Các kết hợp định hướng chiến lược phát triển

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình Swot để phân tích môi trường kinh doanh của một doanh nghiệp (Trang 33 - 36)

II. Lựa chọn doanh nghiệp Vinamilk để phân tích mô hình SWOT

3.Các kết hợp định hướng chiến lược phát triển

S – O:

1. Lợi dụng Điều kiện kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập của người dân ngày càng tăng, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao nhu cầu về dinh dưỡng được chú trọng nên thói quen tiêu dùng cũng đang thay đổi để tiếp tục mở rộng hệ thống phân phối rộng khắp, nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển quy mô... góp phần mở rộng thị trường.

2. Tận dụng sự quan tâm ngày càng tăng của người tiêu dùng về chất lượng sữa và phát huy chiến lược hoàn thiện hình ảnh, uy tín, phát triển thương hiệu nhằm tạo dựng hình ảnh đẹp, sự tin tưởng của người tiêu dùng vào các sản phẩm của Vinamilk. 3. Tận dụng sự quan tâm của chính phủ về nông ngiệp đặc biệt là trong lĩnh vực chăn

nuôi để chủ động hơn về nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo nguồn cung cấp ổn định, chất lượng cao, giá cạnh tranh, đáng tin cậy.

S – T:

1. Gia nhập WTO, hợp tác quốc tế tăng cường, phải cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài và đối diện với biến động mạnh về tỷ giá làm cho nguồn nguyên liệu đầu vào bị ảnh hưởng về giá cả. Khi đó Vinamilk phải tận dụng thế mạnh về hệ thống phân phối rộng khắp, thế mạnh về hình ảnh và uy tín của công ty, là thương hiệu quen thuộc được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng suốt 34 năm qua, mối quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp trong và ngoài nước, khả năng chủ động về nguồn nguyên liệu trong tương lai để ổn định giá cả, giữ vũng thị phần.

2. Do điều kiện tự nhiên có tác động không nhỏ đến nguyên liệu sữa nên Vinamilk đã tận dụng điều kiện máy móc thiết bị hiện đại, được đầu tư nâng cấp và mở rộng mỗi năm, tập trung đầu tư phát triển công nghệ kỹ thuật hiện đại và các biện pháp để giúp các vùng nguyên liệu cho sản lượng ổn định, chất lượng đồng đều góp phần nâng cao chất lượng sữa và duy trì sản lượng.

W – O:

1. Điều kiện kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập của người dân ngày càng tăng, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao nhu cầu về dinh dưỡng được chú trọng nên thói quen tiêu dùng cũng đang thay đổi, cuộc vận động của chính phủ “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” nhằm khắc

phục điểm yếu mới chỉ tập trung tiêu thụ sản phẩm ở các thành phố lớn và đẩy mạnh tiêu thụ sữa ở miền núi, nông thôn và các khu đô thị nhỏ.

2. Gia nhập WTO, hợp tác quốc tế được đẩy mạnh nên cần phải tăng cường mối quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp nước ngoài để đảm bảo nguồn cung cấp ổn định với giá cả hợp lý.

3. Tận dụng mở rộng hợp tác quốc tế và điều kiện kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập của người dân ngày càng tăng, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao nhu cầu về dinh dưỡng được chú trọng mà đẩy mạnh hoạt động Marketing nhằm tạo dựng hình ảnh và chôc đứng không chỉ trên thị trường trong nước mà còn vươn ra ngoài thế giới.

W – T:

1. Gia nhập WTO, hợp tác quốc tế được đẩy mạnh phải cạnh tranh với nhiều đối thủ có tiềm lực nên áp dụng mọi biện pháp để giữ vững thị phần hiện có ở các thành phố lớn hiện tại.

2. Việc quá lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào (cả về giá sữa nguyên liệu nhập khẩu và giá thức ăn chăn nuôi cho bò) nên sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu, sự gia tăng chi phí năng lượng đang trở nên ngày càng nghiêm trọng cộng với ảnh hưởng thời tiết, điều kiện khí hậu của từng vùng, kỹ thuật chăn nuôi bò sữa của nông dân theo phong trào, quy mô nhỏ lẻ làm số lượng đàn bò và lượng sữa ở từng vùng cũng không đồng đều chất lượng và số lượngvì thế Vinamilk cần duy trì mối quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp hiện tại để tránh những biến động lớn về giá cả, có nguy cơ sụt giảm thị phần.



Năm 2009 đã khép lại với nhiều biến động ở cả nền kinh tế thế giới lẫn thị trường Việt Nam. Khởi đầu từ cuối 2008 và kéo dài sang 2009, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã ảnh hưởng đến nhiều mặt của nền kinh tế. Thị trường chứng khoán lao dốc, thất nghiệp gia tăng, nhiều công ty tên tuổi bị phá sản hoặc sáp nhập, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nhiều quốc gia bị suy giảm nghiêm trọng.

Tại Việt Nam, nền kinh tế cũng đã trải qua nhiều khó khăn. Các nền kinh tế lớn rơi vào tình trạng suy thoái đã thu hẹp thị trường xuất khẩu và thị trường vốn của Việt Nam. Trong bối cảnh đầy khó khăn và thách thức đó, Vinamilk tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng và vị trí dẫn đầu thị trường sữa của mình. Tổng doanh thu tăng 29% so với cùng kì, vượt 17% so với kế hoạch do

Đại hội đồng cổ đông giao. Mức lợi nhuận trước thuế, giá trị tổng tài sản, vốn chủ sở hữu đều tăng so với đầu năm khoảng 39% trở lên (Theo báo cáo thường niên năm 2009). Và mới đây nhất, Vinamilk đã lọt vào Top 200 doanh nghiệp xuất sắc nhất Châu Á – Thái Bình Dương. Đây quả là một thành tích đáng tự hào, không chỉ với Vinamilk mà còn đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.

Bước sang năm 2010 nền kinh tế có nhiều chuyển biến khả quan hơn, nhưng đồng thời cũng có cả những khó khăn, thách thức mới đang chờ đợi Vinamilk. Với sự nỗ lực hết mình, phấn đấu không mệt mỏi, hi vọng Vinamilk sẽ trở thành một doanh nghiệp xứng sánh ngang tầm thế giới trong thời gian không xa.

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình Swot để phân tích môi trường kinh doanh của một doanh nghiệp (Trang 33 - 36)