phật (khoảng 264 TCN), Phạn ngữ, tức tiếng Sanskrit chưa phổ biến. Vì ở thời này, các địa phương của Ấn Độ chưa thống nhất. Sau khi thống nhất, do mỗi địa phương dùng một ngôn ngữ riêng nên người ta lấy tiếng Sanskrit để giao lưu trao đổi hàng hóa. Đến thế kỷ thứ tư trước công nguyên, tiếng Sanskrit (nhã ngữ) đã qua nhiều lần cải cách mới đi đến phục hưng và trở thành văn tự cổ điển của Ấn Độ được giới học giả chọn dùng. Về đại thể thì Phạn ngữ tương cận với nhã ngữ và người Trung Quốc cho rằng, nhã ngữ chính là Phạn ngữ. Sau lần kiết tập kinh điển lần thứ nhất, Phạn ngữ (Sanskrit) được phục hưng thì học giả Phật giáo đều sử dụng Phạn văn.
Khảo sát và nghiên cứu lớp từ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam qua kinh sách thư tịch của nhà Phật, các bảng văn cổ còn lưu lại bằng chữ Sanskrit, chữ Hán, chúng tôi nhận thấy lớp từ xưng hô này không có nhiều như bây giờ, chỉ có một số từ danh xưng như: Thế Tôn, Nhƣ Lai, Bậc Thiện Thệ, Bậc vô thượng y vương, Bậc đạo sư... để tôn xưng Đức Phật và một số từ được dùng để các đệ tử của Đức Phật xưng hô lẫn nhau như: tôn giả (Arya), hiền giả (Bhadra), huệ mạng (Àyusmat), trưởng lão (Sthavira), tỳ khưu (Bhikhu), đại đức (Bhandanta), sa môn (Srasamna), sadi (Sramanera), bạch y (Avadata/ Vasana), ưu bà tắc (Upasaka), ưu bà di (Upasika)... Khi Phật giáo truyền vào Việt Nam thì lớp từ xưng hô trong Phật giáo có nguồn gốc từ ngôn ngữ Sanskrit được sử dụng một cách hạn chế với một số từ như: trưởng lão (Sthavira), sa môn (Srasamna), đại đức (Bhandanta), tỳ khưu (Bhikhu), tì kheo ni (Bhikhuni), đại sư (Grand maitre), sa di (Sramanera), sa di ni (Thisamana), ưu bà tắc (Upasaka), ưu bà di (Upasika)...
Thế nhưng trong số những từ xưng hô này vẫn còn lưu lại âm gốc tiếng Sankrit, theo cách lấy lại âm đầu hoặc cuối như:
- “Bud” được lấy lại âm ở phần đầu của chữ Buddha và đọc trệch âm thành “Bụt”.
- “Bhikhu” dịch là bí khưu, tỳ khưu, tỳ kheo. Nếu đọc “bí khưu” là lấy lại âm hoàn toàn, còn đọc “tỳ khưu” thì được lấy lại âm cuối, tức âm “khu” đọc trệch âm thành “khưu”.
- “Bhikhuni” dịch là bí khưu ni, tỳ khưu ni hoặc tỳ kheo ni, nếu đọc là “bí khưu ni” thì được lấy lại âm hoàn toàn, còn đọc là “tỳ khưu ni” thì chỉ lấy lại phần sau “khuni”, đọc chệch âm là “khưu ni”.
- “Sramana” dịch là sa môn, tức lấy lại phần đầu và giữa, tức “srama” và được đọc chệch âm thành “sa môn”
- “Upasaka” dịch là Ƣu bà tắc, ƣu bà tắc là lấy lại âm ở phần đầu và giữa, tức “Upasa” và được đọc chệch âm thành “ƣu bà tắc”, còn “Upasika”
dịch là ƣu bà di, cũng vậy tức khi đọc đã lấy lại âm “Upasi”….
Chính sự lấy lại âm gốc Sanskrit là phần nào đã minh chứng cho Phật giáo truyền trực tiếp vào Việt Nam bằng đường thuỷ của các nhà truyền giáo Ấn Độ không phải từ Trung Hoa sang. Điều này cũng đã góp phần chứng minh cho ngài Khương Tăng Hội truyền giáo ở Việt Nam rồi mới sang Trung Hoa [80]. Khi khảo sát, chúng tôi còn thấy rằng, lớp từ vựng này dùng để hô (gọi) nhiều hơn xƣng, và do phạm vi được sử dụng là trong cộng đồng Phật giáo nên mang nghĩa hẹp nhiều hơn nghĩa rộng, về phong cách thì nói chiếm số lượng nhiều hơn viết. Điều này được minh hoạ qua bảng biểu sau:
Bảng 2.2.e. Từ ngữ xƣng hô trong PGVN có nguồn gốc từ ngôn ngữ Sanskrit
Stt Từ gốc Sanskrit
Xƣng hô giao tiếp
Phạm vi sử dụng
Phong
cách Ghi Xƣng Hô Rộng Hẹp Viết Nói chú
1 Arya - Tôn giả + + + +
2 Avadata - Bạch y + + +
3 Bhadra - Hiền giả + + + +
4 Bhandanta - Đại đức + + + +
5 Bhikkhu - Tỳ khưu + + +
6 Bhikkhuni - Tỳ kheo ni + + +
7 Sàstr - Đại sư + + +
8 Sramanera - Sa di + + +
9 Sthavira - Trưởng lão +
10 Srasamna - Sa môn + + + + Văn bản
11 Thisamana - Sa di ni + + +
12 Upàdhyàya - Thân giáo sư + + +
Stt Từ gốc Sanskrit
Xƣng hô giao tiếp
Phạm vi sử dụng
Phong
cách Ghi Xƣng Hô Rộng Hẹp Viết Nói chú
13 Upasaka - Ưu bà tắc + + +
14 Upasika - Ưu bà di + + +
15 Vaisya - Trưởng giả + + +
Những từ này xuất hiện từ thời Đức Phật ở Ấn Độ, khi sang nước ta, có từ vẫn được sử dụng như: đại đức, sa môn, tỳ khưu, có một số từ ít được sử dụng như: trưởng lão, ưu bà tắc, ưu bà di, có từ ít xuất hiện rồi dần dần biến mất như: bạch y, hiền giả và tôn giả. Tuy nhiên, trong lớp từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ Sanskrit này lại có một số từ như: đại đức, hiền giả, huệ mạng, nhƣ lai, trưởng lão… không trực tiếp truyền vào Việt Nam mà gián tiếp, nên đã được phiên âm sang tiếng Hán, tức Phạm - Hán.