Hoạt động tiếp theo

Một phần của tài liệu Giáo án mầm non chủ đề môi trường xung quanh bản mới nhất (Trang 71 - 78)

- Cho trẻ tô màu quá trình phát triển của cây.

Phòng GD -ĐTQuận 10 Trường MN Măng Non 3 Giáo viên: Mai Khâm

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ.

Đề tài: Ước mơ của bé.

Nhóm lớp: 4-5 tuổi.

I. Mục đích yêu cầu:

 Giúp trẻ hiểu về lợi ích và tác hại của nước cho đời sống con người. Cung cấp cho trẻ các hiện tượng thiên tai xảy ra ở nước ta và trên thế giới.

 Giáo dục trẻ tình cảm yêu mến quan tâm và biết quan tâm chia sẻ với người gặp hoàn cảnh khó khăn. Giáo dục trẻ biết bảo về môi trường, giữ gìn môi trường sống, bảo vệ thiên nhiên.

 Phát triển kỷ năng hoạt động hoạt động nhóm., tập thể

 Phát triển kỹ năng vận động II. Chuẩn bị:

 Thiết kế Slide – PP có hình ảnh về thiên tai, lũ lụt, sóng thần, vòi rồng, núi lửa, mưa đá….

 Thùng quà, giấy bút màu, nhạc nhẹ không lời

 Máy vi tính III. Tiến hành:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1: Điều gì đã xảy ra

- Cô gợi hỏi trẻ: Các con có biết sự kiện gì về thời tiết xảy ra trong thời gian vừa qua? ( Có thể đọc mẫu tin về lũ lụt, bão đang xảy ra trên báo cho trẻ nghe.

- Cô sử dụng chương trình PP để trình chiếu cho trẻ xem về thiên tai xảy ra ở nước ta và trên thế giới (lũ lụt, sóng thần, vòi rồng, mưa đá, núi lửa…)

- Cô cùng trẻ đàm thoại về đoạn phim vừa xem.

- Các con cảm nhận thế nào qua đoạn phim vừa xem?

- Theo các con vì sao có hiện tượng lũ lụt xảy ra?

- Các con hãy kể về nhưng nguy hiểm mà lũ lụt gây ra con đã được biết?

- Để lũ lụt không xảy ra ta cần phải làm gì?

Trẻ trả lời theo hiểu biết của mình

Trẻ xem đĩa.

Bé trả lời theo suy nghĩ.

Hoạt động 2: Bé vẽ tranh ước mơ về cuộc sống thanh bình

- Qua đoạn phim các con có cảm nhận về các hiện tượng thiên tai gây cho cuộc sống của mọi người như thế nào?

- Các con có nhưng ước mơ gì về môi trường và cuộc sống trong tương lai.

- Các con hãy vẽ những ước mơ đó và tặng cho bạn nhỏ đang chịu ảnh hưởng của lũ lụt ở miền Bắc và miền Trung của nước ta như là một món quà từ phương xa dành cho các bạn ấy.

Cô tổ chức cho trẻ tạo hình về ước mơ của bé với nhiều hình thức (xé, dán, vẽ…)

Hoạt động 3: Trò chơi “ Chuyền quà cho bạn

- Để giúp đỡ mọi người đang gặp khó khăn do thiên tai xảy ra con cần phải làm gì?

- Cô tổ chức cho trẻ chơi xếp tranh vào thùng quà mà bé đã chuẩn bị từ trước vào thùng giấy.

- Cô tổ chức chơi chuyền quà qua đầu, qua phải, qua trái (cô giới thiệu luật chơi)

- Cô tổ chức cho trẻ chơi từ 2 đến 3 lần.

Trẻ trả lời theo hiểu biết của mình.

Trẻ tạo hình.

Trẻ trả lời tự do theo suy nghĩ

Trẻ chơi trò chơi.

Sở GD- ĐT Tp Hồ Chí Minh Trường Măng non 3 – Quận 10

Đề tài: Vì sao có mưa?

I. Mục đích yêu cầu:

• Phát triển nhận thức: Trẻ biết một số hiện tượng tự nhiên như (gió mây, mưa, sấm, chớp, sét, vòng tuần hoàn của nước…) Trẻ biết được sự thay đổi của cảnh vật sau cơn mưa

• Biết lợi ích tác hại của mưa.

• Phát triển tư duy, tưởng tượng qua hoạt động khám phá thử nghiệm

• Phát triển thể lực với vai trò chơi vận động.

• Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe, không ra ngoài khi trời mưa.

II Chuẩn bị:

• Chuẩn bị quá trình tạo thành mưa: nước nóng, kính thủy tinh, ly

• Hình ảnh trời mưa

• Máy nghe nhạc III. Tiến trình:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1: Tìm hiểu

• Trò chuyện về cảnh vật và con người khi trời mưa

• Con biết gì về trời mưa kể cho cô và các bạn cùng nghe.

• Cho trẻ xem PP cảnh mưa, gió thổi mây đen… và trò chuyện cùng trẻ.

• Khi trời mưa có hiện tượng gì?

• Làm thế nào để tránh bị sét đánh?

• Có nên chơi ngoài trời mưa không? Vì sao?

Ích lợi và tác hại của trời mưa:

→ Trời mưa giúp cây cối tươi tốt, con người có nước để dung, thời tiết mát mẻ.

→ Mưa nhiều gây lũ lụt…

Hoạt động 2: Thí nghiệm sự bốc hơi của nước

• Tại sao trời có mưa?

• Cho trẻ xem thí nghiệm: đoán xem điều gì sẽ xảy ra khi nước nóng dần lên?

• Cho trẻ quan sát, giúp trẻ phát hiện sự thay đổi khi nước bị đun nóng, chú ý giai đoạn bốc hơi và ngưng tụ thành giọt nước.

Hoạt động 3:

• Cô cho trẻ nghe tiếng nước chảy, tiếng mưa,tiếng sấm và kết hợp làm theo yêu cầu của cô.

• Tiếng nước chảy thì nhảy 3 bước, tiếng mưa lùi 5 bước, tiếng sấm quay 1 vòng

Giáo án tham khảo

HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC Đề tài: CHÚ NGỰA ĐÂU RỒI

Lớp mẫu giáo 3 tuổi I/ Yêu cầu:

- Trẻ thích nghe kể chuyện, hiểu nội dung truyện, qua đó trẻ biết đèn tín hiệu giao thông thực hiện an toàn giao thông trên đường phố.

II/ Chuẩn bị:

- Giấy, bút, con ngưa bằng nhựa III/ Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ

1/ Hoạt động 1:

- Cô vẽ hình tam giác hỏi trẻ cô có hình gì?

- Cô vẽ thêm 1 hình tam giác hỏi trẻ cô có bao nhiêu hình?

- Cô vẽ 1 nét con dưới 2 hình tam giác và đố trẻ hình gì?

- Như vậy 2 hình tam giác bây giờ là cái gì?

- Cô vẽ thêm hình tròn bao vòng mắt mũi và gắn lên đầu cô rồi nói: Tôi là Bí ngô.

* Cô kể chuyện: Chuyến đi của Bí ngô

Tôi là Bí ngô sống trong trang trại rất xa thành phố.

Hôm nay là một ngày đặc biệt, tôi và các bạn được chú ngựa non đưa lên thành phố. Ngồi trong xe tôi nhìn ngắm cảnh vật hai bên đường.

Xa xa là những chú bò lông vàng óng mượt đang nhâm nhi những ngọn cỏ xanh mơn mởn trông mà phát thèm. Đằng kia là những bông hoa đang khoe sắc. Những cánh hoa màu đỏ, màu vàng chen lẫn giữa đám lá xanh. Những bông hoa đong đưa trong gió như đang vẫy chào chúng tôi.

- Trẻ trả lời hình tam giác - Trẻ trả lời 2 hình tam giác

- Trẻ đoán và trả lời - Trẻ trả lời là 2 con mắt

- Trẻ nghe cô kể chuyện

- Ôi! Sao tôi lại đong đưa thế này?

- Ối! Tôi lăn sang phải, tôi lăn sang trái.

- Chú ngựa ơi! Chú chạy chậm thôi. Tôi u cả trán, sứt cả đầu rồi đây này!

- Ối! Ối! ối! ối!... ối!...

Tôi lăn xuống đất mất rồi. Khi mở mắt ra người tôi ê ẩm hết cả người. Các bạn tôi đâu rồi? Chú ngựa non đâu rồi? Các bạn ơi! Các bạn có thấy chú ngựa non đâu không? Nào các bạn hãy cùng tôi đi tìm chú ngựa non nhé!

2/ Hoạt động 2: (cô cùng trẻ đi tìm chú ngựa) - A! Chú ngựa non đây rồi. Sao chú lại nằm đây ?

- Tôi đau quá ! Giúp tôi với.

- Theo các bạn vì sao chú ngựa non bị đau ? - Chú bị ngã như thế chúng ta phải làm gì giúp chú ?

- Cô giải quyết theo câu trả lời của trẻ (bôi dầu, xức thuốc, băng bó, đưa đi bệnh viện …)

3/ Hoạt động 3:

Vì chú ngựa bị đau không thể Bí ngô lên thành phố, chúng mình hãy làm xe đưa Bí ngô đi nhé ! Nào chúng mình cùng lên xe đi thành phố với Bí ngô.

Chú ngựa chạy nhanh nên bị ngã, chúng ta nhớ chạy xe từ từ thôi nhé !

(Hỏt và vận động bài hỏt ô Từ từ thụi nhộ ằ) Để khỏi bị té, mình chạy xe trên đường như thế nào ?

Chạy chậm đúng rồi, nhưng mình còn phải chú ý tín hiệu gì nữa ?

Khi thấy đèn đỏ thì xe làm gì ? (hỏi tiếp đèn xanh, đèn vàng)

4/ Hoạt động 4:

- Ở quê Bí ngô có rất nhiều ngã tư đường phố,

- Trẻ cùng cô đi vòng quanh phòng tìm chú ngựa

- Trẻ trả lời theo ý của trẻ

- Trẻ trả lời theo ý của trẻ

- Trẻ vừa hát vừa vận động cùng cô.

- Trẻ trả lời - Trẻ trả lời

nhưng các tín hiệu đèn lại không đầy đủ, các bạn hãy làm giúp Bí ngô nhé !

- Thế đèn đỏ nằm ở đâu ? (hỏi tương tự với đèn xanh, đèn vàng).

- Các bạn hãy nhìn xem đèn này còn thiếu gì ? - Các bạn hãy lấy các chấm tròn dán đèn xanh, đèn đỏ cho Bí ngô nhé !

- Sau khi trẻ làm xong trẻ đem các tín hiệu đèn đến các góc chơi đặt vào các ngã tư đường phố.

Kết thúc.

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

CHỦ ĐIỂM: PHƯƠNG TIỆN VÀ LUẬT LỆ AN TOÀN GIAO THÔNG - MÔN: MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

Lê THị Hà – Trường Mầm non Tân Lợi – TP Buôn Ma Thuột ĐỀ TÀI: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG PHỔ BIẾN

Một phần của tài liệu Giáo án mầm non chủ đề môi trường xung quanh bản mới nhất (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w