CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
II. Tổ chức thực nghiệm
Quá trình thực nghiệm của tôi được tiến hành tại trường THPT Khoái Châu ở các lớp tôi đang tiến hành giảng dạy. Tôi đã chọn 4 lớp: 2 lớp đối chứng và 2 lớp thực nghiệm để dạy. Cả bốn lớp này đều đƣợc dạy cùng một bài:
Bài 5: Một số vấn đề của Châu Phi Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Lớp Số học sinh Lớp Số học sinh
11A1 37 11A9 38
11A5 35 11A10 35
Bảng 1: Các lớp và số học sinh tham gia thực nghiệm
- Các lớp thực nghiệm: sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực kết hợp với việc sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại (máy tính, bảng tương tác thông minh) - Các lớp đối chứng: Sử dụng chủ yếu các phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, đàm thoại gợi mở..) và dạy chỉ vơí phấn trắng, bảng đen.
2. Kết quả thực nghiệm
Nguyễn Thị Thu Hiền – Trường THPT Khoái Châu 68
Sau khi dạy Bài 5: Một số vấn đề của Châu Phi, tôi đã cho học sinh làm một bài kiểm tra ngắn (thời gian 10 phút) ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Kết quả nhƣ sau:
Lớp Sĩ
số
Điểm
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực
nghiệm
11A1 37 0 0 0 0 0 0 0 10 20 6 1 11A5 35 0 0 0 0 0 0 0 14 15 5 1 Đối
chứng
11A9 38 0 0 0 0 0 5 10 13 8 2 0 11A10 35 0 0 0 0 0 3 12 15 4 1 0
Bảng 2: Điểm lớp thực nghiệm và đối chứng
Xếp loại
Lớp hực nghiệm (11A1, 11A5)
Lớp đối chứng (11A9, 11A10)
Tổng % Tổng %
Giỏi (9-10 điểm) 13 18,1 3 4,1
Khá (7-8 điểm) 69 81,9 40 54,8
Trung bình (5-6 điểm) 0 0,0 30 41,1
Yếu (<5 điểm) 0 0.0 0 0,0
Bảng 3: Tổng hợp kết quả thực nghiệm
3 . Nhận xét kết quả thực nghiệm
Trước tiên, tôi muốn nói về sự chuyển biến phong cách học tập của học sinh khi các em tiếp nhận một sự trải nghiệm đầy thú vị trong chính lớp học của mình. Các em học tập sôi nổi hơn, thảo luận nhiều hơn, hăng hái phát biểu hơn và chú ý vào bài giảng, nhất là những em học sinh không quan tâm nhiều đến bộ môn Địa lí. Kết quả kiểm tra đã chứng minh rằng, ở các lớp thực nghiệm 100% số học sinh đạt tỉ lệ điểm khá và giỏi cao hơn nhiều so với tỉ lệ này ở các lớp đối chứng
Nguyễn Thị Thu Hiền – Trường THPT Khoái Châu 69
PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận
Từ việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lí luận và thực trạng hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng, tôi rút ra một số kết luận cơ bản sau:
- Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực không có nghĩa là chỉ sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại, loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu từ việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhƣợc điểm của chúng, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực chuyên môn, năng động, sáng tạo trong việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học một cách hiệu quả phù hợp với điều kiện dạy học của nhà trường, của địa phương. Tuy nhiên, cho dù lựa chọn phương pháp dạy học nào thì vẫn phải tạo điều kiện cho người học được khám phá, chủ động, sáng tạo trong việc tìm kiếm kiến thức, giải quyết các vấn đề, gắn kiến thức với thực tiễn…Thay cho học thiên về lí thuyết, học sinh đƣợc trải nghiệm, khám phá kiến thức qua hành động, học qua
“làm” , chỉ có nhƣ vậy kiến thức học mới đƣợc khắc sâu và bền vững.
- Để đào tạo những con người năng động, thích nghi tốt với đời sống xã hội thì việc kiểm tra, đánh giá không thể chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà cần khuyến khích phát triển trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Thông qua việc đánh giá năng lực, học sinh không chỉ đƣợc rèn luyện kĩ năng xem xét, phân tích vấn đề mà trên cơ sở đó tự điều chỉnh cách học, điều chỉnh hành vi phù hợp.
- Các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học có ảnh hưởng lớn đến việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực.
2. Khuyến nghị.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động dạy và học theo định hướng phát triển năng lực, tôi đề nghị:
- Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo nhà trường tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ.
- Đầu tư, trang bị tốt hơn về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
Nguyễn Thị Thu Hiền – Trường THPT Khoái Châu 70
Với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục nói chung, tôi hy vọng sáng kiến sẽ là tài liệu tham khảo giúp ích cho các thầy cô trong quá trình dạy học. Tuy nhiên sáng kiến không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp để sáng kiến hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi viết, từ kinh nghiệm dạy học thực tế của bản thân và tham khảo từ các tài liệu, không sao chép nội dung của người khác.
Khoái Châu, ngày 20 tháng 03 năm 2016 Người viết sáng kiến
Nguyễn Thị Thu Hiền
Nguyễn Thị Thu Hiền – Trường THPT Khoái Châu 71