Câu 1: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Yên Định – Lần 2 Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a). Đốt dây sắt trong khí clo dư.
(b). Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (không có oxi).
(c). Cho FeO vào dd HNO3 loãng (dư).
(d). Cho Fe vào dd AgNO3 dư.
(e). Cho Fe3O4 vào dd H2SO4 loãng (dư).
(f). Cho dd Fe(NO3)2 vào dd HCl.
(g). Cho Fe3O4 vào dd HI (dư).
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm tạo ra muối Fe(III) là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 2: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Yên Định – Lần 2 Nhận xét nào không đúng về Cr và hợp chất của Cr?
A. Màu dd K2Cr2O7 bị biến đổi khi cho thêm dd KOH vào.
B. Cr(OH)2 là hợp chất lưỡng tính.
C. Ancol etylic nguyên chất bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3 ở điều kiên thường.
D. Khi phản ứng với Cl2 trong dd KOH ion CrO2 đóng vai trò là chất khử.
Câu 3: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Thuận Thành 3 – Lần 1 Cho phương trình hóa học phản ứng oxi hóa hợp chất Fe(II) bằng oxi không khí 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Fe(OH)2 là chất khử, O2 là chất oxi hoá.
B. O2 là chất khử, H2O là chất oxi hoá.
C. Fe(OH)2 là chất khử, H2O là chất oxi hoá.
Câu 4: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Thuận Thành 3 – Lần 1 Tiến hành các thí nghiệm sau:
1. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Cr2(SO4)3. 2. Sục khí CO2 dư vào dung dịch Na[Al(OH)4] hoặc NaAlO2. 3. Cho dung dịch NaF vào dung dịch AgNO3.
4. Sục khí NH3 dư vào dung dịch CuCl2. 5. Cho Na2SiO3 vào dung dịch HCl 6. Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
Câu 5: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Thuận Thành 2 – Lần 2 Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl.
(2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2. (3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3.
(4) Nối một dây Cu với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.
(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2.
(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.
Trong các thí nghiệm trên, thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa học là
A. (1), (3), (5). B. (1), (3), (4), (5). C. (2), (4), (6).D. (2), (3), (4), (6).
Câu 6: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Biên Hòa – Lần 2
Hỗn hợp X gồm a mol Fe, b mol FeCO3 và c mol FeS2. Cho X vào bình dung tích không đổi chứa không khí (dư), nung bình đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thấy áp suất trong bình bằng áp suất trước khi nung. Quan hệ của a, b, c là
A. a = b+c. B. 4a+4c=3b. C. b=c+a. D. a+c=2b.
Câu 7: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Thái Bình
Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn tòan thu được dung dịch X(chứa 2 muối) và chất rắn Y (chứa 2 kim loại). Hai muối trong X là :
A. AgNO3 và Fe(NO3)2 B. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)3
C. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2 D. Mg(NO3)2và AgNO3
Câu 8: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Thái Bình
Cho hỗn hợp các kim loại Fe, Mg, Zn vào cốc đựng dung dịch CuSO4 dư, thứ tự các kim loại tác dụng với muối là:
A. Fe, Zn,Mg B. Mg, Zn,Fe C. Mg,Fe, Zn D. Zn,Mg, Fe
Câu 9: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên tự nhiên lần 1 Fe có thể được dùng làm chất xúc tác trong phản ứng điều chế NH3 từ N2 và H2 :
N2 + 3H2 ↔ 2NH3 . Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của Fe trong phản ứng trên?
A. Làm tăng nồng độ các chất trong phản ứng trên B. Làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận C. Làm tăng tốc độ phản ứng
D. Làm tăng hằng số cân bằng của phản ứng
Câu 10: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên tự nhiên lần 1
Cho hỗn hợp bột X gồm 3 kim loại : Fe,Cu,Ag. Để tách nhanh Ag ra khỏi X mà không làm thay đổi khối lượng các chất cần dùng hóa chất nào ?
A. Dung dịch AgNO3 dư B. Dung dịch HCl đặc C. Dung dịch FeCl3 dư D. Dung dịch HNO3 dư
Câu 11: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên tự nhiên lần 1 Phản ứng nào sau đây viết sai :
(1) 2Fe + 6HCl 2FeCl3 + 3H2
(2) 2Fe + 6HNO3 2Fe(NO3)3 + 3H2
(3) 8Fe + 15H2SO4 đặc nguội 4Fe2(SO4)3 + 3H2S + 12H2O (4) 2Fe + 3CuCl2 2FeCl3 + 3Cu
A.(1) , (2) B. (1),(2),(4) C.(1),(2),(3) D.(1),(2),(3),(4) Câu 12: Đề thi thử THPTQG 2016 – Sở giáo dục và đào tạo Đồng Tháp
Có các thí nghiệm sau
(a) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4; (b) Sục CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2;
(c) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3; (d) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch FeCl3; Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là
Câu 13: Đề thi thử THPTQG 2016 – Sở giáo dục và đào tạo Đồng Tháp
Cho hỗn hợp kim loại gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và còn kim loại dư. Chất tan đó là
A. HNO3 B. Cu(NO3)2 C. Fe(NO3)3 D. Fe(NO3)2
Câu 14: Đề thi thử THPTQG 2016 – Sở giáo dục và đào tạo Nam Định Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường (b) Sục khí Cl2 dư vào dung dịch FeSO4
(c) Cho hỗn hợp KHSO4 và KHCO3 (tỉ lệ 1: 1) vào nước (d) Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 (tỉ lệ 1: 1) vào dung dịch HCl dư (e) Cho hỗn hợp Fe(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ 1: 1) vào nước
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được hai muối là
A. 2 B. 4 C. 5 D. 3
Câu 15 : Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Quỳnh Lưu 1 – lần 3
Dùng lượng dư dung dịch chứa chất nào sau đây khi tác dụng với Fe thì thu được muối sắt (III)?
A. AgNO3. B. CuSO4. C. FeCl3 D. HCl.
Câu 16: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Quỳnh Lưu 1 – Lần 3
Cho hỗn hợp Fe, Mg vào dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2 thì thu được dung dịch A và 1 kim loại. Kim loại thu được sau phản ứng là?
A. Cu B. Ag C. Fe D. Mg
Câu 17: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Quỳnh Lưu 1 – Lần 3
Để điều chế Fe(OH)2 trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành như sau: Đun sôi dung dịch NaOH sau đó cho nhanh dung dịch FeCl2 vào dung dịch NaOH này. Mục đích chính của việc đun sôi dung dịch NaOH là?
A. Phân hủy hết muối cacbonat, tránh việc tạo kết tủa FeCO3
B. Đẩy hết oxi hòa tan, tránh việc oxi hòa tan oxi hóa Fe(II) lên Fe(III) C. Để nước khử Fe(III) thành Fe(II)
D. Đẩy nhanh tốc độ phản ứng
Câu 18: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Quốc học Huế
Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Trong các chất:
H2S, NaOH, Cu, Fe(NO3)2, KMnO4, BaCl2, Cl2 và Al; số chất có khả năng phản ứng được với dung dịch X là
A. 8. B. 7. C. 5. D. 6.
Câu 19: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Quốc học Huế Cho các phát biểu sau:
(a) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, crom thuộc nhóm VIIIB.
(b) Crom không tác dụng với dung dịch axit HNO3 và H2SO4 đặc nguội.
(c) Khi thêm dung dịch kiềm vào muối cromat sẽ tạo thành đicromat.
(d) Trong môi trường axit, muối crom(VI) bị khử thành muối crom(III).
(e) CrO là oxit bazơ, Cr2O3 là oxit lưỡng tính, CrO3 là oxit axit.
(g) CuO nung nóng khi tác dụng với NH3 hoặc CO đều thu được Cu.
(h) Lưu huỳnh, photpho, ancol etylic đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3. Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 6. C. 4. D. 7.
Câu 20: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Phương Sơn Cho các phản ứng sau:
(1) Fe(OH)2 + H2SO4 đặc t0 (2) Fe + H2SO4 loãng
(3) Fe(OH)3 + H2SO4 đặc t0 (4) Fe3O4 + H2SO4 loãng
(5) Cu + H2SO4 loãng + dung dịch NaNO3 (6) FeCO3 + H2SO4 đặc t0
Số phản ứng hóa học trong đó H2SO4 đóng vai trò là chất oxi hóa là
A. 3. B. 2. C. 4 D. 5.
Câu 21: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Phương Sơn Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe X FeCl3 Y Fe(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là
A. HCl, NaOH. B. NaCl, Cu(OH)2. C. HCl, Al(OH)3. D. Cl2, NaOH.
Câu 22: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Phúc Thành
Hỗn hợp X chứa 3 kim loại Fe, Ag và Cu ở dạng bột. Cho hỗn hợp X vào dung dịch Y chỉ chứa một chất tan và khuấy kỹ cho đến khi kết thúc phản ứng thì thấy Fe và Cu tan hết và còn lại lượng Ag đúng bằng lượng Ag trong X. Dung dịch Y chứa chất nào sau đây ?
A. FeSO4. B. AgNO3.
Câu 23: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Phú Nhuận – Lần 1
Hòa tan hỗn hợp ba kim loại Zn, Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất không tan là Cu. Phần dung dịch sau phản ứng chắc chắn có chứa
A. Zn(NO3)2; Fe(NO3)3. B. Zn(NO3)2; Fe(NO3)2.
C. Zn(NO3)2; Fe(NO3)2; Cu(NO3)2. D. Zn(NO3)2; Fe(NO3)3; Cu(NO3)2.
Câu 24: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Phụ Dực – Thái Bình Cho sơ đồ chuyển hóa
Fe(NO3)3 t0 X COdu Y FeCl3 Z T Fe(NO3)3
Các chất X và T lần lượt là
A. FeO và HNO3 B. Fe2O3 và Cu(NO3)2
C. FeO và AgNO3 D. Fe2O3 và AgNO3
Câu 25: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Phụ Dực – Thái Bình Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho đồng kim loại vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.
(b) Cho PbS vào dung dịch H2SO4 loãng.
(c) Đun nhẹ dung dịch Ca(HCO3)2.
(d) Cho mẩu nhôm vào dung dịch Ba(OH)2.
(e) Cho dung dịch H2SO4 đặc tác dụng với muối NaNO3 (rắn), đun nóng.
(f) Cho Si tác dụng với dung dịch KOH loãng.
Số thí nghiệm tạo ra chất khí là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 26: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Phụ Dực – Thái Bình
Cho dãy các kim loại sau: Ag, Cu, Fe, Al. Các kim loại trên theo được sắp xếp theo chiều tăng dần của tính chất:
A. dẫn nhiệt B. dẫn điện C. tính dẻo D. tính khử
Câu 27: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Phụ Dực – Thái Bình Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Thả một đinh Fe vào dung dịch HCl.
(2) Thả một đinh Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.
(3) Thả một đinh Fe vào dung dịch FeCl3. (4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.
(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2. (6) Thả một đinh Fe vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4 loãng.
Trong các thí nghiệm trên thì thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa học là
A. (2), (4), (6). B. (1), (3), (5). C. (1), (3), (4), (5). D. (2), (3), (4), (6).
Câu 28: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Phan Ngọc Hiển – Lần 2 Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Ca vào dung dịch CuSO4. (b) Dẫn khí H2 qua Al2O3 nung nóng.
(c) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2. (d) Cho Cr vào dung dịch KOH đặc, nóng.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 29: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc – Lần 1
Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành khí X; nhiệt phân tinh thể KNO3 tạo thành khí Y; cho tinh thể KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc tạo thành khí Z. Các khí X, Y và Z lần lượt là
A. Cl2, O2 và H2S. B. H2, O2 và Cl2. C. SO2, O2 và Cl2. D. H2, NO2 và Cl2. Câu 30: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc – Lần 4
Cho các chất sau: Al; Fe; Fe3O4; Fe2O3; Cr; Sn; Fe(OH)3 lần lượt tác dụng với dung dịch HCl thì số chất chỉ cho sản phẩm muối clorua có dạng MCl3 là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 31: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Nghèn – Hà Tĩnh
Cho dung dịch Fe(NỌ3)2 lần lượt tác dụng với các dung dịch: Na2S, H2SO4 loãng, H2S; H2SO4 đặc;
NH3, AgNỌ3, Na2CỌ3, Br2. Số trường hợp xảy ra phản ứng là A. 8 B. 6 C. 7 D. 5
Câu 32: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh – Lần 2
Tách riêng Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Ni, Fe ở dạng bột mà vẫn giữ nguyên khối lượng của Ag ban đầu, dung dịch cần dùng là.
A. Dung dịch HNO3 đăc nguội B. Dung dịch AgNO3 dư C. Dung dịch FeCl3 D. Dung dịch H2SO4 loãng Câu 33: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Lương Ngọc Quyến
Cho bột sắt vào dung dịch HCl sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4. Quan sát thấy hiện tượng
A. Bọt khí bay lên ít và chậm dần. B. Bọt khí bay lên nhanh và nhiều dần lên.
C. Không có bọt khí bay lên. D. Dung dịch không chuyển màu.
Câu 34: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Lục Ngạn Quặng sắt boxit có thành phần chính là
A. Al(OH)3. B. Fe2O3. C. Al2O3. D. FeCO3. Câu 35: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Lê Quí Đôn
Cho vào ống nghiệm một vài tinh thể K2Cr2O7, sau đó thêm tiếp khoảng 1 ml nước và lắc đều, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào X, thu được dung dịch Y. Hai dung dịch X và Y lần lượt có màu
A. da cam và vàng. B. vàng và da cam. C. đỏ nâu và vàng. D. vàng và đỏ nâu.
Câu 36: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Lê Quí Đông – Đà Nẵng
Bốn kim loại K, Al, Fe và Ag được ấn định không theo thứ tự là X, Y, Z, và T. Biết rằng X và Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy; X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối; và Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội. Các kim loại X, Y, Z, và T theo thứ tự là
A. Al, K, Fe, và Ag B. K, Fe, Al và Ag C. K, Al, Fe và Ag D. Al, K, Ag và Fe.
Câu 37: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Lao Bảo
Cho hỗn hợp Mg và Cu vào dung dịch HCl dư. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch thu được chất rắn gồm
A. Cu B. CuCl2+ MgCl2 C. Cu + MgCl2 D. Mg+ CuCl2
Câu 38: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Lao Bảo Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch FeCl3 tạo thành Fe
A. Ag B. Cu C. Na D. Zn
Câu 39: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Lao Bảo
Cho hỗn hợp 2 kim loại Al và Cu vào dung dịch hỗn hợp 2 muối AgNO3 và Ni(NO3)2. Kết thúc phản ứng được rắn X (tan một phần trong dung dịch HCl dư) và thu được dung dịch Y (phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH được tủa gồm 2 hydroxit kim loại). Nhận xét nào sau đây không đúng về thí nghiệm trên
A. Rắn X gồm Ag ,Al , Cu B. Kim loại Cu chưa tham gia phản ứng C. Dung dịch Ygồm Al(NO3)3,Ni(NO3)2 D. Rắn X gồm Ag,Cu và Ni
Câu 41: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Lam Kinh – Lần 2
Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH loãng, vừa phản ứng với dung dịch HCl?
A. CrCl3 B. CrCl2 C. Cr(OH)3 D. Na2CrO4
Câu 42: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Lam Kinh – Lần 2
Cho các chất: FeCO3, Fe(NO3)2, Fe2(SO4)3, FeSO4, FeS, FeS2, CuS. Số lượng chất có thể có khí thoát ra khi cho vào dung dịch HCl và đun nóng nhẹ là:
A. 7. B. 6. C. 4. D. 5.
Câu 43: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên – Lần 2
4 kim loại K ; Al ; Fe ; Cu được ấn định không theo thứ tự X ; Y ; Z và T. Biết rằng X và Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy. X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối và Z tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nguội. Các kim loại X,Y,Z,T theo thứ tự là :
A. K,Al,Fe,Cu B. K,Fe,Al,Cu C. Al,K,Cu,Fe D. Al,K,Fe,Cu
Câu 44: Đề thi thử THPTQG 2016 – Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc – Lần 2
Để tách Ag khỏi hỗn hợp bột (Ag,Cu,Fe) mà không là thay đổi khối lượng Ag ta dùng dung dịch nào sau đây?
A.FeCl3 B.HNO3 C.H2SO4 đặc D. HCl
Câu 45: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Đồng Đậu lần 2
Nhiệt phân hoàn toàn Fe(OH)2 ởnhiệt độ cao trong không khí thu được chất rắn là :
A.Fe3O4 B.FeO C.Fe D.Fe2O3
Câu 46: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Đồng Đậu lần 2 Ở nhiệt độ thường , dung dịch FeCl2 phản ứng được với kim loại :
A.Zn B.Ag C.Cu D.Au
Câu 47: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Vinh lần 3 Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Các kim loại kiềm đều có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối.
B. Phèn chua có công thức hóa học là (NH..)2SO4 . Al2(SO4)3 . H2O C. Thành phần chính của quặng xiderit là FeCO3
D. Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, sinh ra hai muối.
Câu 48: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Vinh lần 3
Môi trường không khí, đất, nước xung quanh một số nhà máy hóa chất thường bị ô nhiễm nặng bởi khí độc, ion kim loại nặng và các hóa chất. Biện pháp nào sau đây không thể chống ô nhiễm môi trường?
A. Thực hiện chu trình khép kín để tận dụng chất thải một cách hiệu quả
D. Có hệ thống xử lý chất thải trước khi xả ra ngoài hệ thống không khí, sông hồ và biển Câu 49: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Sư phạm lần 3
Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3 thì xuất hiện : A.Kết tủa màu trắng hơi xanh
B.Kết tủa màu trắng hơi xanh , sau đó chuyển màu nâu đỏ C.Kết tủa màu xanh lam
D.Kết tủa màu nâu đỏ
Câu 50: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Đặng Thai Mai Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch CuSO4?
A. BaCl2. B. Fe2O3. C. H2S. D. NaOH.
Câu 51 Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Đào Duy Từ - Thái Nguyên lần 1
Kim loại nào sau đây khi cho vào dung dịch CuSO4 bị hòa tan hết và phản ứng tạo thành kết tủa gồm 2 chất
A. Na B. Fe C. Ba D. Zn
Câu 52: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Đào Duy Từ - Thái Nguyên lần 1 Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch FeCl3 tạo thành Fe
A. Ag B. Cu C. Na D. Zn
Câu 53: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Đào Duy Từ - Thái Nguyên lần 1
Cho hỗn hợp 2 kim loại Al và Cu vào dung dịch hỗn hợp 2 muối AgNO3 và Ni(NO3)2. Kết thúc phản ứng được rắn X (tan một phần trong dung dịch HCl dư) và thu được dung dịch Y (phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH được tủa gồm 2 hydroxit kim loại). Nhận xét nào sau đây không đúng về thí nghiệm trên
A. Rắn X gồm Ag ,Al , Cu B. Kim loại Cu chưa tham gia phản ứng C. Dung dịch Ygồm Al(NO3)3,Ni(NO3)2 D. Rắn X gồm Ag,Cu và Ni
Câu 54: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Diễn Châu 5 – Lần 1 Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch
A. CuSO4 B. KNO3 C. CaCl2 D. Na2CO3
Câu 55: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Yên Định 1
Khi cho luồng khí hidro(dư) đi qua ống nghiệm chứa Al2O3, FeO, CuO, MgO nung nóng, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm là:
A. Al, Fe, Cu, Mg. B. Al2O3, FeO, CuO, MgO.
C. Al2O3, Fe, Cu, MgO. D. Al, Fe, Cu, MgO.