Khao khác hạnh phúc là đặc tính của con người, là đặt tính phân biệt con người với loài vật. Các tôn giáo xuất hiện như là người dẫn đường con người tìm đến hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc chân chính là gì, và con đường nào dẫn đến hạnh phúc đó thì mỗi tôn giáo có một quan niệm và một đường
hướng khác nhau.Vì quan niệm của con người là sản phẩm củaThượng đế, của đấng sáng tạo toàn năng, tối cao, Thượng đế đã an bài con người, nên các tôn giáo hưu thần dẫn dắt con người đi tìm kiếm hạnh phúc ở một thế giới khác với thế giới con người đang sống. Hạnh phúc không tồn tại trong thế giới trần gian mà tồn tại ở một nơi khác. Nơi đó Thượng đế và thiên thần ngự trị. Con người sẽ hiệp thông được với Thượng đế, với thiên thần, sẽ vào được thiên đàng sau kiếp sống. Con đường để thực hiện khát khao đó là tin tuyệt đối vào những lời mặc khải, không được nghi ngờ, chỉ một thoáng nghi ngờ, con người đã bị đọa đày đời đời kiếp kiếp trong địa ngục. Đức tín cứu sống, tri thức giết chết. Muốn tìm lại mình trong thiên đàng đã mất, con người phải chết đi ở cuộc sống thế tục, phải phó trộn mình cho Thượng đế, phải làm sáng danh Thượng đế bằng bất cứ phương tiện nào. Mục đích biện minh cho phương tiện (!). Phật giáo không phải là tôn giáo như vậy. Đấng hóa công toàn năng, tối cao và thiên đàng không hiện hữu trong giáo lý của phật giáo. Phật đã từng tuyên bố: “Người có mắt ắt thấy cảnh đau thương của đời sống. Tại sao Brahman không tạo ra một vũ trụ hoàn toàn tốt đẹp, nếu oai lực của Ngài là vô hạn? Tại sao ít khi Ngài nâng tay lên để ban phúc lành? Tại sao tạo vật mà chính Ngài đã sinh ra lại phải bị đọa đày trong cảnh khổ? Tại sao Ngài không ban hạnh phúc cho tất cả? Tại sao đời sống lại đầy dẫy những sự giả dối, lừa đảo, si mê? Tại sao gian tham toàn thắng chân thât và công lý lại thất bại? Ta liệt Brahman vào hạng bất công đã tạo nên một thế gian hư hỏng”. Lời tuyên bố của Phật đã loại bỏ sự phi lý của quan niệm ấu trĩ về đấng sáng tạo ra khỏi lý trí, lành mạnh. Hạnh phúc hay đau khổ, theo Phật giáo, gắn với con người, với kiếp sống hiện tại, do con người, vì con người là tác nhân và là chủ nhân ông của các hành động dẫn đến các trạng thái đó. Hạnh phúc chân chính cũng như con đường đạt đến hạnh phúc chân chính vì vậy có thể được thực hiện do con người, bởi con người và được thực hiện ngay trong kiếp sống hiện tại, trong suy nghĩ và hành động của mỗi người. Con người không cần phải kiếm tìm hạnh phúc ở đâu ngoài
nó và cũng không thể tìm thấy thứ hạnh phúc ảo huyền không gắn với nó, với những sinh hoạt thường nhật của nó. Ngày nào còn kiếm tìm hạnh phúc ở ngoài nó, ngày đó con người vẫn đâu khổ vì đã tìm trăng trong đáy nước.
Tính khế lý của Phật giáo làm nảy sinh tính khế cơ của nó. khế cơ gắn liền với khế lý, khế lý gắn liền với khế cơ. Khế cơ - khế lý tương tức tương nhập. Tính khế cơ của Phật giáo đó là tính nhập thế, là sự phù hợp với hoàn cảnh, với tâm lý của giáo thuyết mà nó rao giảng. Sự tương tức tương nhập của tính khế lý - khế cơ có thể được xem xét trên các bình diện sau đây:
Thứ nhất, trên bình diện nhận thức: Tiền đề xuất phát của Phật giáo là con người sống, hiện hữu và khổ đau, vì vậy phải tìm ra giải pháp phù hợp để thoát ra khỏi khổ đau. Tiền đề này được thể hiện rõ trong Tứ Diệu đế, đặc biệt là Khổ đế. Về điểm này có một sự khác biệt rất lớn giữa Phật giáo với các tôn giáo khác. Các tôn giáo hữu thần cũng nói về con người và sự hiện hữu của con người cũng như đường hướng giải phóng con người.
Nhưng con người trong quan niệm của các triết thuyết này là vật thụ tạo, là phiên bản của Toọng đế, phải trở về với Thượng đế. Con người là một ngã thể khác của Thượng đế nên trở về ngôi nhà cũ của nó, muốn được giải phóng thì phải chiụ đau đớn, phải chết đi ở cuộc sống thế tục, phải đóng đinh bản ngã. Phật giáo không quan niệm như vậy. Con người không phải là phiên bản của Thượng đế mà là sản phẩm kết hợp của ngũ uẩn. Vì không phải là sản phẩm của Thượng đế nên con người cần lo chuện nhângiới hơn là lo chuyện nhiên giớ. Con người cần phải nhìn sau vào thực tại và hiện hữu của chính nó. quán sau vào thực tại của con người, Phật giáo thấy rõ thể tính chân thật của con người, thấy rõ hai cái khổ vạt lý và tâm lý. Cái khổ vật lý, đó là sự mong manh, không vững bền, không trường tồn, ốm đau tật bệnh do vô thường. Cái khổ tâm lý, đó là nỗi sợ hãi niềm lo âu, tuyệt vọng, mối hận thù, giận dữ, buồn rầu, sự chán nãn đó là những sự thật không thể bác bỏ. Phật giáo đã lấy hiện hữu khổ đâu của con người làm điểm xuất để triển khai giáo thuyết của nó, đã lấy sự suy hoại của kiếp người và những
dằn vặt nội tâm gắn liền với sự suy hoại đó để bắt đầu giáo thuyết. Nếu Phật giáo không bắt đầu bằng khổ đế rất khế lý khế cơ này để luận giải và chỉ ra con đường giải thoát, triết thuyết của Phật giáo sẽ trở nên vô nghĩa vì không liên quan gì đến thân phận con người và không thể tồn tại như nó đã tồn tại trên 25 thế kỷ và vẫn tiếp tục tồn tại. Hơn nữa ngày nay, trong bối cảnh xã hội hiện đại, con người vẫn chưa thoát ra khỏi những đâu khổ mà khổ đế đã khái quát. Bỡi vậy mà các triết thuyết hiện đại dưới nhiều hình thức khác nhau vẫn kêu than về cái khổ hiện sinh của con người. Điều này chứng tỏ hơn 2.500 năm chưa có triết thuyết nào vượt thoát được chữ “Khổ” của Phật giáo, chưa có triết nào phủ định và thay thế được khổ đế của Phật giáo.
Nghĩa là Đức Phật đã thuyết pháp trên núi Linh Thứu cách đây 25 thế kỷ và đã nhập diệt nhưng Ngài vẫn còn đây, vẫn hiện diện với chúng ta, giữa chúng ta, trong lòng chúng ta, chỉ có điều chúng ta có can đảm thắp sáng bó đuốc mà Ngài đã nhen lên cách đây 25 thế kỷ hay không, và chúng ta có muốn giải phóng mình hay không? Từ khổ đau hiện thực với tư cách là kết quả, Phật giáo truy tìm nguyên nhân đã đưa đến sự khổ. Bỡi vậy tập đế, với tư cách là sự suy luận trở chiều, đã đưa ra nguyên nhân của sự khổ. Đây là sự suy luận lôgic nhưng trước khi được khái quát, nó là sản phẩm của sự chứng ngộ bằng trực giác tâm linh cao siêu của Đức Phật. Con người khổ vì Vô minh, vì Tham ái và Chấp thủ. Vô minh là không nhận thức đúng bản thể chân thực của vạn pháp, không thấu đáo được chân tướng của chính con người. Vạn vật trùng trùng duyên khởi, vô thường, vo ngã nhưng con người không nhận thức đúng sự vô thường, vô ngã nên tạo ra lớp mây mù bao phủ che lấp sự hiểu biết chân chính. Đức Phật nói: “vô minh là lớp ảo kiến mịt mù dày đặc, trong đó chúng sinh quay cuồng quanh lộn”. Vô minh là nguyên nhân của tham ái. Vạn vật vô thường, kể cả thân, tâm con người nhưng con người lại luyến ái, khao khát, bám víu, cầu mong cái không ổn định, không vững bền. Tham ái đốt lên ngọn lửa si mê, sân hận của con người. Kinh Pháp cú viết: “Không có lửa nào như lửa tham, không có ngục
tù nào như lòng sân. Không có lưới nào như vô minh. Không có dòng sông nào như ái dục”. Tham ái là nguyên nhân của chấp thủ. Chấp thủ là bám lấy, chiếm lấy vật hay điều con người mong muốn và làm phát sinh cái ngã vốn vô ngã nên con người tạo ra khổ đau cho chính nó. đó là cách thức lôgic để phật giáo chuyển qua Diệt đế và Tạo đế. Không cần phải bàn nhiều về Tạo đế và Đạo đế chúng ta cũng thấy rõ phật giáo hợp lý trong lộ trình này: bệnh tật, nguyên nhân bệnh tật, trị bệnh và phương cách trị bệnh. Điều đáng nói ở đây là Bát Chính đạo mà Phật giáo đưa ra. Có thể nói, Bát Chính đạo hay tám con đường chân chính là cách thức để pha bỏ sự mê muội, thoát khỏi sự khổ, đạt tới trí tuệ bát nhã, quán chiếu được thực tướng của vạn pháp, đạt tới hạnh phúc tối thượng. Chính kiến là cái thấy, cái nhận thức xác thật, là cái nhìn rõ rệt về bốn sự thật căn bản: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Chỉ có thể thấy được Đạo từ sự khổ đau. Nếu không nhận ra khổ thì không thể tìm ra đạo.
Đức Phật đặt niềm tin vào con người, đã chỉ rõ tất cả chúng sinh đều có sẵn giác tính, tức hạt giống của Chính Kiến, của tuệ giác. Giác tính đó bị che lấp vì mô hình, buồn khổ và sầu hận, cho nên không phát triển được. Có Chính kiến sẽ nhìn thấy rõ bốn sự thật, duyên khởi, vô thường, vô ngã và tư duy sẽ đi vào đường chính. Chính Kiến dẫn đến Chính Tư duy. Chính Tư duy là sự suy nghĩ dựa trên sự thật. Sự thật sẽ hiện rõ nhờ Chính kiến. Dựa trên Chính Kiến, trên tuệ giác, tư duy thấy rõ bản chất của sự thạt là vô thường, vô ngã.
Chính Tư duy đưa đến Chính Ngữ. Chính Ngữ là nói sự thật chân chính, không nói dối, không nói hai lưỡi, không ác khẩu và không nói thêu dệt.
Kinh Tạp - A - Hàm viết: “đó là lời nói chân chính: lời nói dối, nói hai lưỡi, nói hung ác, nói thêu dệt” Chính Ngữ dẫn đến Chính Niệm. Chính Niệm là suy niệm chân chính, là đặt những đều ngay thẳng và tốt đẹp vào trong tâm nhớ nghĩ của con người. Chính Ngữ dẫn đến Chính Nghiệp. Chính Nghiệp là hành động chân chính, không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm.
Chính Nghiệp dẫn tới Chính Mạng. Chính Mạng là nghề nghiệp hoặc phương tiện sinh sống chân chính. Chính Mạng đưa đến Chính Tinh tiến.
Chính Tinh tiến là nỗ lực siêng năng học tập, hành động theo đường lối chân chính, kiểm soát thân khẩu ý, vun đắp những hành động thiện. Cính Tinh tiến đưa tới Chính Định. Chính Định là nhiếp tâm vào một con đường chân chính, không để bất kỳ điều gì làm lay chuyển phân tán…Có thể nói với Bát Chính đạo, Phật giáo làm cho con người thấy được ý nghĩa của đời sống, làm cho con người tiếp xúc được với sự sống, xác nhận sự hiện diện của đời sống và ý nghĩa của việc sống tỉnh táo. Thực hành Bát Chính đạo có thể chuyển hóa cái nhìn của con người về vô thường. Vô thường, khi được nhìn đúng như nó là, sẽ không còn tất yếu đưa tới khổ, không nhất thiết là nguyên nhân của khổ như khi con người còn vô minh. Ngược lại, vô thường có thể đưa tới niềm vui. Vô thường là đặc tính của sự sống, nó có thể đem lại cho con người hy vọng thay đổi thực trạng, đem lại niềm tin rằng con người có thể chuyển đổi được tình trạng, rằng ngày mai sẽ tươi sáng hơn ngày hôm qua. Ý thức được vô thường, con người biết quý trọng sự nhiệm màu của cuộc sống, biết quý trọng từng giây phút của cuộc sống.
Hạnh phúc chính là nhận ra chiều hướng tích cực của vô thường. Bát Chính đạo làm cho con người sống ung dung tự tại giữa cuộc đời. Trên ý nghĩa đó, Bát Chính đạo và nói chung toàn bộ giáo lý Phật giáo nhằm xây dựng một nền đạo đức cao thượng, hướng nhân loại tới chân thiện mỹ. Giáo lý của Phật giáo là giáo lý nhập thế, không có gì huyền bí, không có gì hợp lý trí và không thể thực hành. Trái lại, đó là một giáo lý thuần lý, thực tiễn, vừa khế lý về mặt tiến hóa, vừa khế cơ về mặt nhân bản, văn hóa. Đó là giáo lý đặt niềm tin mãnh liệt vào con người, tôn trọng con người xiển dương con người. Chính con người, chứ không phải thần linh hay một ngoại lực nào đó, phải tạo dựng lấy hạnh phúc cho chính nó. Hạnh phúc không đến từ bên ngoài. Hạnh phúc là do con người, bởi con người .
Thứ hai, trên bình diện xây dựng: với nhãn quan thế giới tồn tại trong sự tương quan tương thuộc, tương tức tương nhập, một là tất cả, tất cả là một, Phật giáo chỉ ra trách nhiệm của mọi người trong việc kiến tạo xã hội.
Hoạt động của các cá nhân tạo nên mạng lưới đan bện thân phận và đường hướng sống của chính các cá nhân với nhau nên hạnh phúc hay đâu khổ là do chính con người chứ không phải là do một lực lượng siêu nhiên nào khác. Từ cái nhìn khế lý, rốt ráo như vậy, Phật giáo chủ trương xây dựng một xã hội có thể mang hạnh phúc đến cho tất cả mọi người. Về đại thể, có thể phác thảo xã hội mà Phật giáo muốn kiến tạo như sau:
Đó là một xã hội mà tất cả mọi người dùng hai cột trụ để tồn tại là trí tuệ và tình thương. Trí tuệ ở đây là trí tuệ rốt ráo, trí tuệ làm cho con người thấy rõ chân bản của thế giới, của chính con người. Thế giới vô thường, vô ngã, nhưng thế giới liên hệ phụ thuộc với nhau. Quán chiếu được như vậy, con người mới có thể sống tương thân tương ái với nhau. Tình thương ở đây không chỉ là tình thương đối với nhân giới mà đối với cả nhiên giới. Tình thương đó không có biên giới địa lý, sắc tộc, chủng tộc. Trí tuệ và tình thương là hai điều kiện càn và đủ không chỉ đối với mỗi cá nhân mà cả với xã hội. Chỉ có trí tuệ là không có tình thương, cá nhân và xã hội vẫn tạo ác nghiệp như thường. Ngược lại, chỉ có tình thương mà t hiếu trí tuệ, cá nhân và xã hội sẽ dễ dàng lao vào đường ác, mù quáng. Trí tuệ và tình thương phải tương tức tương nhập vào nhau trong mỗi cá nhân và xã hội mới đảm bảo được hành động chân chính.
Đó là một xã hội bình đẳng và luôn luôn hòa bình. Có thể nói đây cũng là điểm khác biệt của phật giáo so với các tôn giáo khác. Về mặt bình đẳng, phật giáo tin tưởng sâu sa vào Phật tính ở mỗi người. Trước khi phật giáo ra đời, xã hội Ấn Độ cổ đại là một xã hội đẳng cấp, phân biệt con người. Phật giáo ra đời đã phản đối chế độ phân biệt đẳng cấp và giới tính, phật giáo đã chỉ ra nguồn gốc của bất bình đẳng là nghiệp lực của mỗi cá nhân đã đưa đẩy nó vào các thành phần đối lập trong xã hội. Phật tổ nói: “là cùng đinh không phải do sinh trưởng. Là Bà la môn không phải do sinh trưởng. Do hành động, người này là cùng đinh. Do hành động, người này là Bà la môn”; “nếp sống hàng ngày tạo ra người nông dân hay nô bộc. Nếp
sống hàng ngày tạo ra hạng trộm cắp, binh sĩ, tu sĩ hay vua chúa”. Bất bình đẳng hay bình đẳng vì vậy là do con người tạo ra chứ không phải là sự quy định của thần linh hay đấng hóa công nào. Về mặt này phật giáo đã góp phần tạo nên chuẩn mực mà các xã hội hiện đại đang hướng tới. Hơn 2.500 năm trước, phật giáo đã chủ trương tạo dựng một xã hội như vậy về mặt hòa bình: ngày nay các xã hội hiện đại nêu cao quyền được sống hòa bình, được tự do và được mưu cầu hạnh phúc, nhưng chủ trương này đã hiện diện trong giáo lý của phật giáo hơn 2.500 năm trước. Hòa bình đối với nhân loại đương đại là sự chấm dứt tiếng súng, sự vắng mặt của chiến tranh dù dưới hình thức nào. Phật giáo cũng chủ trương như vậy, nhưng phật giáo còn sâu sa hơn. Hòa bình chỉ tồn tại thật sự khi tâm của mỗi người điều hòa bình, khi mọi thù hận, tham lam, nghi ngờ đã được tận diệt trong lònng mỗi người. Chiến tranh, trong con mắt Phật giáo là sự khuếch đại của các hành động tham, sân, si. Chấm dứt chiến tranh chỉ có thể thực hiện được khi chấm dứt được tham, sân, si ở mỗi nngười.
Đó là một xã hội là mỗi cá nhân tồn tại bằng những phương tiện, nghề nghiệp chân chính. Năm điều răn của Phật giáo, có thể nói, là năm điều thiện làm cho con người và xã hội tồn tại nhưng không phạm vào đường ác.
Đó là bất sát (không sát sinh, để cho mọi sinh vật sống trộn đời của nó), bất đạo (không làm những điều phi nghĩa như là trộm cướp, tàn ác, giả dối) bất dâm (không dâm dục, gian dâm), bất vọng ngữ (không bịa đặt, nói dối, nói hai chiều, không vu oan giá họa, nói càn), bất tửu (không uống rượu). Năm điều răn này môic cá nhân trong xã hội có thể thực hiện được, trừ khi người ta chối bỏ làm người lương thiện, cao thượng.
Thứ ba, trên bình diện thực tiễn: Nhân loại đang tiến về phía trước.
Bánh xe Phật giáo cũng đang chuyển đông. Dù giáo lý của Phật giáo chưa phổ qúat và thực hiện được triệt để trên tất cả các quốc gia và toàn nhân loại, chiến tranh dưới nhiều hình thức khác nhau vẫn đang diễn ra, nhưng có một sự thật không thể bát bỏ, đó là trong lịch sử truyền giáo hơn 2.500 năm.