I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu những biểu hiện tích cự và tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội; hiểu tác dụng của việc tích cực,tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
2. Kĩ năng: Có ý thức lập kế hoạch cân đối giữa nhiệm vụ học tập, tham gia hoạt động tập thể của lớp, đội và các hoạt động xã hội khác.
3.Thái độ: Biết tự giác tích cực chủ động trong học tập và các hoạt động xã hội, quan tâm lo lắng đến công việc của tập thể...
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
Kĩ năng hợp tác, KN tự tin, KN đảm nhận trách nhiệm, KN tư duy phê phán III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
Thảo luận nhóm, động não, dự án, chúng em biết 3 IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
-GA & SGK
-Sưu tầm bài báo, tranh ảnh theo chủ đề, các mẩu truyện..., tấm gương những học sinh làm nhiều việc tốt.
V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ: Em hiểu thế nào là lịch sự, tế nhị?, em làm gì để luôn là người lịch sự, tế nhị?
3/Bài mới:
a)/Khám phá:
b)/Kết nối: Đọc trên báo chúng ta thấy nhiều tấm gương học giỏi, chăm ngoan, tham gia các hoạt động đoàn thể một cách tích cực, tự giác. Để hiểu điều đó có ý nghĩa như thế nào chúng ta học bài hôm nay (bài 10)
Hoạt động 1: Khai thác nội dung bài qua truyện đọc
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt GV: Tổ chức lớp thảo luận nhóm
1, Những chi tiết nào chứng tỏ Trương Quế Chi tích cực, tự giác tham gia HĐTT - XH?
2, Những chi tiết Trương Quế Chi tự giác tham gia giúp đỡ bố mẹ, bạn bè xung quanh?
3, Đánh giá thế nào về Trương Quế Chi?
4, Động cơ nào giúp Trương Quế Chi hoạt động tích cực, tự giác như vậy?
HS: Thảo luân, cử đại diện lên trình bày, các nhóm khác theo giỏi, bổ sung ý kiến.
GV: Kết luận
I. Truyên đọc
“Điều ước của trương Quế Ch
- Ước mơ trở thành con ngoan trò giỏi.
- Ước mơ sớm trở thành nhà báo: thể hiện sớm xác định lí tưởng nghề nghiệp của cuộc đời.
- Những ước mơ đó trở thành động cơ của những hành động tự giác, tích cực đáng được học tập, noi theo.
Hoạt động 2: Nội dung bài học
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản Rút ra nội dung bài học
GV: Từ câu truyện trên em hiểu thế nào là tích cực và tự giác?
HS: Trả lời GV:
- Em có ước mơ gì về nghề nghiệp tương lai?
- Từ tấm gương của Trương Quế Chi em sẽ xây dựng kế hoạch ra sao để thực hiện được ước mơ của mình?
HS: Trả lời...
II. Nội dung bài học 1. Tích cực, tự giác là gì?
- Tích cực là luôn luôn cố gắng vượt khó, kiên trì học tập , làm việc và rèn luyện.
- Tự giác là chủ động làm việc,học tập không cần ai nhắc nhở, giám sát.
c/Thực hành, luyện tập:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản GV: Theo em để trở thành người tích cực tự giác
chúng ta phải làm gì?
HS: Trả lời...
GV: Cho học sinh thảo luận giải quyết tình huống:
Tình huống: Nhân dịp 20/11, nhà trường phát động cuộc thi văn nghệ. Phương lớp trưởng lớp 6A khích lệ các bạn trong lớp tham gia phong trào. Phương phân công cho những bạn có tài trong lớp: người viết kịch bản, người diễn xuất, hát , múa, còn Phương chăm lo nước uống cho lớp trong các buổi tập. Cả lớp đều sôi nổi, nhiệt tình tham gia; duy nhất bạn Khanh là không
2. Làm thế nào để có tính tích cực tự giác?
- Phải có ước mơ.
- Phải quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi đồng thời tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
3. Tích cực tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội sẽ mở rộng hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được những kĩ năng cần thiết của bản thân; sẽ góp phần xây dựng quan hệ tập thể, tình cảm thân ái với mọi người xung quanh, sẽ được mọi người yêu quý.
Khi được giải xuất sắc, được biểu dương trước toàn trường, ai cũng xúm vào khen ngợi Phương. Chỉ có mình Khanh là thui thủi một mình.
GV: Hãy nêu nhận xét của em về Phương và Khanh.
HS: Thảo luận, trình bày
HS: -Phương tích cực chủ động trong HĐTT -Khanh trầm tính, xa rời tập thể.
GV: Kết luận, chuyển ý
III, Bài tập Bài tập a . SGK Bài tập b. SGK
d/Vận dụng:
* Trương Quế Chi đó cú ước mơ gỡ? Đó tớch cực tự giỏc chưa?
* Em hiểu thế nào là tích cực và tự giác?
* Chúng ta phải làm gì để trở thành người tích cực tự giác ? 4/Hướng dẫn về nhà:
GV: Hướng dẫn học sinh về nhà xem phần còn lại của nội dung bài học.