Phần II. Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính 1. PP làm việc theo nhóm
2. Bài học kinh nghiệm
-Nhờ có sự phân công nên HS đã làm quen dần với việc tìm kiếm dữ liệu thông tin phục vụ cho việc học tập, đây là bước chuẩn bị khá tích cực cho HS khi bước vào giảng đường đại học. Tạo cho các em có thói quen sử dụng công cụ internet để hỗ trợ cho công việc học tập chứ không phải đơn thuần chỉ sử dụng internet vào các trò chơi điện tử.
-GV cần có sự đầu tư chuẩn bị cho kế hoạch dạy học theo dự án, có sự phân bố thời gian hợp lí giữa các nhóm. Nếu là một tiết dạy của GV trên lớp thì cũng phải chú ý thời gian cho từng phần, phải điều chỉnh đồng hồ cá nhân và đồng hồ của trường cho khớp để khỏi bị động trong việc sử dụng thời gian.
-BGH có quy định bắt buộc mỗi GV trong năm học tối thiểu có 2 tiết sử dụng GAĐT để làm quen dần với việc tiếp cận công nghệ mới trong bài giảng.
-HS có thể sử dụng sách tài liệu “Trong tâm kiến thức” của Bộ GD-ĐT biên soạn để học bài và làm bài kiểm tra theo quy định của ngành đối với các tiết thuyết trình của HS, hoặc GV mở rộng kiến thức trọng tâm, liên hệ kiến thức cũ và mới cho HS mà không quá lệ thuộc vào cách dạy đọc chép như trước đây.
-Đề nghị Sở GD-ĐT Bình Dương trang bị cho các trường “Hệ thống dạy và học tương tác” mà GV đã được hướng dẫn sử dụng và giới thiệu trong học kì I do Công ty cổ phần mạng trực tuyến Việt Sin cung cấp theo địa chỉ http://www.prometheanworld.com . Hiện nay đa sốc các trường ở TP HCM đã được trang bị và đưa vào giảng dạy theo công nghệ mới mà các trường ở Bình Dương chưa thực hiện được.
Phần IV. Khả năng ứng dụng, triển khai sáng kiến kinh nghiệm
Trong thập kỉ trước, việc sử dụng máy tính và các công nghệ liên quan đến máy tính đã được phát triển lên từ chức năng cơ bản chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức, nay trở thành công cụ truyền tải và một phần không thể thiếu trong môi trường học tập. Trên thực tế hiện nay, các đề xuất về cải cách xem công nghệ như là một bộ phận sống còn của mô hình học tập mới, trong đó các chương trình học tập, phương pháp giảng dạy và kết quả học tập của HS đều
được khái quát hóa lại. Quan điểm nầy được Bộ Giáo dục Mĩ thông qua từ năm 1993. Theo “Áp dụng công nghệ để hỗ trợ cải cách giáo dục” (Bộ Giáo dục Mĩ, 1993) “Sự hỗ trợ của công nghệ đã đem đến sự thay đổi trong nội dung, vai trò, xu hướng tổ chức và ảnh hưởng trực tiếp tới trung tâm của tiến trình cải cách”.
Trong các mô hình GD mới, máy vi tính và các công nghệ liên quan phục vụ ít nhất là 4 mục đích khác nhau :
(1) Sử dụng mục đích cũ là giảng dạy, rèn luyện và thực hành trên cơ sở sử dụng các phần mềm số hóa ngày càng tinh vi.
(2) Cung cấp các kinh nghiệm giả định và thực tiễn để phát triển tư duy và nâng cao kiến thức.
(3) Gia tăng khả năng truy cập thông tin và thúc đẩy giao tiếp thông tin qua internet và các công nghệ khác có liên quan.
(4) Là các công cụ hiệu quả có áp dụng các phần mềm như bảng tính, cơ sở dữ liệu và xử lí văn bản để quản lí thông tin, giải quyết các vấn đề và tạo ra các sản phẩm tinh vi thể hiện mối liên quan giữa các chức năng mới của công nghệ với các lớp học linh động cùng môi trường học tập mới.
Một trong các vấn đề trung tâm của cải cách GD là mong muốn có chất lượng học tập và giảng dạy cao hơn, tập trung vào việc phát triển tư duy, các kĩ năng giải quyết vấn đề và sử dụng các phương pháp học tập gắn liền với thực tiễn. Để đạt được mục tiêu nầy, các trường học cần thiết phải xây dựng một môi trường học tập mới. Việc đưa các công nghệ mới vào hỗ trợ dạy và học là mục đích của cải cách GD. Cùng lúc đó, người ta cho rằng các cách kiểm tra truyền thống không thể đánh giá chính xác kết quả học tập của HS khi GV áp dụng PP giảng dạy mới. Điều nầy đã dẫn đến nhu cầu cần phải có một quy trình đqánh giá mới về kết quả học tập. Các cách đánh giá sẽ được xây dựng dựa trên các dự án, hồ sơ, bài thuyết trình và các bài kiểm tra theo tiêu chuẩn mới. Theo quan điểm nầy, không thể xem xét và đánh giá việc ứng dụng công
nghệ tách rời khỏi những thay đổi lớn khác đáng diễn ra trong trường học và nó cần được nhìn nhận như là nhân tố tạo ra các thay đổi đó.
Có thể tóm tắt những yếu tố mạnh mẽ của phương pháp dạy học theo dự án như sau :
Tính liên quan : tạo ra kinh nghiệm học tập thu hút HS vào những dự án mà HS sẽ dựa vào đó để phát triển và ứng dụng các kĩ năng, kiến thức của mình. Nội dung bài học có ý nghĩa hơn nhiều bởi vì nó dựa trên việc học hỏi từ thế giới thực và HS có thể tìm thấy hứng thú trong việc học.
Tính thách thức : khuyến khích HS giải quyết những vấn đề phức tạp mang tính hiện thực. Các em khám phá, đánh giá, giải thích và tổng hợp thông tin một cách có ý nghĩa. Tất cả những hoạt động này yêu cầu HS phải có tư duy sâu sắc về công việc của mình.
Gây hứng thú : được cộng đồng thừa nhận là PP học có ý nghĩa, thúc đẩy ham muốn học tập của HS, tăng cường năng lực hồn thành những công việc quan trọng và niềm khát khao được đánh giá các kết quả đã hồn thành. Khi HS có cơ hội kiểm sốt được việc học của chính mình thì giá trị của việc học đối với các em cũng tăng lên. Cơ hội lựa chọn và kiểm sốt, cũng như cơ hội cộng tác với các bạn cùng lớp sẽ làm tăng hứng thú học tập của các em.
Tính liên môn : yêu cầu HS sử dụng thông tin của những môn học khác nhau để giải quyết vấn đề, trong hầu hết các bài thuyết trình, HS phải làm những bài tập liên quan đến nhiều mảng kiến thức.
Tính xác thực : yêu cầu HS tiếp thu kiến thức theo cách học của người lớn là học và trình diễn kiến thức.
Khả năng cộng tác : thúc đẩy sự cộng tác giữa các em HS và GV, giữa các em HS với nhau, trong nhiều trường hợp sự cộng tác được mở rộng đến cộng đồng. Tất cả các bộ môn đều thừa nhận tầm quan trọng của PP
làm việc mang tính cộng tác của HS như một phương tiện làm phong phú hơn và mở rộng sự hiểu biết của HS về những điều các em đang học.
Sự vui nhộn : HS rất thích PP học dựa trên dự án phân công thuyết trình, sắm vai. Các em tâm sự rất mong được đến phòng nghe nhìn giờ học lịch sử theo PP mới nầy. Các bài thuyết trình được các em chuyển tải lên mạng và tạo ra blog giao lưu với HS các trường khác cũng là một điều thú vị với các em.