Giải pháp 6: Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng

Một phần của tài liệu SKKN sáng kiến kinh nghiệm kinh nghiệm xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của hiệu trưởng trường mầm non xã lương ngoại huyện bá thước (Trang 24 - 31)

II. CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG

6. Giải pháp 6: Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng

Cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ dạy học là một trong những điều kiện thiết yếu góp phần quan trọng đảm bảo hiệu quả nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Do đó, việc tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia cần phải được đảm bảo và phù hợp.

Để đạt được tiêu chuẩn về cơ sở vật chất trang thiết bị theo yêu cầu trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia, đây là vấn đề khó khăn nhất trong quá trình xây dựng trường đạt chuẩn. Vì vậy việc làm này đòi hỏi phải có sự quan tâm của UBND huyện, của lãnh đạo địa phương và sự phối hợp của các ban, ngành, cùng sự tham gia của toàn dân với Phòng giáo dục và Đào tạo.

- Nhà trường cần tham mưu với ủy ban nhân dân xã san lấp san và đổ pê tông sân,tường rào với số tiền là 257.890.000đ, huyện xây nhà bếp 257.345.000đ, Phòng giáo dục đồ chơi trang thiết bị đồ dùng dạy học 205.376.000đ, Thôn bản góp đá sỏi ngày công với số tiền là 187.934.000ss, Ban đại diện cha mẹ học sinh các bậc phụ huynh mua sắm đồ dùng ngũ cho trẻ với số tiền là 123.317.000 đồngBan quản lý dự án để thực hiện việc quy hoạch phát triển toàn diện nhà trường trong 5 năm hoặc 7 năm.

- Tham mưu cho BCĐ xây dựng trường chuẩn quốc gia của huyện, của xã có giải pháp khai thác và sử dụng vốn phù hợp theo từng giai đọan cụ thể để tạo được quỹ đất dành cho xây dựng trường lớp.

- Tận dụng hết công suất các phòng hiện có và mặt bằng sân bãi hiện có ở nhà trường và mở rộng diện tích từng bước đạt chuẩn.

- Từng bước xây dựng đủ các phòng bộ môn, phòng chức năng.

- Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức, đơn vị kinh doanh hảo tâm để đầu tư trang thiết bị và đồ dùng dạy học, máy vi tính để học sinh được làm quen với công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu giáo dục Mầm non hiện nay.

KIỂM NGHIỆM

- Ban đầu nhà trường chúng tôi đánh giá thực trạng của nhà trường, sau đó chúng tôi đã tiến hành tham mưu và lấy ý kiến đánh giá của 3 Cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo (Phó phòng giáo dục phụ trách Mầm non – 2 chuyên viên Tổ Mầm non) về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên.

Sau đó được sự đồng thuận của Phòng Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi tiến hành xây dựng kế hoạch đưa ra các giải pháp thực hiện theo lộ trình xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Đồng thời được UBND huyện phê duyệt kế hoạch

và đưa vào thực hiện từ năm 2009 đến năm 2011 thì nhà trường được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận nhà trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

Kết quả cụ thể như sau

Năm 2010 trường mầm non Lương Ngoại .đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 được thể hiện qua các tiêu chí cụ thể sau:

Số lượng học sinh các năm học của trường và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ từ năm học 2009 - 2010 đến năm 2011 - 2012

Năm học TS trẻ MN toàn trường

Số trẻ ra lớp

Tổng số

Tỉ lệ

%

Chuyên cần Bé Khỏe -ngoan Tổng số Tỉ lệ

%

Tổng số Tỉ lệ %

2009 – 2010 157 157 35 100 34 97 137 88

2010-2011 159 154 45 100 147 92 142 89

- Đội ngũ cán bộ -giáo viên: năm học 2010 - 2011 thì đội ngũ Cán bộ quản lý – Giáo viên nhà trường Mầm non Lương Ngoại gồm có:

Năm học

T/s CB

Trình độ chuyên môn Chất lƣợng Thạc sĩ Đại học Cao đẳng THSP Đạt chuẩn trở

GV lên

Ts % Ts % Ts % Ts % Ts %

2010-2011 16 0 0 2 12.5 3 18.7 11 68,8 5 31

Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng - giáo dục trẻ của nhà trường

*Kết quả chăm sóc nuôi dưỡng:

Năm học Tổng số trẻ Kênh BT

Kênh SDD thể nhẹ

Kênh SDD nặng

2009-2010 157 152 5

2010-2011 159 154 3

2011-2012 161 157 4

* Kết quả chất lượng giáo dục:

Năm học Tổng số trẻ Số trẻ đạt Số trẻ chƣa đạt Ghi chú

2009-2010 157 152 5

2010-2011 159 155 4

2011-2012 161 158 3

* Về chất lượng giáo dục

Do mạng lưới trường lớp còn quá nhiều điểm lẻ thuộc dạng nhà ở nên một số trường phòng lớp còn chật hẹp, tuy được sửa chữa, nâng cấp nhưng do quỹ đất hạn hẹp nên làm hạn chế việc chỉ đạo thực hiện chương trình theo đúng độ tuổi. Chất lượng giáo dục trẻ trong các trường mầm non cũng được quan tâm, tỉ lệ 98% trẻ đạt yêu cầu trong quy định mục tiêu kế hoạch đào tạo nhà trẻ, trường mẫu giáo nhưng chỉ đạt ở mức độ trung bình;

* Về chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng

Đây là công tác mà các trường đều đặt lên hàng đầu, công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại các cơ sở mầm non được thực hiện tốt, trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối về vệ sinh thực phẩm, phòng tránh tai nạn xảy ra đối với trẻ đạt mức độ cao nhất. Chế độ ăn của trẻ ngày càng được cải thiện, bữa ăn ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng,màu sắc đẹp, hấp dẫn.Ngoài ra nhà trường còn chú trọng chế độ ăn dành cho trẻ dư cân béo phì nên tỉ lệ trẻ dư cân – béo phì, trẻ suy dinh dưỡng giảm dần. Tỉ lệ trẻ đạt kênh bình thường tăng , không có trẻ kênh suy dinh dưỡng nặng . Vấn đề này được thể hiện qua cách đánh giá Bé khỏe - ngoan

hằng năm cho thấy số lượng trẻ đạt danh hiệu Bé khỏe – ngoan ngày càng tăng dần.

- Công tác xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị

Cơ sở vật chất: Nhà trường mầm non Lương Ngoại có tổng diện tích 8.780. m2, số học sinh là 157, bình quân diện tích đất cho mỗi học sinh đạt là 51 m2.Tỉ lệ quỹ đất dành cho nhà trường hiện nay 8.780. m2

Tình hình phòng học Mầm non

STT Loại phòng Số lƣợng Tỉ lệ (%)

1 Phòng kiên cố 11 92

2 Phòng bán kiên cố 1 8

3 Phòng học tạm 0 0

4 Phòng học nhờ nhà dân 0 0

Tổng số 12 100

-Việc thực hiện xã hội hóa công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

+ Tham mưu và phối hợp với các cấp, các ngành, các đoàn thể ở địa phương

+ Tuyên truyền về tầm quan trọng của giáo dục Mầm non.

+ Vận động sự tham gia đóng góp của các tổ chức xã hội, các cá nhân,các bậc cha mẹ trong cộng đồng

Một phần của tài liệu SKKN sáng kiến kinh nghiệm kinh nghiệm xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của hiệu trưởng trường mầm non xã lương ngoại huyện bá thước (Trang 24 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)