Câu 1: (I) Cho dãy các nguyên tố nhóm IIA : Mg – Ca – Sr – Ba. Từ Mg đến Ba, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính kim loại thay đổi theo chiều nào sau đây?
A. tăng dần B. giảm dần C. tăng rồi giảm D. giảm rồi tăng Câu 2: (I) Trong bảng tuần hoàn, nhóm nào sau đây có hóa trị cao nhất với oxi bằng 1?
A. Nhóm IA B. Nhóm IIA C. Nhóm IIIA D. Nhóm IVA
Câu 3: (I) Nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau đây có công thức oxit cao nhất ứng với công thức R2O3 ?
A. Mg B. Al C. Si D. P
Câu 4: (I) R thuộc nhóm IIIA, Y thuộc nhóm VIA, hợp chất tạo thành từ R và Y có dạng A. R2Y3 B. RY2 C. R3Y2 D. R2Y Câu 5: (I) Tìm câu đúng:
A. Kim loại yếu nhất là Franxi (Fr) B. Kim loại mạnh nhất là Liti (Li) C. Phi kim mạnh nhất là Flo (F) D. Phi kim mạnh nhất là Iot (I)
Câu 6: (I) Một nguyên tố R có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4. Công thức hợp chất với hiđro và công thức oxit cao nhất là:
A. RH3, R2O3 B. RH4, RO2 C. RH5, R2O5 D. RH2, RO3
Câu 7: (I) Trong chu kì, từ trái sang phải, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần:
A. Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm B. Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng C. Tính kim loại tăng, tính phi kim tăng D. Tính kim loại giảm, tính phi kim giảm Câu 8: (III) Tính phi kim giảm dần trong dãy :
A. C, O, Si, N B. Si, C, O, N C. O, N, C, Si D. C, Si, N, O Câu 9: (III) Tính bazơ tăng dần trong dãy :
A. Al(OH)3 ; Ba(OH)2; Mg(OH)2 B. Ba(OH)2; Mg(OH)2; Al(OH)3
C. Mg(OH)2; Ba(OH)2; Al(OH)3 D. Al(OH)3; Mg(OH)2; Ba(OH)2
Câu 10: (III) Tính axit tăng dần trong dãy :
A. H3PO4; H2SO4; H3AsO4 B. H2SO4; H3AsO4; H3PO4 C. H3PO4; H3AsO4; H2SO4 D. H3AsO4; H3PO4 ;H2SO4
Câu 11: (III) Tính bazơ tăng dần trong dãy :
A. K2O; Al2O3; MgO; CaO B. Al2O3; MgO; CaO; K2O
C. MgO; CaO; Al2O3; K2O D. CaO; Al2O3; K2O; MgO Câu 12: (III) Tính kim loại giảm dần trong dãy :
A. Al, B, Mg, C B. Mg, Al, B, C C. B, Mg, Al, C D. Mg, B, Al, C Câu 13: (III) Tính kim loại tăng dần trong dãy :
A. Ca, K, Al, Mg B. Al, Mg, Ca, K C. K, Mg, Al, Ca D. Al, Mg, K, Ca Câu 14: (III) Tính phi kim tăng dần trong dãy :
A. P, S, O, F B. O, S, P, F C. O, F, P, S D. F, O, S, P
Câu 15: (III) Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là
A. khí hiếm và kim loại. B. kim loại và kim loại. C. phi kim và kim loại. D. kim loại và khí hiếm.
Câu 16: (III) Dãy chất nào sau đây được sắp xếp đúng theo thứ tự tính axit giảm dần ?
A. H2SiO3, HAlO2, H3PO4, H2SO4, HClO4 B. HClO4, H3PO4, H2SO4, HAlO2, H2SiO3
C. HClO4, H2SO4, H3PO4, H2SiO3, HAlO2 D. H2SO4, HClO4, H3PO4, H2SiO3, HAlO2
Bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ( Số tiết PPCT: ………) Câu 1: (I) Nguyên tố R có Z = 25,vị trí của R trong bảng tuần hoàn là:
A. chu kì 4, phân nhóm VIIA B. chu kì 4, phân nhóm VB C. chu kì 4, phân nhóm IIA D. chu kì 4, phân nhóm VIIB
Câu 2: (II) Cho biết trong các nguyên tử của các nguyên tố X, Y, Z có electron ở mức năng lượng cao nhất được xếp vào các phân lớp để có cấu hình electron là: 2p3 (X); 4s1 (Y); 3d1 (Z). Vị trí các nguyên tố trên trong BTH các nguyên tố hóa học là:
A. X ở chu kì 2, nhóm IIIA; Y ở chu kì 4, nhóm IA ; Z ở chu kì 4, nhóm IIIB.
B. X ở chu kì 2, nhóm VA; Y ở chu kì 4, nhóm IA; Z ở chu kì 3, nhóm IIIA.
C. X ở chu kì 2, nhóm VA; Y ở chu kì 4, nhóm IA; Z ở chu kì 4 , nhóm IIIB.
D. X ở chu kì 3, nhóm VA; Y ở chu kì 4, nhóm IA; Z ở chu kì 4 , nhóm IIIB.
Câu 3: (III) Nguyên tố X có hoá trị I trong hợp chất khí với hiđro. Trong hợp chất oxit cao nhất X chiếm 38,8% khối lượng. Công thức oxit cao nhất, hiđroxit tương ứng của X là :
A. F2O7, HF B. Cl2O7, HClO4 C. Br2O7, HBrO4 D. Cl2O7, HCl
Câu 4: (III) Nguyên tố R thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn, trong hợp chất của R với H (không có thêm nguyên tố khác) có 5,882% hiđro về khối lượng. R là nguyên tố nào dưới đây?
A. Lưu huỳnh B. Nitơ C. Photpho D. Oxi
Câu 5: (III) Cho 4,4 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm thổ kề cận nhau tác dụng với dung dịch HCl dư cho 3,36 lít khí H2 (điều kiện tiêu chuẩn). Hai kim loại là:
A. Ca, Sr B. Be, Mg C. Mg, Ca D. Sr, Ba
Câu 6: (III) Cho 34,25 gam một kim loại M (hóa trị II) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,16 lít H2 (ở 27,3oC, 1atm). M là:
A. Be B. Ca C. Mg D. Ba
Câu 7: (III) Hoà tan hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm kế tiếp nhau vào nước được dung dịch X và 336 ml khí H2
(điều kiện tiêu chuẩn). Cho HCl dư vào dung dịch X và cô cạn thu được 2,075 gam muối khan. Hai kim loại kiềm là:
A. Li, Na B. Na, K C. K, Rb D. Rb, Cs
Câu 8: (III) Hoà tan hoàn toàn 6,9081 gam hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại kế tiếp nhau trong nhóm IIA vào dung dịch HCl thu được 1,68 lít CO2 (điều kiện tiêu chuẩn). Hai kim loại là:
A. Ca, Sr B. Be, Mg C. Mg, Ca D. Sr, Ba
Câu 9: (IV) Cho 10,80 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại kế tiếp nhau trong nhóm IIA tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Chất khí thu được cho hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 23,64 gam kết tủa. Công thức 2 muối là:
A. BeCO3 và MgCO3 B. MgCO3 và CaCO3 C. CaCO3 và SrCO3 D. SrCO3 và BaCO3
Câu 10: (IV) Nguyên tố R có hóa trị cao nhất với oxi là a và hóa trị trong hợp chất khí với hiđro là a. Cho 8,8 gam oxit cao nhất của R tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH thu được 21,2 gam một muối trung hòa. Vậy R là:
A. C B. S C. N D. P
Câu 11: (IV) X, Y là hai chất khí, X có công thức AOx trong đó oxi chiếm 60% khối lượng. Y có công thức BHn trong đó mH : mB = 1 : 3. Tỉ khối hơi của Y so với X bằng 0,2. Vậy A và B là:
A. S và C B. N và O C. P và C D. N và C
Bài 12: Khái niệm liên kết hóa học. Liên kết ion (Số tiết PPCT: ………) Câu 1: (I) Các nguyên tử liên kết với nhau tạo thành phân tử để :
A. chuyển sang trạng thái có năng lượng thấp hơn B. có cấu hình electron của khí hiếm
C. có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2e hoặc 8e D. chuyển sang trạng thái có năng lượng cao hơn Chọn đáp án sai ?
Câu 2: (I) Liên kết ion là liên kết được tạo thành
A. Bởi cặp electron chung giữa 2 nguyên tử kim loại.
B. Bởi cặp electron chung giữa 1 nguyên tử kim loại và 1 nguyên tử phi kim.
C. Bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
D. Bởi cặp electron chung giữa 2 nguyên tử phi kim điển hình.
Câu 3: (I) Trong các phản ứng hóa học , nguyên tử kim loại có khuynh hướng : A. Nhận thêm electron.
B. Nhường bớt electron.
C. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng phản ứng cụ thể.
D. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể.
Câu 4: (I) Cho các ion : Na+, Al3+, SO24, NO3, Ca2+, NH4, Cl–. Hỏi có bao nhiêu cation ?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 5: (I) Chỉ ra nội dung sai khi nói về ion : A. Ion là phần tử mang điện.
B. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.
C. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.
D. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.
Câu 7: (II) Kết luận nào sau đây sai ?
A. Liên kết trong phân tử NH3 và H2O là liên kết cộng hóa trị có cực.
B. Liên kết trong phân tử CaF2 và CsCl là liên kết ion.
C. Liên kết trong phân tử FeS và AlCl3 là liên kết ion.
D. Liên kết trong phân tử Cl2, H2, O2, N2 là liên kết cộng hóa trị không cực Câu 8: (II) Trong phản ứng : 2Na + Cl2 2NaCl, có sự hình thành
A. cation natri và clorua. B. anion natri và clorua.
C. anion natri và cation clorua. D. anion clorua và cation natri.
Câu 10: (II) Kết luận nào sau đây sai ?
A. Liên kết trong phân tử NH3 và H2O là liên kết cộng hóa trị có cực.
B. Liên kết trong phân tử CaF2 và CsCl là liên kết ion.
C. Liên kết trong phân tử FeS và AlCl3 là liên kết ion.
D. Liên kết trong phân tử Cl2, H2, O2, N2 là liên kết cộng hóa trị không cực.
Câu 12: (II) Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là
A. NH4Cl. B. NH3. C. HCl. D. H2O.
Câu 13: (III) Kiểu liên kết trong KCl, N2, NH3 lần lượt là:
A. ion, cộng hóa trị không cực, cộng hóa trị không cực.
B. ion, cộng hóa trị có cực, cộng hóa trị không cực.
C. ion, cộng hóa trị có cực, cộng hóa trị có cực.
D. ion, cộng hóa trị không cực, cộng hóa trị có cực
Câu 14: (III) Nguyên tố X có 19 proton còn Y có 8 proton. Công thức của hợp chất hình thành bởi X và Y và loại liên kết hóa học giữa chúng lần lượt là
A. XY2 với liên kết cộng hóa trị B. X2Y với liên kết cộng hóa trị C. XY2 với liên kết ion D. X2Y với liên kết ion
Câu 15: (III) Các chất trong phân tử có liên kết ion là
A. K2S, NaCl, NaOH, PH3. B. Na2SO4, K2S, NH4Cl.
C. Na2SO4, K2S, H2S, SO2. D. H2O, K2S, KCl, Na2O.
Câu 16: (IV) M là nguyên tố thuộc nhóm IIA,X là nguyên tố thuộc nhóm VIIA. Trong oxit cao nhất M chiếm 71,43% khối lượng, X chiếm 38,8% khối lượng. Liên kết giữa M và X thuộc loại liên kết nào?
A. Cả liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
B. Liên kết cộng hóa trị.
C. Liên kết ion.
D. Liên kết cho – nhận.
Bài 13: Liên kết cộng hóa trị (Số tiết PPCT: ………) Câu 1: (I) Liên kết đôi là liên kết hóa học gồm có
A. một liên kết σ và một liên kết π B. hai liên kết π.
C. hai liên kết σ D. một liên kết σ và hai π.
Câu 2: (I) Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HCl thuộc loại liên kết A. cộng hóa trị không cực B. ion
C. cộng hóa trị có cực D. hiđro
Câu 3: (I) Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử NH3 là liên kết A. cộng hóa trị phân cực B. ion
C. hiđro D. cộng hóa trị không cực.
Câu 4: (I) Công thức cấu tạo của CO2 là
A. O=C→O B. O→C=O C. O=C=O. D. O–C–O
Câu 5: (I) Cho 2 nguyên tố X và Y là 2 nguyên tố nhóm A. X thuộc nhóm IIA, Y thuộc nhóm VA. Hợp chất tạo bởi X và Y có công thức đơn giản nhất dạng :
A. X2Y3 B. X2Y5 C. X5Y2 D. X3Y2. Câu 6: (I) Chỉ ra phát biểu sai về phân tử CO2 :
A. Phân tử có cấu tạo góc.
B. Liên kết giữa ngtử O và C là phân cực.
C. Phân tử CO2 không phân cực.
D. Trong phân tử có hai liên kết đôi.
Câu 7: (I) Liên kết được tạo thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung, gọi là : A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hóa trị.
C. Liên kết kin loại. D. Liên kết hiđro.
Câu 8: (I) Hãy chọn phát biểu đúng :
A. Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.
B. Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa hai nguyên tử có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7.
C. Liên kết cộng hóa trị không cực được tạo nên từ các nguyên tử khác hẳn nhau về tính chất hóa học D. Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu
Câu 9: (I) Chọn câu sai: Liên kết cho – nhận
A. là trường hợp đặc biệt của liên kết cộng hóa trị.
B. với cặp e chung chỉ do 1 nguyên tử đóng góp.
C. biểu diễn bằng mũi tên từ nguyên tử cho đến nguyên tử nhận.
D. tạo thành giữa nguyên tử kim loại mạnh và phi kim mạnh.
Câu 10: (I) Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết:
A. cộng hoá trị không cực. B. hiđro.
C. cộng hoá trị có cực. D. ion
Câu 11: (II) X, Y, Z là những nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 8, 19, 16. Nếu các các cặp X và Y, Y và Z, X và Z tạo thành liên kết thì các cặp nào sau đây có nhiều khả năng nhất là liên kết cộng hóa trị có cực?
A. X và Y; Y và Z B. X và Y C. X và Z D. Y và Z Câu 12: (II) Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết
A. cộng hoá trị không phân cực. B. hiđro.
C. cộng hoá trị phân cực. D. ion
Câu 13: (II) Cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của các nguyên tố là ns² np5. Liên kết của các nguyên tố này với nguyên tố hiđro thuộc loại liên kết nào sau đây?
A. Liên kết cộng hóa trị không phân cực. B. Liên kết cộng hóa trị có cực.
C. Liên kết ion. D. Liên kết bội.
Câu 14: (II) Liên kết cộng hóa trị trong phân tử HCl có đặc điểm A. có hai cặp electron chung, là liên kết đôi, không phân cực B. có một cặp electron chung, là liên kết đơn không phân cực C. có một cặp electron chung, là liên kết bội, phân cực D. có một cặp electron chung, là liên kết đơn, phân cực
Câu 15: (II) Biết rằng tính phi kim giảm dần theo thứ tự F, O, Cl. Trong phân tử sau, phân tử có liên kết phân cực nhất là:
A. F2O B. Cl2O C. ClF D. O2
Câu 16: (II) Trong các chất sau đây, chất nào có liên kết cộng hóa trị?
(1) H2S (2) SO2. (3) NaCl (4) CaO (5) NH3. (6) HBr (7) H2SO4. (8) CO2. (9) K2S.
A. 1, 2, 3, 4, 8, 9 B. 1, 2, 5, 6, 7, 8 C. 1, 4, 5, 7, 8, 9 D. 3, 5, 6, 7, 8, 9 Câu 17: (II) Đa số các hợp chất cộng hóa trị có đặc điểm là
A. có thể hòa tan trong dung môi hữu cơ.
B. nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
C. có khả năng dẫn điện khi ở thể lỏng hoặc nóng chảy.
D. khi hòa tan trong nước thành dung dịch điện li Câu 18: (II) Trong phân tử nào chỉ tồn tại liên kết đơn ?
A. N2 B. O2 C. F2 D. CO2.
Câu 19: (II) Cho các phân tử : H2 ; CO2 ; Cl2 ; N2 ; I2 ; C2H4 ; C2H2 . Có bao nhiêu phân tử có liên kết ba trong phân tử ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4.
Câu 20: (II) Hợp chất có liên kết cộng hóa trị là
A. NaF. B. KBr. C. CaF2 D. CCl4.
Câu 21: (II) Trong công thức cấu tạo của NH3, số các cặp electron tự do chưa liên kết là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 22: (II) Cho các phân tử HCl, N2, NaCl, CO2, Na2SO4. Hợp chất chỉ có liên kết cộng hóa trị trong số trên là A. HCl, N2, Na2SO4. B. HCl, N2, NaCl. C. NaCl, Na2SO4. D. N2, HCl, CO2.
Câu 23: (II) Các chất có phân tử không phân cực là
A. NH3, Br2, C2H4. B. Cl2, CO2, C2H2. C. HBr, CO2, CH4. D. HCl, C2H2, Br2. Câu 24: (II) Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị phân cực là
A. O H O NH2, 2 , 3. B. H O HF H S2 , , 2 . C. HCl O H S, ,2 2 . D. HF, Cl2, H2O.
Câu 25: (II) Dãy phân tử nào cho dưới đây đều có liên kết cộng hóa trị không phân cực?
A. N2, CO2, Cl2, H2. B. N2, Cl2, H2, HCl. C. N2, HI, Cl2, CH4. D. Cl2, SO2, N2, F2
Câu 26: (II) Cho các phân tử: HCl, HBr, HI, HF. Phân tử có liên kết phân cực mạnh nhất là
A. HBr. B. HI. C. HCl. D. HF.
Câu 27: (III) Trong hợp chất AB2, A và B là hai nguyên tố ở cùng một phân nhóm chính thuộc hai chu kỳ liên tiếp trong hệ thống tuần hoàn. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của A và B là 24. Công thức cấu tạo của hợp chất AB2 là:
A. O = S = O B. O ← S → O C. O = S → O D. O = O = S
Câu 28: (III) Nguyên tử A có Z = 15. Trong hợp chất với hiđro, nguyên tử này có khả năng tạo số liên kết cộng hóa trị là
A. 2 liên kết. B. 3 liên kết. C. 1 liên kết. D. 5 liên kết.
Câu 29: (IV) Cặp chất nào sau đây, mỗi chất trong cặp đó chứa cả ba loại liên kết (ion, cộng hóa trị và cho nhận)
A. NaCl và H2O B. NH4Cl và Al2O3 C. K2SO4 và KNO3 D. Na2SO4 và Ba(OH)2