Các kĩ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Một phần của tài liệu SKKN sáng kiến kinh nghiệm vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong bài “một số vấn đề của châu phi” – địa lí 11 (Trang 35 - 41)

A. Cơ sở lí luận

IV. Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học phát huy năng lực học sinh trong bộ môn Địa lí

IV.2. Các kĩ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Các kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, kích thích tƣ duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS.

Nguyễn Thị Thu Hiền – Trường THPT Khoái Châu 35

IV.2.1.Kĩ thuật “Khăn trải bàn”

Khái niệm

Kĩ thuật "khăn phủ bàn" là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của người học và phát triển mô hình có sự tương tác giữa người học với người học.

Dụng cụ:

Bút và giấy khổ lớn cho mỗi nhóm.

Thực hiện:

Giáo viên chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký, giao vật tư.

Giáo viên giao vấn đề, từng thành viên viết ý kiến của mình vào góc của tờ giấy.

Nhóm trưởng và thư ký tổng hợp các ý kiến, đánh giá và lựa chọn những ý kiến quan trọng viết vào giữa tờ giấy.

IV.2.2.Kĩ thuật mảnh ghép Khái niệm

Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực của học sinh, nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ nhận thức hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt kết quả và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2).

Thực hiện:

 Giáo viên giao việc cho từng nhóm.

Nguyễn Thị Thu Hiền – Trường THPT Khoái Châu 36

 Các nhóm tiến hành thảo luận và rút ra kết quả, đảm bảo từng thành viên của nhóm đều có khả năng trình bày kết quả của nhóm.

 Mỗi nhóm đƣợc tách ra và hình thành nhóm mới theo sơ đồ.

 Từng thành viên lần lƣợt trình bày kết quả thảo luận của mình.

Lưu ý:

 Đảm bảo ở bước thảo luận đầu tiên, mọi thành viên đều có khả năng trình bày kết quả thảo luận của nhóm trước khi tiến hành tách nhóm.

 Các chủ đề thảo luận cần đƣợc chọn lọc kỹ lƣỡng, có tính độc lập với nhau.

Ƣu điểm:

 Đào sâu kiến thức trong từng lĩnh vực.

 Phát huy hiểu biết của học sinh và giải quyết những hiểu sai.

 Phát triển tinh thần làm việc theo nhóm.

 Phát huy trách nhiệm của từng cá nhân.

Hạn chế:

 Kết quả thảo luận phụ thuộc vào vòng thảo luận thứ nhất, nếu vòng thảo luận này không có chất lƣợng thì cả hoạt động sẽ không có hiệu quả.

 Nếu số lƣợng thành viên không đƣợc tính toán kỹ sẽ dẫn đến tình trạng nhóm thừa, nhóm thiếu.

 Không sử dụng đƣợc cho các nội dung thảo luận có mối quan hệ ràng buộc

“Nhân – quả” với nhau

IV.2.3.Kĩ thuật XYZ (còn gọi là kĩ thuật 635) Khái niệm:

Nguyễn Thị Thu Hiền – Trường THPT Khoái Châu 37

Kỹ thuật XYZ là một kỹ thuật làm việc nhóm nhằm phát huy tính tích cực của mỗi thành viên trong nhóm, trong đó mỗi nhóm có X thành viên, mỗi thành viên cần đƣa ra Y ý kiến trong khoảng thời gian Z. Mô hình thông thường mỗi nhóm có 6 thành viên, mỗi thành viên cần đƣa ra 3 ý kiến trong khoảng thời gian 5 phút, do vậy, kỹ thuật này còn gọi là kỹ thuật 635.

Thực hiện:

Giáo viên chia nhóm, giao chủ đề cho nhóm, quy định số lượng ý tưởng và thời gian theo đúng quy tắc XYZ.

Các thành viên trình bày ý kiến của mình, hoặc gởi ý kiến về cho thƣ ký tổng hợp, sau đó tiến hành đánh giá và lựa chọn.

Lưu ý:

Số lượng thành viên trong nhóm nên tuân thủ đúng quy tắc để tạo tính tương đồng về thời gian, giáo viên quy định thời gian và theo dõi thời gian cụ thể.

Ƣu điểm:

Có yêu cầu cụ thể nên buộc các thành viên đều phải làm việc.

Hạn chế:

Cần dành nhiều thời gian cho hoạt động nhóm, nhất là quá trình tổng hợp ý kiến và đánh giá ý kiến.

IV.2.4. Kĩ thuật đặt tiêu đề cho một đoạn văn

Một đoạn văn có nội dung thông tin nhất định, thông qua việc đọc kĩ một đoạn văn người đọc có thể tìm ra nội dung cốt lõi nhất và đặt tên tiêu đề cho đoạn văn đó. Tìm được tiêu đề đặt tên cho đoạn văn tức là người đọc đã hiểu được đoạn văn. Kĩ thuật này thường được dùng trong các bài, các mục có nội dung dài viết dưới dạng văn bản, thay bằng giảng giải hoặc phát vấn, giáo viên dùng kĩ thuật này để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập.

Ví dụ: Bài 9 địa lí lớp 12 Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Sách giáo khoa viết:

a) Tính chất nhiệt đới

Tính chất nhiệt đới của khí hậu được quy định bởi vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến. Hằng năm nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn và ở mọi nơi trong năm đều có hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.

Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho nhiệt độ trung bình năm cao, vƣợt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều

Nguyễn Thị Thu Hiền – Trường THPT Khoái Châu 38

lớn hơn 200C ( trừ vùng núi cao), nhiều nắng, tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1400 đến 3000 giờ/ năm.

Thay bằng giáo viên phát vấn: “ Cho biết nguyên nhân, biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta ”, giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ nội dung SGK và cho biết đoạn văn trên nói về vấn đề gì. Học sinh đọc đoạn văn và dễ dàng chỉ ra đƣợc đoạn văn nói về nguyên nhân và biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta.

IV.2.5. Kĩ thuật hỏi chuyên gia:

Kĩ thuật này giúp học sinh rèn một số kĩ năng nhƣ: đảm nhận trách nhiệm, xử lí thông tin, tƣ duy sáng tạo, thể hiện tự tin, giao tiếp, tìm kiếm sự hỗ trợ…

Giáo viên phân công hoặc hoặc học sinh xung phong tạo thành nhóm chuyên gia theo chủ đề nhất định. Nhóm chuyên gia nghiên cứu tài liệu, thảo luận về chủ đề mình được phân công. Nhóm chuyên gia ngồi lên phía trên và trưởng nhóm sẽ điều khiển các bạn trong lớp đặt câu hỏi cho các chuyên gia. Trong trường hợp không giải đáp được, chuyên gia có thể tìm đến sự hỗ trợ của giáo viên.

.IV.2.6. Kĩ thuật “ 3 lần 3 ”

Kĩ thuật “ 3 lần 3 ” là một kĩ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự tham gia tích cực của học sinh.

Cách làm nhƣ sau:

- Học sinh đƣợc yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một vấn đề nào đó.

- Mỗi người cần viết ra: 3 điều tốt, 3 điều chưa tốt, 3 đề nghị cải tiến.

- Sau khi thu thập ý kiến thì xử lí và thảo luận về các ý kiến phản hồi.

Trong giảng dạy Địa lý, kĩ thuật này thường được sử dụng đối với các vấn đề nêu ƣu điểm, nhƣợc điểm hoặc đánh giá thuận lợi, khó khăn của một nguồn lực nào đó trong phát triển kinh tế - xã hội…

Ví dụ: Mỗi học sinh nêu lên 3 mặt mạnh, 3 hạn chế và 3 giải pháp để sử dụng hợp lý nguồn lao động.

IV.2.7. Kĩ thuật KWL

- Kĩ thuật KWL: là sơ đồ liên hệ các kiến thức đã biết liên quan đến bài học, các kiến thức muốn biết và các kiến thức học đƣợc sau bài học, trong đó:

+ K (Know) – những điều đã biết

+ W (Want to Know) – Những điều muốn biết

Nguyễn Thị Thu Hiền – Trường THPT Khoái Châu 39

+ L (Learned) - những điều đã đƣợc học.

- Cách tiến hành:

Sau khi giới thiệu bài học,mục tiêu cần đạt của bài học, giáo viên phát phiếu học tập KWL. Kĩ thuật này có thể thực hiện cho cá nhân hoăc cho nhóm học sinh.

Học sinh điền các thông tin trên phiếu nhƣ sau:

Tên bài học:………

Tên học sinh:………. Lớp:……… Trường:………

K

(Những điều đã biết)

W

(Những điều muốn biết)

K

(Những điều đã học đƣợc sau bài học)

- - -

- - -

- - -

Yêu cầu học sinh viết vào cột K những gì đã biết liên quan đến nội dung bài học hoặc chủ đề.

Sau đó viết vào cột W những gì các em muốn biết vè nội dung bài học hoặc chủ đề.

Sau khi kết thúc bài học hoặc chủ đề, học sinh điền vào cột L của phiếu những gì vừa học đƣợc. Lúc này, học sinh xác nhận về những điều các em đã học đƣợc qua bài học đối chiếu với điều muốn biết, đã biết để đánh giá đƣợc kết quả học tập, sự tiến bộ của mình qua giờ học.

- Tác dụng của việc sử dụng sơ đồ KWL

Sử dụng sơ đồ này sẽ giúp cho học sinh xác định nhiệm vụ, động cơ, ý thức, tự giác học tập, biết đánh giá nhìn lại quá trình học tập của mình và tự điều chỉnh cách học. Ví dụ:

Sau bài học, học sinh thấy khó khăn khi điền kết quả thu đƣợc vào cột “Điều đã học đƣợc”

có nghĩa là chƣa hiểu bài. Việc chƣa hiểu bài có thể do chƣa thực sự tập trung chú ý hoặc

Nguyễn Thị Thu Hiền – Trường THPT Khoái Châu 40

chƣa tham gia tích cực vào hoạt động học tập. Điều đó sẽ giúp cho học sinh tự điều chỉnh hoặc cần nghiên cứu lại tài liệu hay cần đề nghị giáo viên hỗ trợ để bổ sung những kiến thức còn thiếu, chƣa hiểu hoặc hiểu chƣa rõ. Để đảm bảo hiệu quả của hoạt động này sau khi học sinh điền những điều đã học đƣợc, giáo viên nên tổ chức cho học sinh nhận xét chéo kết quả của nhau, của cá nhân hoặc nhóm. Sau đó giáo giáo viên đƣa ra ý kiến của mình về kết quả học tập của học sinh. Đồng thời qua đó giáo viên cũng đánh giá đƣợc kết quả giờ dạy của mình để điều chỉnh cách dạy. Nhƣ vậy kiến thức đƣợc hình thành ở học sinh chắc chắn, bền vững. Kết quả học tập sẽ được nâng cao khi cả người học và người dạy đều nhìn lại quá trình thông qua kết quả học tập ngay sau mỗi nội dung/hoạt động/bài học mà không phải chờ đợi đến giờ kiểm tra học sinh mới nhìn thấy kết quả của mình, giáo viên mới đánh giá đƣợc kết quả học tập của học sinh và cách dạy của mình.

IV.2.8. Kĩ thuật tổ chức Trò chơi (Game show)

Tổ chức các trò chơi (Game show) trong hoạt động học tập có tác dụng mở rộng, nâng cao hiểu biết và các kĩ năng hoạt động của học sinh. Tổ chức trò chơi tốt vừa phát huy đƣợc sự nhanh trí, sáng tạo, vừa rèn luyện tính tự lập và tinh thần tập thể của các em.

Ngoài ra, hứng thú học tập, niềm tin và tình cảm của học sinh đƣợc nâng cao. Nội dung học tập trở nên sinh động, gần gũi và thiết thực hơn đối với các em.

Một phần của tài liệu SKKN sáng kiến kinh nghiệm vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong bài “một số vấn đề của châu phi” – địa lí 11 (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)