Câu I ( 3,0 đ)
1. Những thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của khu vực đồi núi nước ta trong phát triển kinh tế( 1,5 đ)
- Thế mạnh:
+ Nhiều khoáng sản để phát triển công nghiệp + Tài nguyên rừng giàu có, phát triển lâm nghiệp
+ Có nhiều bề mặt cao nguyên bằng phẳng, trồng cây công nghiệp
+ Sông ngòi có tiềm năng thuỷ điện lớn
+ Khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp, phát triển du lịch - Khó khăn:
+ Địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn + Nhiều thiên tai
2.Các phương hướng giải quyết việc làm của nước ta ( 1,5 đ)
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động - Thực hiện tốt chính sách dân số - Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất
- Tăng cường hợp tác liên kết, thu hút vốn đầu tư nước ngoài
- Mở rộng , đa dạng hoá các loại hình đào tạo - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25
0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu II.
( 2,0 đ )
1.Vẽ biểu đồ( 1,5 đ ) Yêu cầu:
- Vẽ 2 biểu đồ hình tròn, mỗi năm một biểu đồ.Bán kính biểu đồ 2 năm bằng nhau hoặc năm 2008 lớn hơn năm 1999.
- Có đủ các yếu tố: tên biểu đồ, khoảng cách năm, chú thích, số liệu trên biểu đồ( nếu thiếu 1 yếu tố - 0,25 đ )
2.Nhận xét( 0,5 đ )
- Tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt giảm, ngành chăn nuôi tăng, dịch vụ thuỷ sản giảm( dẫn chứng số liệu) - Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt cao nhất, nhì là ngành chăn nuôi, thầp nhất là dich vụ nông nghiệp.
0,25 0,25 Câu III
( 3,0 đ )
1.Những loại tài nguyên phát triển công nghiệp, hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp của vùng Nam Trung Bộ( 1,5 đ)
- Tài nguyên phát triển công nghiệp
+ Vật liệu xây dựng, cát làm thuỷ tinh( Khánh Hoà) + Vàng ở Bồng Miêu( Quảng Nam)
+ Dầu khí ở thềm lục địa Nam Trung Bộ - Hiện trạng phát triển:
+ Công nghiệp chủ yếu là cơ khí, nông lâm thuỷ sản và sản xuất hàng tiêu dùng
+Thuỷ điện: một số nhà máy thuỷ điện có qui mô trung bình( Sông Hinh, Vĩnh Sơn…)
- Phân bố:
+ Hình thành chuỗi các trung tâm công nghiệp, lớn nhất là Đà Nẵng, tiếp đến là Nha Trang, Qui Nhơn, Phan Thiết + Hiện đang đầu tư xây dựng khu kinh tế Chu Lai,Dung
0,25 0,25 0,25 0,25 0,25
0,25
Sở GD-ĐT Quảng Nam ĐỀ THI THỬ TNPT TRUNG HỌC Trường THPT Trần Quý Cáp Năm học: 2010- 2011
Môn: NGỮ VĂN Thời gian: 150 phút
( không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I (2,0 điểm)
Nêu ý nghĩa hình tượng con cá kiếm trong đoạn trích “Ông già và biển cả” (Hê-minh- uê) – SGK Ngữ văn 12, tập II.
Câu II (3 điểm)
Viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 400 chữ ) để nêu suy nghĩ của anh (chị) về câu nói sau đây của nhà văn Lỗ Tấn:“Trên đường thành công không có dấu chân những người lười biếng”.
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chọn một trong hai đề sau:
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng), Nguyễn Khoa Điềm viết:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó…
(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, H. 2008, tr. 118) Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên.
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo:
Tây Ban Nha hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy.
(Ngữ văn 12 - Nâng cao, tập một, NXB Giáo dục, H. 2008, tr. 135-136).
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I (2,0 điểm)
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần nêu được các ý sau:
- Con cá kiếm ( Ông già và biển cả - Hê-minh-uê) là đối thủ ngang tài ngang sức với con người:Có phẩm chất kiên cường, dũng cảm: là hình ảnh của thiên nhiên kì vĩ, cho
thấy mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người có thể vừa là bạn vừa là đối thủ. Vẻ đẹp kiêu hùng của con cá góp phần làm nổi bật sự cao cả của ông lão Xan-ti-a-gô.
- Con cá kiếm còn là hình ảnh của ước mơ, của lí tưởng mà mỗi con người thường theo đuổi trong cuộc đời.
Câu II (3 điểm):
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả , lỗi dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu bật được các ý chính sau:
- Hiểu được ý nghĩa câu nói của Lỗ Tấn: Muốn thành đạt trong cuộc sống và công việc thì không thể lười biếng. Chú ý cách nói hình ảnh, hàm súc: “đường thành công”,
“dấu chân”…
- Đánh giá nhận định của nhà văn: Hoàn toàn đúng đắn, đưa lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tác hại của sự lười biếng, đồng thời nêu sự cần thiết của đức tính cần cù chăm chỉ trong học tập, lao động, nghiên cứu…
- Bàn luận: Đấu tranh với tính lười biếng là đấu tranh với chính bản thân mình, thế hệ trẻ càng phải chú ý việc này. Cần cù chăm chỉ cũng cần kết hợp với phương pháp khoa học hợp lí thì mới đạt được thành công…
- Rút ra phương hướng bài học cho bản thân.
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) a) Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích tác phẩm trữ tình; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích Đất Nước, thí sinh biết phân tích những yếu tố nghệ thuật để làm rõ hình tượng Đất Nước trong đoạn thơ.
Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được ý cơ bản: cách cảm nhận độc đáo, sâu sắc của tác giả về Đất Nước - cảm nhận từ những gì gần gũi, thân thiết, bình dị trong cuộc sống hằng ngày của mỗi con người.
- Những cảm nhận của tác giả về Đất Nước:
+ Đất Nước qua những người thân yêu (bà, mẹ, tình nghĩa thủy chung của cha mẹ…);
+ Đất Nước qua những phong tục, tập quán quen thuộc (tóc mẹ thì bới sau đầu, miếng trầu bây giờ bà ăn…);
+ Đất Nước qua những hình ảnh gần gũi, thân thương (cây tre, cái kèo, cái cột, hạt gạo…).
- Đánh giá: Với thể thơ tự do, vận dụng chất liệu văn hoá dân gian, nhịp điệu thơ linh hoạt, cảm xúc tinh tế, tài hoa, đoạn thơ thể hiện những cảm nhận độc đáo, mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước. Đoạn thơ thể hiện rõ tư tưởng Đất Nước của nhân dân, đồng thời cũng toát lên đặc điểm thơ Nguyễn Khoa Điềm: kết hợp chính luận và trữ tình, suy tưởng và cảm xúc.
c) Cách cho điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) a) Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận phân tích tác phẩm trữ tình; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về Thanh Thảo và bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca, thí sinh biết phân tích những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu để làm nổi bật vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor-ca. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau:
- Vẻ đẹp bi tráng: