Thứ nhất, về nguồn gốc hình thành của thế giới: nếu các tôn giáo khác oai lực siêu thế của một đấng tối cao, toàn năng để lý giải nguồn gốc hình thành và biến đổi của thế giới thì Phật giáo không phải là một tôn giáo như vậy. Phật giáo phủ nhận sự hiện hữu của một oai lực siêu thế nằm ngoài con người. Trong Phật giáo không có đấng sáng tạo tòn năng, không có thiên thần truyền tin và mặt khải. Phật tổ Như Lai đã tuyên bố: “Nếu có một thần tinh toàn quyền, ban phúc cũng như gieo tai họa cho tạo vật được chính Ngài tạo ra và cho chúng những hành đông tốt hoặc xấu, thần linh ấy quả
thật là tội lỗi, con người chỉ biết thừa hành ý của Ngài”. Phủ nhạn đấng sáng tạo toàn năng, Phật giáo đồng thời chỉ ra nguồn gốc hình thành của thế giới.
Vạn vật trong vũ trụ, theo Phật giáo, là kết quả hoạt động của luật nhân duyên. Luật này được Phật tổ nói trong nhiều trường hợp và được chép rải rác trong các kinh nhưng chủ yếu nhất là bộ Tạp-A-Hàm. Có thể tóm tắt luận này như sau: Duyên là điều kiện của vạn vật, là tập hợp các điều kiện để cấu thành các sự vật, hiện tượng kể cả thân và tâm con người. Theo thuyết Nhất thiết Hữu bộ, có bốn loại Duyên là: Nhân duyên, Tăng thượng duyên, Sở duyên duyên và Đẳng vô gián duyên. Phái Đồng Diệp bộ còn phân biệt ra 24 Duyên là: Căn bản duyên, Cảnh giới duyên, Tăng thượng duyên, Vô gián duyên, Đẳng vô gián duyên, Câu sanh duyên, Phổ vi duyên, Y duyên, Cận duyên, Tiền sinh duyên, Hậu sinh duyên, Tương tục duyên, Nghiệp duyên, Dị thục duyên hay Báo duyên, Thực duyên, Căn duyên, Thiền duyên, Đạo duyên, Tương ứng duyên, Bất tương ứng duyên, Hữu duyên, Phi hữu duyên, Ly duyên và Phi ly duyên. Duyên là điều kiện làm cho nhân phát huy tác dụng. Có sáu nhân là: Năng tác nhân, Câu hữu nhân, Đồng loại nhân, Tương ứng nhân, Biến hành nhân và Dị thục nhân. Do Duyên và nhân tác động, vạn vật phát khởi, hình thành. Vạn vật tương duyên với nhau mà tạo thành. Do Duyên “Cái này hiện hữu nên cái kia hiện hữu, cái này sinh nên cái kia phát sinh; cái này vắng mặt nên cái kia vắng mặt và cái này không hiện hữu nên cái kia không hiện hữu”. Như vậy theo Phật giáo, mọi sự, mọi vật đều tương quan tương thuộc vào điều kiện, điều nương tựa vào nhau mà khởi phát, biểu hiện. Không có sự vật, hiện tượng này mà không phụ thuộc vào Duyên, không phải là kết quả hoạt động của Duyên. Do tương quan tương thuộc vào Duyên, mọi vật điều có mặt trong tất cả các vật và tất cả các vật điều có mặt trong mỗi vật. Kinh Hoa Nghiêm viết: “một thế giới để vào tất cả. Tất cả thế giới để vào một”. Do tương quan tương thuộc vào điều kiện nên không có cái gì thuần túy là Nhân hay thuần
túy là Quả, không có nguyên nhân đâu tiên. Tất cả phụ thuộc vào nhau nên thế giới là một chuổi Nhân quả không đầu không cuối.
Triết luận của Phật giáo hợp lý với tư duy và những phát minh của khoa học hiện đại. Vũ trụ của chúng ta, dưới ánh sáng của khoa học hiện đại, là sản phẩm của luật Nhân Qủa, nó vô tận, tức không có tận cùng về một phía nào: cả về phía trên lẫn phía dưới, cả về bên phải lẫn bên trái, cả về đằng trước lẫn đằng sau. Big-Bang (vụ nổ lớn) là lý thuyết vật lý hiện đại gàn đây nhất, là căn cứ đến tin cậy làm nền tảng cho chúng ta thiết lâp nhãn quan triết học đúng đắn về vũ trụ và xác nhận tư duy lôgic, hợp lý của Phật giáo. Theo lý thuyết này, vũ trụ của chúng ta được hình thành như sau: đã xảy ra một vụ nổ. Không phải một vụ nổ như thường xảy ra trên trái đát bắt đầu từ một trung tâm nhất định mà là một vụ nổ xảy ra đồng thời ở bất kỳ điểm nào lấp đầy toàn bộ không gian ngay từ đầu. Sau 1/100 giây, nhiệt độ của vũ trụ xấp xỉ 100.000 triệu độ, nóng đến mức không có mọt thành phần nào của vật chất bình thường, phan tử, nguyên tử cóthể bám vào nhau. Lúc này vũ trụ gồm những hạt phổ biến như Electron, Pditron, Notrino, Photon, được tạo nên từ năng lượng thuần túy về sau những khoảnh khoắc tồn tại lại bị hủy duyệt. Các hạt này tồn tại cố định bởi sự cân bằng giữa các quá trình sinh và hủy. Lúc này mật độ của vũ trụ lớn hơn 4.000 triệu lần mật độ của nước. Vụ nổ tiếp tục. Sau 1/10 giây hạ xuống 30.000 triệu, sau một giây hạ xuống 10.000 triệu, sau 14 giây hạ xuống 3.000 triệu độ. Với nhiệt độ này đủ lạnh để cho các e+ và e- hủy nhau nhanh hơn năng lượng được giải phóng từ sự hủy duyệt này tạm thời làm chậm tốc độ lạnh dần của vũ trụ. Nhiệt độ tiếp tục giảm xuống và cuối cùng sau 3 phút đủ lạnh để Photon, Nơtrino bắt đầu tạo thành các hạt nhân phức tạp, trước tiên là hạt nhân của Hyđrô nặng gồm 1 Proton và 1 Nơtron. Sau 3 phút đầu tiên, vũ trụ gồm chủ yếu là ánh sáng, Nơtrino phản Nơtrino là một chút ít chát hạt nhân gồm 73% Hyđrô và 27% Heli. Các vật chất tiếp tục rời xa nhau, càng ngày càng lạnh hơn, loãng hơn. Sau một vài trăm nghìn năm mới bắt đầu đủ lạnh để các Electron kết
hợp với hạt nhân nguyên tử Hyđrô và Heli, các chất khí được hình thành bắt đầu. Dưới ảnh hưởng của lực hấp dẫn, tạo nên những khối kết sau này ngưng tụ lại tạo ra các hành tinh và các thiên hà hiện nay. Có thể nói, Big- Bang hay vụ nổ lớn chỉ cho chúng ta thấy: trước vụ nổ không có không gian, thời gian, do đó không có khái niệm trước sau, sinh diệt, nghĩa là không có sự khởi đầu, sự sáng thế! Stephen W.Hawking viết: “không-thời gian là hữu hạn, song không có biên, điều có nghĩa là không có cái ban đầu, không có thời điểm của sáng tạo”. Thuyết vụ nổ lớn đã giải thích rõ ràng về nguồn gốc hình thành vũ trụ, đã loại bỏ quan niệm đấng sáng tạo toàn năng và xác nhận quan niệm của Phật giáo. Thế giới là nguyên nhân của chính nó. Vạn vật là kết quả tác động của những chuổi Nhân Quả. Trước sự chứng minh của khoa học, thay vì bị đào thải như các tôn giáo hữu thần, Phật giáo vẫn đứng vững, tỏ ra hợp lý như là bạn đồng hành của khoa học.
Thứ hai, về bản thể của thế giới: theo Phật giáo, có hai thế giới tồn tại không tách rời nhau, đó là thế giới hiện tượng và thế giới bản thể. Thế giới hiện tượng là sự thật tương đối, là tục đế; Thế giới bản thể là sự thật tuyệt đối, là chân đế. Hai thế giới này tuy hai là một, tuy một mà hai. Vạn vật mà chúng ta thấy hoặc cao hoặc thấp, hoặc to hoặc nhỏ hoặc tròn hoặc vuông, hoặc vàng hoặc xanh, hoặc đẹp hoặc xấu, hoặc lúc có hoặc lúc không… là những tướng thuộc về thế giới hiện tượng. Thế giới này có sinh có diệt và vô thường,là chân lý tương đối. kinh Đại Bát Niết Bàn viết: “Chư hạnh vô thường, thị sinh diệt pháp” (các hạnh vô thường là pháp sinh diệt). Nhưng có một thế giới khác nằm ngay trong thế giới hiện tượngnày mà không bị những tướng đó ràng buộc. Thế giới này không sinh không diệt, nhất như, là thế giới của pháp tính, thế giới bản thể, là chân đế. Chúng ta có thể đạt đến sự nhận biết chân đế này nếu quan sát sâu sắc và có thể tiếp xúc được với nó. khi tiếp xúc được với nó chúng ta không còn thấy sinh diệt. Cái sinh cũng diệt màcái diệt cũng không còn. Kinh Đại Bát Niết Bàn viết: “sinh diệt
diệt dĩ, tịch diệt vi lai” (ý niệm sinh diệt không còn thì yên lặng là niềm vui chân thật).
Lý luận về bản thể trên đây của phật giáo không có gì mau thuẫn với những kết luận của khoa học hiện đại. Thế giới xung quanh con người phong phú và đa dạng nhưng tồn tại trong mối liên hệ và chuyển hóa.
Không có thế giới tồn tại riêng rẽ, độc lập, không quan hệ với thế giới khác.
Thế giới là khác biệt nhưng đồng nhất, luôn luôn nằm trong quá trình tác động và chuyển hóa. Hai nhà bác học Moayơ và Jun đã đưa ra định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Định luật này khẳng định: Vật chất và vận động của vật chất là vĩnh cửu, không thể hủy diệt; sự chuyển hóa của các lực cơ, nhiệt,điện từ… chỉ là những hình thức biểu hiện khác nhau của vận động của vật chất theo những quy luật xác định. Có thể nói, cơ, nhiệt, điện từ là những sắc tướng của thế giới hiện tượng theo quan niệm của phật giáo.
Còn cái không thể hủy diệt chính là cái bất sinh bất diệt, là thế giới bản thể xuyên thấm trong thế giới sắc tướng đó. Thế kỷ XX, nhà bác học lỗi lạc Einstein lại đưa ra công thức E = mc2, chỉ ra qúa trình biến đổi của vật chất thành năng lượng,hay năng lượng tương ứng của một khối vật chất có khối lượng m khi biến đổi, phải chăng cũng chỉ là cách nhìn bản thể của phật giáo về Trung đạo. Nói rõ hơn,khoa học càng phát triển càng làm sáng tỏ cái
“bất sinh bất diệt, bất lai bất khứ, bất nhất bất nhị, bất đoạn bất thường” của phật giáo. Khoa học càng phát triển,tính khế lý của phật giáo càng được khẳng định, càng cho thấy phật giáo đã nhận thức thế giới đúng như nó là, đúng như nó tồn tại, vận động. Nhận thức của phật giáo về thế giới là tuệ giác, là sự giác ngộ viên mãn.