Ứng dụng phần mềm FAMIS,Emap và Microstation thành lập bản đồ địa chính

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 11000 xã nhạo sơn – huyện sông lô – tỉnh vĩnh phúc (Trang 58 - 81)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN

4.3 Đo vẽ chi tiết và biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation và Famis 50

4.3.2. Ứng dụng phần mềm FAMIS,Emap và Microstation thành lập bản đồ địa chính

Sau khi đã hoàn thành công tác đo vẽ ngoài thực địa, tiến hành hoàn chỉnh sổ đo vẽ chi tiết và vẽ sơ họa. Bước tiếp theo là nhập số liệu vào máy tính và sử dụng phần mềm Microstation và Famis để thành lập bản đồ địa chính.

Quá trình đƣợc tiến hành nhƣ sau.

Trút số liệu :

- Sử dụng phần mềm trút số liệu từ máy đo điện tử T-com.

Hình 4.5:trút số liệu từ máy đo điện tử T-com

- Sau khi trút số liệu xong thì cấu trúc File dữ liệu từ máy đo điện tử Topcon nhƣ sau

Trong file số liệu này thì các số liệu đo cũng là khoảng cách từ điểm chi tiết đến máy, giá trị góc đứng và giá trị góc bằng. Trong khi đo mã của các điểm đo trạm phụ ta phải ghi vào sổ đo. Cấu trúc của file có dạng nhƣ sau:

Hình 4.6: Cấu trú c file dữ liệu từ máy đo điện tử - Xử lý số liệu

Sau khi số liệu đƣợc trút từ sổ đo điện tử sang máy vi tính file số liệu có tên (21.3) nhƣ ví dụ trên là file số liệu có tên là 21-3 ( có nghĩa là ngày 21 tháng 03)

Để xuất đƣợc ra bản vẽ ta phải chuyển đổi file 21-3.SL thành file 21.3.dat bằng cách xử lý qua các phần mền hỗ trợ .

+ Total commander: phần mềm chuyển số liệu từ file Top sang file số liệu đo trước chuyển cần đổi đuôi từ file đã conver từ .sl sang .dat để tính toán tọa độ.

Hình 4.7 : Xử lý số liệu bằng phần mềm trắc địa

- Sau khi xử lý qua phần mền trắc địa File số liệu có cấu trúc sau

-

Hình 4.8 : File số liệu sau khi được sử lý

+TDDC(Tính tọa độ độ cao các điểm chi tiết): Khi chuyển dữ liệu và đổi đuôi sang .dat phần mềm sẽ tính tọa độ, độ cao chi tiết theo lưới khống chế đã đƣợc đo và báo khi xảy ra lỗi trong số liệu để ta xử lý trực tiếp,tạo ra các file .kc , .asc, .txt, phục vụ cho việc nối và chuyển điểm chi tiết lên bản đồ.

Hình4.9: Tính tọa độ và độ cao điểm chi tiết 4.3.2.1. Nhập số liệu đo

Khi xử lý đƣợc File số liệu điểm chi tiết có đuôi .asc ta tiến hành triển điểm lên bản vẽ. Khởi động Microstation, tạo file bản vẽ mới chọn ( Select ) file chuẩn có đầy đủ các thông số cài đặt, gọi ứng dụng Famis.

- Làm việc với ( cơ sở dữ liệu trị đo ): Nhập sốliệu Import Tìm đường dẫn đến ổ, thƣ mục, file chứa số liệu cần triển điểm lên bản vẽ :

Hình 4.10: Đưa số liệu đo chi tiết lên bản vẽ

Chọn đúng đường dẫn chứa file số liệu chi tiết có đuôi .dxf ta được một file bản vẽ chứa các tâm điểm chi tiết, đây chính là vị trí các điểm cần xác định ở ngoài thực địa và đã đƣợc tính toạ độ và độ cao theo hệ thống toạ độ VN2000. Để biết đƣợc thứ tự các điểm nối với nhau thành các ranh thửa đất đúng như ngoài thực địa ta làm như bước sau:

Hình 4.11 : Phun điểm chi tiết lên bản vẽ 4.3.2.2. Hiển thị sửa chữa số liệu đo

- Hiển thị trị đo

Cơ sở dữ liệu trị đo Hiển thị  Toạ mô tả trị đo  chọn các thông số hiển thị

DX = 0 ( Tức tâm số thứ tự cách tâm điểm chi tiết theo trục X = 0 DY = 0 ( Tức tâm số thứ tự cách tâm điểm chi tiết theo trục Y = 0

Chọn kích thước chữ = 2 hoặc lớn hơn tuỳ theo để thụân tiện cho việc nối các điểm chi tiết với nhau cho rõ nét rễ nhìn các số thứ tự điểm

Chọn màu chữ số thứ tự điểm sao cho chữ số nổi so với màu nền

Microstation, ví dụ nhƣ trên màu nền của Microstation là màu đen ta lên chọnmàu chữ số thứ tự điểm chi tiêt là màu trắng chọn xong ta ấn chấp nhận.

Vậy ta đƣợc một file thứ tự điểm chi tiết gồm có tâm điểm và số thứ tựđiểm nhƣ sau:

Hình 4.12 : Một số điểm đo chi tiết.

4.3.2.3. Thành lập bản vẽ

Từ các điểm chi tiết và bản vẽ sơ hoạ ngoài thực địa ta sử dụng thanh công cụ vẽ đường thẳng Place Smartline và chọn lớp cho từng đối tượng của chương trình Micorstation để nối các điểm đo chi tiết.

Lần lƣợt thực hiện các công việc nối điểm theo bản vẽ sơ hoạ của tờ bản đồ khu vực xã Nhạo Sơn, ta thu đƣợc bản vẽ của khu vực đo vẽ nhƣ hình minh hoạ dưới đây. Lúc này các thửa đất trên bản vẽ thể hiện rõ vị trí hình dạng và một số địa vật đặc trƣng của khu đo.

Hình 4.13: Bản vẽ của khu vực đo vẽ

- Các yếu tốnội dung chính thểhiện trên bản đồ địa chính gồm:

+ Khung bản đồ;

+ Điểm khống chếtọa độ, độcao Quốc gia các hạng, điểm địa chính, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định;

+ Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp;

+ Mốc giới quy hoạch; chỉgiới hành lang bảo vệan toàn giao thông, thủy lợi, đê điều, hệthống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệan toàn;

+ Ranh giới thửa đất, loại đất, sốthứtựthửa đất, diện tích thửa đất;

+ Nhà ởvà công trình xây dựng khác: Chỉthểhiện trên bản đồcác công trình xây dựng chính phù hợp với mục đích sử dụng của thửa đất, trừcác công trình xây dựng tạm thời. Các công trình ngầm khi có yêu cầu thểhiện trên bản đồ địa chính phải đƣợc nêu cụthểtrong thiết kếkỹthuật - dựtoán công trình;

+ Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như đường giao thông, công trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và các yếu tốchiếm đất khác theo tuyến;

+ Địa vật, công trình có giá trịvềlịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng cao;

+ Dáng đất hoặc điểm ghi chú độcao (khi có yêu cầu thể hiện phải đƣợc nêu cụthểtrong thiết kếkỹthuật - dự toán công trình);

- Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp:

+ Biên giới Quốc gia và cột mốc chủquyền Quốc gia thểhiện trên bản đồ địa chính phải phù hợp với Hiệp ƣớc, Hiệp định đã đƣợc ký kết giữa Nhà nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam với các nước tiếp giáp; ởkhu vực chƣa có Hiệp ƣớc, Hiệp định thì thểhiện theo quy định của BộNgoại giao;

+ Địa giới hành chính các cấp biểu thịtrên bản đồ địa chính phải phù hợp với hồsơ địa giới hành chính; các văn bản pháp lý có liên quan đến việc điều chỉnh địa giới hành chính các cấp;

+ Đối với các đơn vịhành chính tiếp giáp biển thì bản đồ địa chính đƣợc đo đạc, thể hiện tới đường mép nước biển triều kiệt trung bình tối thiểu trong 05 năm. Trường hợp chưa xác định được đường mép nước biển triều kiệt thì trên bản đồ địa chính thểhiện ranh giới sửdụng đất đến tiếp giáp với mép nước biển ởthời điểm đo vẽbản đồ địa chính;

+ Khi phát hiện có sựmâu thuẫn giữa địa giới hành chính thể hiện trên hồsơđịa giới hành chính và đường địa giới các cấp thực tế đang quản lý hoặc có tranh chấp về đường địa giới hành chính thì đơn vịthi công phải báo cáo bằng văn bản cho cơquan tài nguyên và môi trường cấp huyện và cấp tỉnh đểtrình cơquan có thẩm quyền giải quyết. Trên bản đồ địa chính thể hiện đường địa giới hành chính theo hồsơ địa giới hành chính (ký hiệu bằng màu

đen) và đường địa giới hành chính thực tếquản lý (ký hiệu bằng màu đỏ) và phần có tranh chấp.

Trường hợp đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì biểu thị đường địa giới hành chính cấp cao nhất;

+ Sau khi đo vẽbản đồ địa chính phải lập Biên bản xác nhận thể hiện địa giới hành chính giữa các đơn vịhành chính có liên quan theo mẫu quy định tại Phụlục số09 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT. Trường hợp có sựkhác biệt giữa hồsơ địa giới hành chính và thực tếquản lý thì phải lập biên bản xác nhận giữa các đơn vịhành chính có liên quan.

+ Mốc giới quy hoạch; chỉgiới hành lang bảo vệan toàn giao thông, thủy lợi, đê điều, hệthống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệan toàn, các loại mốc giới, chỉgiới này chỉ thể hiện trong trường hợp đã cắm mốc giới trên thực địa hoặc có đầy đủtài liệu có giá trịpháp lý đảm bảo độchính xác vịtrí điểm chi tiết của bản đồ địa chính.

- Đối tượng thửa đất

+ Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được nhà nước giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;

+ Đỉnh thửa đất là các điểm gấp khúc trên đường ranh giới thửa đất; đối với các đoạn cong trên đường ranh giới, đỉnh thửa đất trên thực địa được xác định đảm bảo khoảng cách từcạnh nối hai điểm chi tiết liên tiếp đến đỉnh cong tương ứng không lớn hơn 0,2mm theo tỷlệbản đồcần lập.

+ Cạnh thửa đất trên bản đồ đƣợc xác định bằng đoạn thẳng nối giữa hai đỉnh liên tiếp của thửa đất.

+ Ranh giới thửa đất là đường gấp khúc tạo bởi các cạnh thửa nối liền, bao khép kín phần diện tích thuộc thửa đất đó.

+ Trường hợp đất có vườn, ao gắn liền với nhà ởthì ranh giới thửa đất được xác định là đường bao của toàn bộdiện tích đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đó;

+ Đối với ruộng bậc thang thì ranh giới thửa đất được xác định là đường bao ngoài cùng, bao gồm các bậc thang liền kềcó cùng mục đích sửdụng đất, thuộc phạm vi sửdụng của một người sửdụng đất hoặc một nhóm người cùng sửdụng đất (không phân biệt theo các đường bờchia cắt bậc thang bên trong khu đất tại thực địa);

+ Trường hợp ranh giới thửa đất nông nghiệp, đất chưa sửdụng là bờthửa, đường rãnh nước dùng chung không thuộc thửa đất có độrộng dưới 0,5m thì ranh giới thửa đất được xác định theo đường tâm của đường bờthửa, đường rãnh nước. Trường hợp độrộng đường bờthửa, đường rãnh nước bằng hoặc lớn hơn 0,5m thì ranh giới thửa đất được xác định theo mép của đường bờthửa, đường rãnh nước.

- Loại đất

+ Loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính phải đúng theo hiện trạng sử dụng đất. Trường hợp có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sửdụng đất vào mục đích khác với hiện trạng mà việc đƣa đất vào sử dụng theo quyết định đó còn trong thời hạn quy định tại Điểm h và i Khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai thì thể hiện loại đất trên bản đồ địa chính theo quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đó. Trường hợp loại đất hiện trạng khác với loại đất ghi trên giấy tờpháp lý vềquyền sử dụng đất và đã quá thời hạn đƣa đất vào sử dụng quy định tại Điểm h và i Khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai thì ngoài việc thể hiện loại đất theo hiện trạng còn phải thể hiện thêm loại đất theo giấy tờ đó trên một lớp (level) khác; đơn vị đo đạc có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo cơquan tài nguyên và môi trường cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vềnhững trường hợp thửa đất có loại đất theo hiện trạng khác với loại đất trên giấy tờtại thời điểm đo đạc. Trường hợp

thửa đất sử dụng vào nhiều mục đích thì phải thể hiện các mục đích sử dụng đất đó. Trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đã được Nhà nước công nhận (cấp Giấy chứng nhận) toàn bộdiện tích thửa đất là đất ởthì thể hiện loại đất là đất ở.

- Các đối tượng nhân tạo, tự nhiên có trên đất

+ Ranh giới chiếm đất của nhà ởvà các công trình xây dựng trên mặt đất được xác định theo mép ngoài cùng của tường bao nơi tiếp giáp với mặt đất, mép ngoài cùng của hình chiếu thẳng đứng lên mặt đất của các kết cấu xây dựng trên cột, các kết cấu không tiếp giáp mặt đất vƣợt ra ngoài phạm vi của tường bao tiếp giáp mặt đất (không bao gồm phần ban công, các chi tiết phụtrên tường nhà, mái che). Ranh giới chiếm đất của các công trình ngầm đƣợc xác định theo mép ngoài cùng của hình chiếu thẳng đứng lên mặt đất của công trình đó.

+Hệ thống giao thông biểu thịphạm vi chiếm đất của đường sắt, đường bộ(kểcả đường trong trong khu dân cư, đường trong khu vực đất nông nghiệp, lâm nghiệp phục vụmục đích công cộng) và các công trình có liên quan đến đường giao thông nhưcầu, cống, hè phố, lề đường, chỉgiới đường, phần đắp cao, xẻsâu.

+ Hệthống thủy văn biểu thịphạm vi chiếm đất của sông, ngòi, suối, kênh, mương, máng và hệthống rãnh nước. Đối với hệ thống thủy văn tựnhiên phải thểhiện đường bờ ổn định và đường mép nước ởthời điểm đo vẽhoặc thời điểm điều vẽ ảnh. Đối với hệ thống thủy văn nhân tạo thì thể hiện ranh giới theo phạm vi chiếm đất của công trình.(Bộ Tài Nguyên và Môi Trường,2014) [2].

4.3.2.4. Kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ

Từ menu chọn cơ sở dữ liệu bản đồ / quản lý bản đồ / kết nối với cơ sở dữ liệu.

Để có thể thực hiện các nhóm chức năng của phần mềm cơ sở dữ liệu bản đồ nhƣ đánh số thửa, tính diện tích tự động ta phải tạo đƣợc tâm thửa ( topology). Công việc chuyển sang bước tiếp theo.

4.3.2.5 Sửa lỗi.

Topology là mô hình lưu trữ dữ liệu bản đồ ( không gian ) đã được chuẩn hóa. Nó không chỉ lưu trữ các thông tin địa lý, mô tả vị trí, kích thước, hình dạng của từng đối tƣợng bản đồ riêng rẽ mà còn còn mô tả quan hệ không gian giữa chúng với nhau nhƣ nối nhau, kề nhau.

Chức năng này rất quan trọng trong công việc xây dựng bản đồ. Sau khi đóng vùng sửa lỗi, topology là mô hình đảm bảo việc tự động tính diên tích, là đầu vào của các chức năng tạo bản đồ địa chính, tạo hồ sơ thửa đất, tạo bản đồ chủ đề, vẽ nhãn thửa.

* Sửa lỗi cho mảnh bản đồ vừa tạo.

Nhƣ đã nói ở trên tâm thửa chỉ đƣợc tạo khi các thửa đã đóng vùng hay khép kín. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẽ không tránh khỏi sai sót.

Famis cung cấp cho chúng ta một chức năng tự động tìm và sửa lỗi. Tính năng này gồm 2 công cụ MRFClean và MRF Flag Editor.

Chức năng sửa lỗi thông dụng trong bản đồ số nhƣ là : Bắt quá (Overshoot), bắt chƣa tới (Undershoot), trùng nhau (Dupplicate).

Chọn Tạo topology/Tự động tìm, sửa lỗi [Clean], xuất hiện màn hình MRFClean.

Chọn Parameter xuất hiện màn hình MRFClean Parameters, chọn Tolerances Nhập hệ số cho lớp bản đồ cần sửa lỗi (0.1 mm x M, M là mẫu số tỷ lệ bản đồ)

Chọn MRFClean, tại vị trí có lỗi xuất hiện cờ (Flag) ngầm định là chữ D.

Hình 4.14 : Tự động tìm, sửa lỗi Clean

Vào Parameters đặt thông số cần thiết cho chức năng MRFClean để tự sửa lỗi. Chức năng này chỉ sửa được các lỗi thông thường như : Bắt quá, bắt chƣa tới, trùng nhau. Các lỗi này thể hiện cụ thể nhƣ các hình minh hoạ dưới đây :

Các lỗi còn lại phải tiếp tục dùng chức năng MRF Flag Editor để sửa. Từ menu chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ / Tạo Topology / Sửa lỗi.

Kích chuột vào nút Next để hiển thị các lỗi mà chức năng MRF Flag báo màn hình bản đồ xuất hiện, nơi nào có chữ D là nơi đó còn lỗi, cần tự sửa bằng tay sử dụng thanh công cụ modifi của Microstaion với các chức năng

như kéodài đối tượng, cắt đối tượng. . . Các hình minh hoạ dưới đây là hình thanh công cụ Modifi của Microstaion và những lỗi đƣợc tính năng sửa lỗi MRF Flag báo để sửa cùng với các hình minh hoạ các thửa đất sau khi đƣợc sửa lỗi.

Hình 4.15 : Màn hình hiển thị các lỗi của thửa đất

Hình 4.16: Các thửa đất sau khi được sửa lỗi 4.3.2.6. Chia mảnh bản đồ

Sau khi sửa hết các lỗi trên bản đồ, ta tiến hành tạo bảng chắp và chia mảnh bản đồ

- Từ cửa sổ Cơ sở dữliệu bản đồ → Bản đồ địa chính → Tạo Bản đồ địa chính.

Tại đây ta chọn tỷ lệ, loại bản đồ, vị trí mảnh và phương pháp chia mảnh.

Hình 4.17 : Bản đồ sau khi phân mảnh

4.3.2.7. Thực hiện trên 1 mảnh bản đồ được tiến hành như sau :

* Tạo vùng

Từ cửa sổ Cơ sở dữ liệu bản đồ → Tạo Topology → Tạo vùng. Chọn Level cần tạo vùng (ở đây là level của thửa đất trong bản đồ là 10) nếu nhiều lớp tham gia tính diện tích thửa đất thì ta phải tạo tất cả các lớp và mỗi lớp cách nhau bằng dấu phẩy. Sau đó chương trình tự tạo lớp tâm thửa cho từng thửa đất.

Tạo vùng xong ta vào Cơ sở dữ liệu bản đồ → quản lý bản đồ → kết nối với cơ sở dữ liệu

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 11000 xã nhạo sơn – huyện sông lô – tỉnh vĩnh phúc (Trang 58 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)