II. Lựa chọn doanh nghiệp Vinamilk để phân tích mô hình SWOT
2. Phân tích mô hình SWOT 1 Điểm mạnh (S)
2.1. Điểm mạnh (S)
1. Vinamilk là 1 trong 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa.
2. Hệ thống phân phối rộng khắp và không ngừng mở rộng nhằm tăng về số lượng giúp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh chóng và hiệu quả.
3. Sản phẩm chất lượng tốt và được người tiêu dùng ưa thích.
4. Máy móc thiết bị hiện đại, được đầu tư nâng cấp và mở rộng mỗi năm, tập trung đầu tư phát triển công nghệ kỹ thuật hiện đại (chuyển giao công nghệ, nghiên cứu sử dụng công nghệ sạch…) bảo đảm sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.
5. Có thế mạnh về hình ảnh và uy tín của công ty, là thương hiệu quen thuộc được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng suốt 34 năm qua, triển khai các chương trình học bổng, hoạt động giúp đỡ người nghèo, cứu trợ bão lụt, nuôi dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, hỗ trợ cho giáo viên 10 tỉnh nghèo được ăn tết, lập ra quỹ sữa cho trẻ em nghèo, học bổng quỹ sữa vươn cao Việt Nam...
6. Sản phẩm đa dạng, phong phú về chủng loại, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng; chất lượng tốt, được người tiêu dùng tin tưởng. Liên tiếp cho ra đời nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng: sữa chua ăn nha đam giàu vitamin
A & E, sữa bột dành cho người bị tiểu đường, sữa giảm cân dielac, và các sản phẩm nước cam sữa, dâu sữa...
7. Tiêu thụ khoảng 40% đến 60% sản lượng sữa tươi trong nước (theo số liệu của báo cáo thường niên năm 2008 của Vinamilk) khiến cho Vinamilk có khả năng chi phối về giá sữa tươi nguyên vât liệu trên thị trường.
8. Ngoài ra Công ty đã và đang có những dự án trực tiếp chăn nuôi bò sữa, hỗ trợ nông dân nuôi bò sữa để chủ động hơn về nguyên liệu đầu vào.
9. Đội ngũ nhân lực trình độ cao, ban quản lý, lãnh đạo giàu kinh nghiệm trong kinh doanh sản xuất sữa, hệ thống quản trị nội bộ minh bạch, các quy trình quản lý cụ thể và chặt chẽ. Ý thức tự thay đổi để nang cao chất lượng hoạt động được xuyên suốt từ cấp quản lý đến cấp nhân viên.
10. Có mối quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp trong và ngoài nước cho phép công ty có được nguồn cung cấp ổn định với giá cả hợp lý.
2.2. Điểm yếu (W)
1. Quá lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào (cả về giá sữa nguyên liệu nhập khẩu và giá thức ăn chăn nuôi cho bò) nên sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu, sự gia tăng chi phí năng lượng đang trở nên ngày càng nghiêm trọng.
2. Thị trường tiêu thụ sữa của vinamilk chỉ mới tập trung ở các thành phố lớn còn những vùng nông thôn hay miền núi, khu đô thị nhỏ còn chưa được chú trọng nhiều. Sản lượng sữa xuất khẩu ra nước ngoài không ổn định do tình hình chính trị bất ổn ở 1 số quốc gia nhập khẩu (Irad...)
3. Mới chỉ tập trung phần lớn hoạt động Marketing ở miền Nam còn miền Bắc, miển Trung vẫn chưa được quan tâm nhiều.
2.3. Cơ hội (O)
1. Điều kiện kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, nền kinh tế thế giới cũng như trong nước đang trên đà phục hồi sau khủng hoảng kinh tế, thu nhập của người dân ngày càng tăng, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao nhu cầu về dinh dưỡng được chú trọng nên thói quen tiêu dùng cũng đang thay đổi, nhu cầu tiêu dùng sữa cũng đang dần tăng lên.
2. Gia nhập WTO giúp Vinamilk mở rộng thêm thị phần nước ngoài (hiện nay 11% sản lượng sữa của Vinamilk là dùng cho xuất khẩu), tăng cường hợp tác quốc tế đẩy mạnh mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác nước ngoài.
3. Cuộc vận động của Bộ chính trị“Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” vào tháng 8 năm 2009 hướng tới các sản phẩm sữa đầu tiên đã làm tăng thêm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sữa, trong đó có Vinamilk.
4. Việt nam là nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi bò sữa - nguồn nguyên liệu chính của công ty Vinamilk.
5. Quyết định số 10/2008/QĐ - TTg của Thủ Tướng chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020 góp phần làm giảm gánh nặng về nguồn nguyên liệu đầu vào.
6. Trên cơ sở chất lượng sữa ngày càng được quan tâm hơn từ sau vụ việc sữa có chất melamine càng khẳng định được chất lượng sữa của Vinamilk là đảm bảo.
7. Cơ cấu dân số Việt Nam hiện nay là “cơ cấu dân số vàng”, tỷ lệ người già đang ngày càng tăng lên, nhu cầu tìm kiếm các dòng sản phẩm dành cho nhóm đối tượng này cũng ngày một tăng cao.
2.4. Thách thức (T)
1. Thực trạng quản lý lỏng lẻo của các cơ quan nhà nước trong việc giám sát kiểm tra chất lượng các sản phẩm sữa hiện nay thể hiện qua vụ
sữa nhễm melamine được phát hiện tại Trung Quốc, các quốc gia lân cận và việc 1 số sản phẩm sữa bột thành phẩm có hàm lượng đạm thấp hơn rất hiều so với hàm lượng đã công bố trên bao bì... 2. Do ảnh hưởng thời tiết, điều kiện khí hậu của từng
vùng làm số lượng đàn bò và lượng sữa ở từng
vùng cũng khác nhau. Ở nhiều nơi do khí hậu quá khắc nghiệt làm cho sản lượng sữa bị ảnh hưởng về tính đồng đều về chất lượng và sự ổn định về số lượng
3. Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa của nông dân theo phong trào, quy mô nhỏ lẻ làm cho sữa được cung cấp số lượng không nhiều, chất lượng không cao và không ổn định .
4. Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện cho các công ty nước ngoài thâm nhập vào thị trường trong nước, tăng sức cạnh tranh giữa các công ty trong ngành.
5. Biến động về tỷ giá là không thể lường trước được nên cũng tác động đến nguồn nguyên liẹu nhập khẩu.
6. Giá nguyên liệu sữa có xu hướng tăng, giá thức ăn chăn nuôi cũng tăng (đặc biệt là giá thức ăn tinh) tạo ra những khó khăn trong nguồn nguyên liệu đầu vào.